Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập thi tuyển viên chức giáo viên Tiểu học môn Kiến thức chung Tài liệu ôn thi Viên chức giáo viên Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp cho việc ôn thi công chức, viên chức giáo viên Tiểu học được hiệu quả hơn, Wikihoc.com xin gửi đến thầy cô giáo và các bạn trọn bộ tài liệu Đề cương ôn tập thi tuyển viên chức giáo viên Tiểu học môn Kiến thức chung mới nhất năm 2018.

Bộ tài liệu bao gồm các phần, câu hỏi có đáp án kèm theo dành cho việc thi tuyển công chức, viên chức giáo Tiểu học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề cương ôn tập thi tuyển viên chức giáo viên Tiểu học

PHẦN I: LUẬT GIÁO DỤC NĂM 2005 VÀ SỬA ĐỔI NĂM 2009.

Câu 1: Anh (chị), cho biết mục tiêu giáo dục con người Việt Nam nói chung và mục tiêu giáo dục phổ thông, tiểu học nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam nói chung và mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam nói chung: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mục tiêu giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học:

a. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Câu 2: Anh (chị), cho biết tính chất, nguyên lý giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Tính chất, nguyên lý giáo dục và yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là :

1. Tính chất, nguyên lý giáo dục:

a. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

b. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

2. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục:

a. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

b. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông :

a. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

– Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

– Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

b. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Câu 3: Anh (chị), cho biết về hệ thống giáo dục quốc dân và giáo dục phổ thông được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Hệ thống giáo dục quốc dân và giáo dục phổ thông được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Hệ thống giáo dục quốc dân:

a. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

b. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

– Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

– Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

– Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

– Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

2. Hệ thống giáo dục phổ thông :

a. Giáo dục phổ thông bao gồm:

– Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

– Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;

– Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.

Tham khảo thêm:   Lịch nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2024

b. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.

Câu 4: Anh (chị), cho biết về chương trình giáo dục nói chung và chương trình giáo dục, sách giáo khoa phổ thông nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Chương trình giáo dục nói chung và chương trình giáo dục, sách giáo khoa phổ thông nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Chương trình giáo dục:

a. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.

b. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

c. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

d. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ.

2. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa :

a. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

b. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.

c. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

d. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Câu 5: Anh (chị), cho biết về Phát triển giáo dục và Phổ cập giáo dục được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Phát triển giáo dục và Phổ cập giáo dục được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Phát triển giáo dục :

a. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

b. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

2. Phổ cập giáo dục

a. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

b. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

c. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Câu 6: Anh (chị), cho biết về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung; nhiệm vụ, quyền và những hành vị không được làm của người học nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung; nhiệm vụ, quyền và những hành vị không được làm của người học nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12

1. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:

a. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

b. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

c. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

d. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 9: Luyện tập chung Giải bài tập Toán lớp 4 Kết nối tri thức trang 31, 32

2. Nhiệm vụ của người học:

a. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

b. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;

c. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;

d. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

e. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

3. Quyền của người học:

a. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;

b. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;

c. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;

d. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;

e. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

g. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

h. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

4. Các hành vi người học không được làm:

a. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;

b. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;

c. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.

Câu 7: Anh (chị), cho biết về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo nói chung; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền và những hành vị không được làm của nhà giáo nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo nói chung; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền và những hành vị không được làm của nhà giáo nói riêng được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo:

– Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

– Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

– Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

2. Tiêu chuẩn Nhà giáo:

a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d. Lý lịch bản thân rõ ràng.

3. Nhiệm vụ của nhà giáo:

a. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

b. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

c. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

d. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

e. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Anh (chị), cho biết về chính sách đối với nhà giáo được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Chính sách đối với nhà giáo được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:

a. Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.

b. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

2. Tiền lương:

Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Câu 9: Anh (chị), cho biết về trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Trả lời: Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Trách nhiệm của nhà trường:

a. Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

b. Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác.

2. Trách nhiệm của gia đình:

a. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

b. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

3. Trách nhiệm của xã hội:

a. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

– Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

– Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

– Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

– Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

b. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

c. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Câu 10: Anh (chị), cho biết về khen thưởng và xử lý vi phạm được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12?

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ chuẩn và nâng cao - môn tiếng Nga (Mã đề 354)

Trả lời: Khen thưởng và xử lý vi phạm được quy định tại Luật giáo dục Việt Nam số: 38/2005/QH11 và Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi số: 44/2009/QH12 là:

1. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú:

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

2. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục:

Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

3. Khen thưởng đối với người học:

Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý vi phạm:

a. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

– Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;

– Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

– Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục;

– Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;

– Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

– Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;

– Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

– Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định;

– Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

– Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.

b. Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

PHẦN II: ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Câu 11: Anh (chị), cho biết vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học được quy định trong Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)?

Trả lời: Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học được quy định trong Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân:

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học:

a. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

b. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

c. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

d. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

e. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

g. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

h. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

i. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

k. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Anh (chị), cho biết về lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường và hoạt động giáo dục được quy định trong Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)?

Trả lời: Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường và hoạt động giáo dục được quy định trong Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) là:

1. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường:

a. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.

– Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học. Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước.

– Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.

b. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.

c. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung.

d. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường.

2. Hoạt động giáo dục:

a. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.

b. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

c. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.

Câu 13: Anh (chị), cho biết về chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; hồ sơ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)?

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập thi tuyển viên chức giáo viên Tiểu học môn Kiến thức chung Tài liệu ôn thi Viên chức giáo viên Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *