Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 8 Cánh diều.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều 2024
TRƯỜNG THCS…………. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 8 |
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Truyện
Khái niệm đề tài và chủ đề đã được giới thiệu ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Bài học này hướng dẫn các em cách xác định đề tài và chủ đề. Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? Còn để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? Ví dụ, truyện Lão Hạc (Nam Cao) viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ, còn chủ đề của truyện là vấn đề cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm con người. Tuy nhiên, cần chú ý là mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề)
b. Thơ Đường luật
Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 9070, sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ Quốc ngữ.
Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)
c. Truyện lịch sử và tiểu thuyết
Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần là liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.
d. Nghị luận văn học
Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản.
Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng.
Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,… trong tác phẩm) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ
e. Văn bản thông tin: giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim
Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim là loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,… của cuốn sách hoặc bộ phim đó.
Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó.
2. Phần tiếng Việt
a. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh
c. Câu khẳng định và câu phủ định
d. Thành phần biệt lập trong câu
e. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
3. Phần Làm văn
a. Phân tích một tác phẩm truyện
b. Phân tích một tác phẩm thơ
c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách
B. BÀI TẬP
1. Phần đọc hiểu
Văn bản Lão Hạc
Câu 1. Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?
A. Con trai lão Hạc
B. Vợ ông giáo
C. Ông giáo
D. Binh Tư
Câu 2. Trong tác phẩm Lão Hạc, lão là một người như thế nào?
A. Là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý
B. Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ
Văn bản Trong mắt trẻ
Câu 3. Tác giả của bài Trong mắt trẻ là ai?
A. Antoine de Saint-Exupery
B. Charles Dickens
C. George Orwell
D. J.K Rowling
Câu 4. Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt?
A. Nhân vật “tôi” đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán
B. Nhân vật “tôi” đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra
C. Nhân vật “tôi” bị thương và sắp không qua khỏi
D. Nhân vật “tôi” buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình
Văn bản Người thầy đầu tiên
Câu 5. Truyện Người thầy đầu tiên lấy bối cảnh như thế nào?
A. Bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX
B. Bối cảnh ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na
C. Bối cảnh ở khu nhà trọ thuộc Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ
D. Bối cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX
Câu 6. Tác phẩm Người thầy đầu tiên được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1961
B. 1962
C. 1963
D. 1964
Văn bản Mời trầu
Câu 7. Bài thơ Mời trầu được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1845
B. 1848
C. 1869
D. Chưa xác định
Câu 8. Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?
A. Miếng trầu là đầu câu chuyện
B. Cúng ông Công, ông Táo
C. Cúng ông Công, ông Táo
D. Bày mâm ngũ quả
Văn bản Vịnh khoa thi Hương
Câu 9. Hai câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?
A. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm
B. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần
C. Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm
D. Tất cả đều sai
Câu 10. Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào?
A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với với trường Hà
B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa
C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra
D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
Văn bản Xa ngắm thác núi Lư
Câu 11. Trong bài Xa ngắm thác núi Lư, tác giả đã so sánh dòng thác núi Lư với điều gì?
A. Dải lụa
B. Cánh đồng
C. Dải ngân hà
D. Con đường
Câu 12. Điểm nhìn của bài thơ là?
A. Ngay dưới chân núi Hương Lô
B. Trên con thuyền xuôi dòng sông
C. Trên đỉnh núi Hương Lô
D. Đứng nhìn từ xa
Văn bản Cảnh khuya
Câu 13. Mở đầu tác phẩm xuất hiệu âm thanh gì?
A. Tiếng đàn
B. Tiếng hát xa
C. Tiếng suối
D. Tiếng hạc bay qua
Câu 14. Đáp án nào nhận xét đúng nhất bức tranh thiên nhiên nơi cảnh khuya Việt Bắc?
A. Bức tranh sống động
B. Bức tranh trong trẻo, tinh sương
C. Bức tranh trầm mặc, huyền ảo
D. Bức tranh đượm buồn với gam màu tối
Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 15. Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh viết về sự kiện lịch sử nào?
A. Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên
B. Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán
C. Quang Trung đại phá quân Thanh
D. Lê Lợi đại phá quân Minh
Câu 16. Quang Trung đại phá quân Thanh xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình
C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường
D. Tất cả đáp án trên
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều 2024
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.