Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 Sinh 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập môn Sinh học 11 học kì 2 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối kì 2 Sinh học 11 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Qua đề cương Sinh 11 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Sinh học 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 11.

Đề cương học kì 2 Sinh học 11 năm 2022 – 2023

Phần trắc nghiệm: 7 điểm

Câu 1.1: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A/ Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng
B/ Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ooxxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải CO2 ra ngoài
C/ Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống
D/ Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào

Câu 1.2: Khi nói về hô hấp ngoài ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…
B. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…C. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch số 66/2010/TTLT-BNNPTNT-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn phát hành, quản lý và sử dụng thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo

D. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…

Câu 1.3: Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm:

A. hô hấp ngoài, vận chuyển O2và hô hấp trong
B/. hô hấp ngoài, vận chuyển CO2và hô hấp trong
C. hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong
D. hô hấp ngoài, trao đổi O2và hô hấp trong

Câu 1. 4: Bề mặt trao đổi khí là:

A. Bộ phận cho CO2từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài
B. Bộ phận cho O2từ môi trường khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài
C. Bộ phận cho O2từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài
D. Bộ phận cho O2từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài

Câu 2.1. Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận:

A.tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
B. tim, hệ mạch, máu, hồng cầu
C. tim, máu và nước mô
D. Máu, nước mô, bạch cầu

Câu 2.2. Hệ tuần hở có ở các động vật:

A. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp.
B. Giun tròn, cá, da gai.
C. Chân khớp, thân mềm.
D. Cá, giun tròn, thân mềm.

Câu 2.3. Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể là :

A. Động vật đơn bào, Thủy Tức, giun dẹp
B. Động vật đơn bào, cá
C. côn trùng, bò sát
D. con trùng, chim

Câu 2.4. Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?

A. Tim, khoang cơ thể, động mạch, tĩnh mạch
B. Tim, tĩnh mạch, khoang cơ thể, động mạch
C. Tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch.
D. Tim, động mạch, tĩnh mạch, khoang cơ thể.

Tham khảo thêm:   Chỉ số CP tối đa của các Pokemon trong Pokémon Go

Câu 3.1. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

1 máu chảy trong ĐM dưới áp lực cao hoặc trung bình,

2. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh

3. đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.

4. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất thấp, chảy chậm.

5. giảm hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho TB,
Số phương án đúng là :

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 3.2. Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự

A. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Bó His -> Mạng lưới Puôckin
B. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Bó His -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin
C. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin -> Bó His
D. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Mạng lưới Puôckin -> Nút nhĩ thất -> Bó His

Câu 3.3. Thứ tự đúng với chu kì hoạt động của tim

A. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất
B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung
C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung
D. pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ

Câu 3.4. Huyết áp là:

A. áp lực dòng máu khi tâm thất co
B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn
C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch
D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch

Câu 4.1. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu 4.2. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 22/2013/NQ-CP Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Ninh

A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
D. cơ quan sinh sản

Câu 4.3. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu 5.1. Hướng động dương là hướng vận động

A. của cơ quan tránh xa nguồn kích thích.
B. tránh xa nguồn hóa chất.
C. của cơ quan thực vật hướng về phía có kích thích.
D. tránh xa nguồn nước.

Câu 5.2 : Cây trồng trong chậu,đặt cạnh cửa sổ,cành lá hướng về phía ánh sáng vì:

A. Thực vật có tính hướng sáng dương.
B. đây là đặc điểm thích nghi của thực vật.
C. Các tế bào ở phía không được chiếu sáng sinh trưởng mạnh hơn.
D. phía được chiếu sáng có cường độ ánh sáng mạnh.

Câu 5.3 . Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là

A. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy
B. xảy ra chậm, khó nhận thấy
C. xảy ra nhanh, khó nhận thấy
D. xảy ra chậm, dễ nhận thấy

………

Phần tự luận: 3 điểm

Câu 1: Phân biệt hướng động và ứng động? câu1c-1đ

Câu 2: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp? câu 2c-1đ

Câu 3: giải thích và áp dụng các kiến thức ST và PT vào lĩnh vực đời sống? câu 3d-0,5đ

Câu 4: nêu vai trò của nhân tố di truyền đối với st và pt của ĐV?

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Sinh học 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 Sinh 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *