Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 Tin 10 Cánh diều, KNTT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 10 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối học kì 2 Tin 10 bao gồm sách Cánh diều, Kết nối tri thức giới hạn một số dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn thi học kì 2 Tin 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Tin học 10 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương học kì 2 môn Tin học 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

  • Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 Cánh diều
  • Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh sau:

x = 1

while (x <= 5):

print(“python”)

x = x + 1

A. 5 từ python.
B. 4 từ python.
C. 3 từ python.
D. Không có kết quả.

Câu 2. Cho đoạn chương trình sau:

n = int(input(“Nhập n<=1000: “))

k=0

n=abs(n)

while n!=0:

n=n//10

k=k+1

print(k)

Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. k là số chữ số có nghĩa của n.
B. k là chữ số hàng đơn vị của n.
C. k là chữ số khác 0 lớn nhất của n.
D. k là số chữ số khác 0 của n.

Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất:

i = 0; x = 0

while i < 10:

if i%2 == 0:

x += 1

i += 1

print(x)

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Có ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ lập trình.
B. Cấu trúc tuần tự gồm các khối lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
C. Khối lệnh chỉ được thực hiện tuỳ thuộc điều kiện nào đó được thể hiện bằng câu lệnh for, while.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 5. Vòng lặp while – do kết thúc khi nào?

A. Khi một số điều kiện cho trước thoả mãn.
B. Khi đủ số vòng lặp.
C. Khi tìm được output.
D. Tất cả các phương án.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác?

A. While là lệnh lặp với số lần không biết trước.
B. For là lệnh lặp với số lần xác định trước.
C. Khối lệnh lặp while được thực hiện cho đến khi <điều kiện> = False.
D. Số lần lặp của lệnh lặp for luôn được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range().

Tham khảo thêm:   Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu

Câu 7. Cho đoạn chương trình python sau:

Tong = 0

while Tong < 10:

Tong = Tong + 1

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.

Câu 8. Cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:

a = 10

while a < 11: print(a)

A. Trên màn hình xuất hiện một số 10.
B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a.
C. Trên màn hình xuất hiện một số 11.
D. Chương trình bị lặp vô tận.

Câu 9. Câu lệnh sau giải bài toán nào:

while M != N:

if M > N:

M = M – N

else:

N = N – M

A. Tìm UCLN của M và N.
B. Tìm BCNN của M và N.
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N.
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N.

Câu 10. Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + 4 +… + n + … cho đến khi S>10000. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng:

A. while S >= 10000.
B. while S < 10000.
C. while S <= 10000.
D. While S >10000.

Câu 11. Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là:

A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc rẽ nhánh.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cả ba cấu trúc.

Câu 12. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.

Câu 13. Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:

A. while <điều kiện> to <câu lệnh>.
B. while <điều kiện> to <câu lệnh1> do<câu lệnh 2>.
C. while <điều kiện> do: <câu lệnh>.
D. while <điều kiện>: <câu lệnh>.

Câu 14. Kết quả của chương trình sau:

x = 1

y = 5

while x < y:

print(x, end = ” “)

x = x + 1

A. 1 2 3 4.
B. 2 3 4 5.
C. 1 2 3 4 5.
D. 2 3 4.

Câu 15. s=0

i=1

while i<=5:

s=s+1

i=i+1

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:

A. 9
B. 15
C. 5
D. 10

Câu 16. Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>109. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng:

A. While S>=1
B. While S =109:
C. While S <109:
D. While S !=109:

Câu 17. Vòng lặp While kết thúc khi nào?

A. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn
B. Khi đủ số vòng lặp
C. Khi tìm được Output
D. Tất cả các phương án

Câu 18. Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?

A = [1, 2, ‘3’]

A. list.
B. int.
C. float.
D. string.

Câu 19. Phương thức nào sau đây dùng để thêm phần tử vào list trong python?

A. abs().
B. link().
C. append().
D. add().

Câu 20. Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?

>>> A = [2, 3, 5, 6]

>>> A. append(4)

>>> del (A[2])

A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.
B. 2, 3, 4, 5, 6.
C. 2, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 6, 4.

Câu 21. Kết quả của chương trình sau là gì?

A = [2, 3, 5, “python”, 6]

A.append(4)

A.append(2)

A.append(“x”)

del(A[2])

print(len(A))

A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Tiền Giang Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán 2023

Câu 22. Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai?

A. ls = [1, 2, 3]
B. ls = [x for x in range(3)
C. ls = [int(x) for x in input().split()]
D. ls = list(3).

Câu 23. Cho khai báo mảng sau:

A = list(“3456789”)

Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:

A. print(A[2]).
B. print(A[1
C. print(A[3]).
D. print(A[0]).

Câu 24. Cho arr = [‘xuan’, ‘hạ’, 1. 4, ‘đông’, ‘3’, 4.5, 7]. Đâu là giá trị của arr[3]?

A. 1.4.
B. đông.
C. hạ.
D. 3.

Câu 25. Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?

A. for.
B. while – fo
C. for kết hợp với lệnh range().
D. while kết hợp với lệnh range().

Câu 26. Lệnh xoá một phần tử của một danh sách A có chỉ số i là:

A. list.del(i).
B. A. del(i).
C. del A[i].
D. A. del[i].

Câu 27. Chương trình sau thực hiện công việc gì?

S = 0

for i in range(len(A)):

if A[i] > 0:

S = S + A[i]

print(S)

A. Duyệt từng phần tử trong A.
B. Tính tổng các phần tử trong A.
C. Tính tổng các phần tử không âm trong A.
D. Tính tổng các phần tử dương trong A.

Câu 28. Hoàn thiện chương trình tính tích các phần tử dương trong danh sách A.

S = (…)

for i in range(len(A)):

(…)

S = S * A[i]

print(S)

A. 1, if A[i] > 0:.
B. 0, if A[i] > 0:
C. 1, if A[i] >= 0.
D. 0, if A[i] > 0.

Câu 29. Cho khai báo mảng sau:

A = list(“3456789”)

Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:

A. print(A[2]).
B. print(A[1]).
C. print(A[3]).
D. print(A[0]).

Câu 30: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào? A = [1, 2, ‘3’]

A. list.
B. int.
C. float.
D. string.

Câu 31. Để khai báo danh sách a và khởi tạo danh sách a có 3 phần tử 10, 20, 30, phương án nào sau đây đúng?

A. a = (10,20,30)
B. a = {10,20,30}
C. a = [10,20,30]
D. a = 10,20,30

Câu 32. Để sắp xếp danh sách a, phương án nào sau đây đúng?

A. reverse(a)
B. a.reverse()
C. a.sort()
D. sort(a)

Câu 33. Để xuất phần tử cuối cùng trong danh sách a, phương án nào sau đây đúng?

A. print(a[len(a)]
B. print(len(a)-1
C. print(a[len(a)-1])
D. print(len(a))

Câu 34. Để xuất phần tử đầu tiên trong danh sách a, phương án nào sau đây đúng?

A. print(a[1])
B. print(a[0])
C. print(a0)
D. print(a1)

Câu 35. Để khởi tạo danh sách a gồm 50 số 0, phương án nào sau đây đúng?

A. a = 0…50
B. a = [0…50]
C. a = [0]*50
D. a = [0*50]

Câu 36. Để khai báo danh sách a rỗng, phương án nào sau đây đúng?

A. a ==[]
B. a= 0
C. a = []
D. a = [0]

Câu 37. Lệnh nào sau đây xoá toàn bộ danh sách?

A. clear().
B. exit().
C. remove().
D. del().

Câu 38. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sau khi thực hiện lệnh clear(), danh sách gốc trở thành rỗng.
B. Lệnh remove () có chức năng xoá một phần tử có giá trị cho trước.
C. Lệnh remove() xoá tất cả các phần tử có giá trị cho trước trong list.
D. Clear() có tác dụng xoá toàn bộ các danh sách.

………

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 Cánh diều

I. TRẮC NGHIỆM

Tham khảo thêm:   Top game tiểu thuyết trực quan hay nhất

CHỦ ĐỀ F.

Câu 1. Câu lệnh lặp với số lần không biết trước có điều kiện là .

A. Biểu thức toán học
B. Biểu thức logic
C. Biểu thức quan hệ
D. Biểu thức số học

Câu 2. Cho biết kết quả hiển thị trên màn hình của chương trình sau.

A.53
B. kết quả. 55
C. 55
D. 101

Câu 3. Có bao nhiêu cách thực hiện truyền dữ liệu cho hàm thực hiện trong chương trình con.

A.2
B. kết quả. 3
C. 4
D. 5

Câu 4. Chọn câu lệnh kết nối hàm với thư viện SAI

A.import math
B. import toan_hoc .
C. import time
D. from math import gcd

Câu 5. Để kết thúc hàm, sử dụng lệnh .

A. end
B. return
C. ket_thuc ( )
D. break

Câu 6. Đâu KHÔNG là hàm trong thư viện math

A. abs(x)
B. sqrt(x)
C. exp (x)
D. ln(x)

Câu 7. Hãy cho biết kết quả của chương trình sau.

A.12334456a98
B. 1233aa56a98
C. 1233aa56498
D. 12aa4456498

Câu 8. Hãy cho biết kết quả của chương trình sau.

A. [1, 2, ‘mai’, ‘cúc’]
B. [1, 5, ‘mai’, ‘cúc’]
C. [1, 2,5, ‘cúc’]
D. [2,5, ‘mai’, ‘cúc’]

Câu 9. Có bao nhiêu cách khởi tạo danh sách cơ bản.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

CHỦ ĐỀ G.

Câu 1. Có bao nhiêu công đoạn chính trong quá trình phát triển phần mềm

A. 4
B. 7
C. 5
D. 3

Câu 2. Cho biết 2 loại tình huống điển hình cần thiết phải có nguồn nhân lực phát triển phần mềm.

A. Cơ quan chính phủ; Tổ chức doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số
B. Những nhà phát triển phần mềm nâng cấp, bải trì,.. các chương trình máy móc; Cơ quan chính phủ
C. Trường học IT; Tổ chức doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số
D. Những nhà phát triển phần mềm nâng cấp, bải trì,.. các chương trình máy móc; Tổ chức doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số

Câu 3. Người theo nghề thiết kế và lập trình có những đặc điểm

A. Có kiến thức căn bản về lập trình; Khả năng giao tiếp tốt; Khả năng tự học và sáng tạo.
B. Kiên trì, đam mê; Tư duy logic và chính xác; Khả năng giao tiếp tốt khi làm việc nhóm; Khả
năng tự học và sáng tạo.
C. Có kiến thức căn bản về lập trình; Tư duy logic và chính xác; Khả năng đọc hiểu tiếng Anh;
Khả năng tự học và sáng tạo.
D. Kiên trì, đam mê; Tư duy logic và chính xác; Khả năng đọc hiểu tiếng Anh; Khả năng tự học và sáng tạo.

Câu 4. Đâu là game KHÔNG do nhà sản xuất Việt Nam sản xuất và phát hành

A. Metal Squad
B. Flappy Bird
C. Blood Field
D. Clash of Clans

Câu 5. Đâu là KHÔNG nền tảng âm nhạc nổi tiếng.

A. Spoify
B. Youtube
C. Soundcloud
D. Keeng.vn

Câu 6. IT là viết tắt của.

A. Internet Technology
B. Internet Tester
C. Information Technology
D. Information Tester

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Tin học 10 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 Tin 10 Cánh diều, KNTT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *