Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 8 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Tin học lớp 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn kiến thức ôn tập, các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 8 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Tin học 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 8 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT QUẬN……
TRƯỜNG THCS………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 – 2024
MÔN: TIN HỌC 8

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Lệnh lặp nào sau đây là đúng?

A. For <biến đếm>= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
B. For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
C. For <biến đếm>:= <giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
D. For <biến đếm>: <giá trị đầu> to <câu lệnh> do <giá trị cuối>;

Câu 2: Vòng lặp While <Điều kiện> do <Câu lệnh>; là vòng lặp:

A. Chưa biết trước số lần lặp
B. Biết trước số lần lặp
C. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là <=100
D. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là >=100

Câu 3: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến S bằng bao nhiêu:

Tham khảo thêm:   Công văn 171/GSQL-GQ2 Thực hiện quyền nhập khẩu của doanh nghiệp FDI

s:=1;

for i:=1 to 5 do s := s*i;

A.120
B. 55
C. 121
D. 151

Câu 4: Phần thân chương trình bắt đầu bằng từ khóa:

A. End.
B. Begin.
C. Uses.
D. Var.

Câu 5: Cú pháp khai báo biến mảng trong Pascal là:

A. var <Tên mảng> ; array [<chỉ số đầu>..<chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu >;
B. var <Tên mảng> : aray [<chỉ số đầu>…<chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu >;
C. var <Tên mảng> : array [<chỉ số đầu>..<chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu >;
D. var <Tên mảng> : array [<chỉ số đầu>…<chỉ số cuối>] for <kiểu dữ liệu >;

Câu 6: Câu lệnh pascal nào sau đây là hợp lệ?

A. For i:=100 to 1 do writeln(‘A’);
B. For i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
C. For i= 1 to 10 do writeln(‘A’);
D. For i:= 1 to 10 do writeln(‘A’);

Câu 7: Chọn khai báo hợp lệ:

A. Var a,b: array[1 .. n] of real;
C. Var a,b: array[1 : n] of Integer;
B. Var a,b: array[1 .. 100] of real;
D. Var a,b: array[1 … 100] of real;

Câu 9: Trong lệnh lặp for…do của Pascal, trong mỗi vòng lặp, biến đếm thay đổi như thế nào?

A. +1
B. +1 hoặc -1
C. Một giá trị bất kì
D. Một giá trị khác 0

Câu 10: Cú pháp của câu lệnh While…do là:

a. While <điều kiện> to <câu lệnh>;
c. While <điều kiện> do <câu lệnh>;
b. While <điều kiện> to <câu lệnh1> do <câu lệnh 2>;
d. While <điều kiện>; do <câu lệnh>;

Câu 11: Đâu là công việc phải thực hiện nhiều lần với số lần biết trước?

A. Hàng ngày em đi học.
B. Em bị ốm vào một dịp có dịch cúm
C. Đến nhà bà ngoại chơi vào một hôm cả bố và mẹ đi vắng
D. Ngày đánh răng ba lần

Câu 12: Lệnh lặp nào sau đây là đúng?

E. For <biến đếm>= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
F. For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
G. For <biến đếm>:= <giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
H. For <biến đếm>: <giá trị đầu> to <câu lệnh> do <giá trị cuối>;

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 48 sách Kết nối tri thức tập 1

Câu 13: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S:=0; For i:=1 to 5 do S:=S+i;

Giá trị của biến S bằng bao nhiêu?

A. 20
B. 15
C. 10
D. 0

Câu 14: Pascal sử dụng câu lệnh lặp nào sau đây để lặp với số lần chưa biết trước?

a/ For…do;
b/While…do;
c/ If..then;
d/ If…then…else;

Câu 15: Em được học vẽ hình với phần mềm nào?

a/ Pascal;
b/ Geogebra;
c/ Mario;
d/ Finger Break out;

Câu 16: Câu lệnh gotoXY(a,b) có tác dụng gì?

