Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 11 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều 2024
TRƯỜNGTHPT………. BỘ MÔN: LỊCH SỬ |
ĐỀCƯƠNGÔNTẬPHỌCKỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCHSỬ,KHỐI 11 |
A. Lý thuyết ôn thi học kì 2
I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II.
Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
1. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
3. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
4. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII).
5. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).
6. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và nêu ý nghĩa của phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII
7. Rút ra bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Nêu những giá trị bài học đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (trước năm 1858)
Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
1. Nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
2. Trình bày các nội dung cải cách của Hồ Quý Ly về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
3. Rút ra kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. Theo em, những bài học nào có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)
1. Nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông
2. Trình bày các nội dung cải cách của Lê Thánh Tông về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Những kinh nghiệm hoặc bài
học nào có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng ( nửa đầu thế kỉ XIX)
1. Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.
2. Trình bày những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền Trung ương và địa phương.
3. Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.
CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
1. Vì sao Biển Đông được coi là tuyến giao thông đường biển huyết mạch.
2. Giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị – an ninh của Biển Đông.
3. Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các và quần đảo của Việt Nam.
B. Một số bài tập trọng tâm
Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.
Câu 2: Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Câu 4: Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)?
A. Cửa sông Tô Lịch.
B. Cửa sông Bạch Đằng.
C. Hoan Châu (Nghệ An).
D. Đường Lâm (Hà Nội).
Câu 5: Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của
A. nhà Hán.
B. nhà Ngô.
C. nhà Lương.
D. nhà Đường.
Câu 6: Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là
A. Lê Lợi.
B. Lê Hoàn.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Nhạc.
Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là
A. quân điền.
B. lộc điền.
C. phúc điền.
D. thọ điền.
Câu 8: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
A. Nguyễn Huệ
B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 9: Bối cảnh chính trị – kinh tế – xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 10: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là
A. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.
B. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.
C. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,…)
D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.
Câu 11: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
D. ca ngợi công lao của các vị vua.
Câu 12: Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu vì lí do nào sau đây?
A. Muốn khắc phục hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Muốn hạn chế sự phụ thuộc vào vốn đầu tư và thị trường bên ngoài.
C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài tới khu vực.
D. Muốn cải thiện mối quan hệ giữa tổ chức ASEAN với các nước Đông Dương.
Câu 13: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương, vua Minh Mạng đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về
A. chế độ quân điền.
B. chế độ lộc điền.
C. chế độ Hồi tỵ.
D. chế độ bổng lộc.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.