A. Đưa con trỏ về hàng a cột b
B. Đưa con trỏ về cột a hàng b
C. Cho biết thứ tự của hàng con trỏ đang đứng.
D. Đưa con trỏ về cuối dòng

Câu 17: Biến a được nhận các giá trị là 0 ; -1 ; 1 ; 2,3 . Ta có thể khai báo a thuộc kiểu dữ liệu nào?

a. Integer
b. Char
c. Real
d. Integer và Longint

Câu 18: Cấu trúc chung hợp lý của một chương trình Pascal là:

A. Begin -> Program -> End.
B. Program -> End -> Begin.
C. End -> Program -> Begin.
D. Program -> Begin -> End.

Câu 19: Cho các câu lệnh sau hay chỉ ra câu lệnh đúng:

a. for i:=1 to 10; do x:=x+1
c. for i:=1 to 10 do x:=x+1
b. for i:=10 to 1 do x:=x+1.
d. for i:= 1 to 10 for j:=1 to 10 do x:=x+1

Câu 20: Cho S và i là biến nguyên. Khi chạy đoạn chương trình :

s:=1;

for i:=1 to 5 do s := s *i;

writeln(s);

Kết quả in lên màn hình là :

a. s = 72
b. s = 101
c. s = 55 d.
s = 120

II. Câu hỏi tự luận

Câu 1:Điền X vào các ô sao cho phù hợp và giải thích vì sao?

Câu Đúng Sai Giải thích
a) for i=1 to 10 do writeln(‘A’);
b) var X: Array[5…10] Of Char;
c) X:=10; while X=10 do X := X+5;
d) if x>5 then a:=b; else m := n;

Câu 2: (2,0 điểm) Hãy nêu sự khác nhau giữa câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh lặp với số lần biết trước.

Tham khảo thêm:   Công thức tính công suất hao phí Vật lí 9

Câu 3: (2,0 điểm) Đánh dấu [x] vào ô đúng hoặc sai tương ứng trong các câu lệnh Pascal trong chương trình tính tổng 10 số tự nhiên đầu tiên, nếu sai sửa lại?

Câu lệnh Đúng Sai Sửa lại
Program Chuong trinh
Var i,s : real;
Const n:=10;
Begin
Wile i <=n do;
Begin
S:=s+i
i =i+1
End.
Writeln(s)
Readln
End;

Câu 4: Nêu vài ví dụ về hoạt động lặp với số lần biết trước và chưa biết trước

Câu 5: Dữ liệu kiểu mảng là gì?

Câu 6: Viết chương trình tính tổng: S = 1+2+3+…+n . Trong đó n là số nguyên nhập từ bàn phím.

Câu 7: Viết chương trình tính tổng 200 số nguyên đầu tiên

Câu 8: Viết chương trình tính tich 30 số nguyên đầu tiên

Câu 9: Viết chương trình tính n!

Câu 10: Viết chương trình tính xn

III/ Một số bài toán tham khảo

Bài 1: Viết chương trình đếm số lần xuất hiện của các kí tự thuộc bảng chữ cái trong 50 lần gõ kí tự bằng bàn phím (không phân biệt a với A, b với B …, dùng hàm Upcase để chuyển đổi chữ thường với chữ hoa) .

GIẢI

Uses Crt ; Var a : Array[ ‘A’..’Z’ ] of integer; (* mảng bộ đếm *)

ch : char ; (* biến nhập kí tựù *)

i : byte ; (* chỉ số của lần gõ phím *)

BEGIN

Clrscr ;

For ch :=’A’ to ‘Z’ Do a[ch] := 0 ; (* xả bộ đếm *)

Writeln (‘ Go phim 50 lan ‘) ;

For i := 1 To 50 Do (* thực hiện 100 lần *)

Begin

ch :=Readkey ; (* nhập kí tự vào Ch không cần gõ Enter *)

ch := Upcase(ch) ; (* Đỗi chữ thường thành chữ hoa *)

a[ch] := a[ch] + 1 ;

End;

Writeln (‘ So lan xuat hien cac ki tu la :’) ;

For ch :=’A’ to ‘Z’ do (* Kiểm tra bộ đếm từ ‘A’ tới ‘Z’ *)

If a[ch] > 0 Then (* Nếu Ch có xuất hiện *)

Writeln (ch , a[ch] : 4 , ‘ lan . ‘) ; (* Viết ra màn hình kí tự và

số lần xuất hiện *)

Readln ; END.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 8 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Tin học lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *