Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn KHTN năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 2 bộ, giúp các em học sinh lớp 6 nắm thật chắc kiến thức, ôn thi cuối học kì 2 năm 2022 – 2023 thật tốt.

Với bộ đề cương Khoa học tự nhiên 6 học kì 2, còn giúp thầy cô nhanh chóng giao đề cương ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây:

Đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT – Bộ 1

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất?

Câu 2. Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

Câu 3: Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào?

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?

A. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi
B. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh
C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng

Câu 5: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết

Câu 6. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
D. Gấu, mèo, dê, cá heo

Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 8. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Silkroad Origin Mobile và cách nhập

Câu 9. Động vật thuộc các lớp cá có những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hô hấp bằng mang
(2) Di chuyển nhờ vây
(3) Da khô, phủ vảy sừng
(4) Sống ở nước

A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (3), (4)

Câu 10: Kể 5 hoạt động hàng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng với các hoạt động đó.

TỰ LUẬN

Câu 1. Phân chia các cây sau vào các nhóm thực vật dựa theo đặc điểm của cơ thể: rau bợ, ớt, thông, dương xỉ, rêu, kim giao, khoai tây.

Câu 2:

a. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học? Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

b. Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

Câu 3:

Một thùng hàng có khối lượng 60kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang, một người kéo nó đi với một F= 250N theo phương ngang, để vật trượt trên mặt sàn nằm ngang

a. tính trọng lượng của vật.

b. biểu diễn lực kéo, trọng lực, lực ma sát trượt trên cùng 1 hình vẽ.

Câu 4:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0= 20 cm. Đầu trên của lò xo được treo vào 1 giá đỡ, đầu dưới của lò xo treo quả nặng m, ta thấy lò xo giãn ra đến 25cm. Hỏi có lực nào xuất hiện ở hai đầu lò xo, tính độ giãn của lò xo?

….

Đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT – Bộ 2

Câu 1: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 2: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo
B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo
D. Trọng lượng của lò xo

Câu 3: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?

A. 0,5cm
B. 1cm
C. 2cm
D. 2,5cm

Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Khi viết phấn trên bảng. 
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường

Tham khảo thêm:   Quyết định số 845/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2004 - 2011

Câu 5: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật.
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.

Câu 6: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 7: Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:

A. nhiệt năng.
B. hóa năng.
C. thế năng hấp dẫn.
D. thế năng đàn hồi.

Câu 8: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

A. thế năng xe luôn giảm dần.
B. động năng xe luôn giảm dần.
C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 9: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

A. Quạt điện.
B. Bàn là điện.
C. Máy khoan..
D. Máy bơm nước.

Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.

A. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng – (3) ánh sáng.
B. (1) vật liệu – (2) năng lượng – (3) ánh sáng.
C. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng – (3) năng lượng.
D. (1) vật liệu – (2) ánh sáng – (3) năng lượng .

Câu 11: Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những nguồn sau là:

A. năng lượng gió.
B. năng lượng địa nhiệt.
C. năng lượng từ khí tự nhiên.
D. năng lượng thủy triều.

Câu 12: Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?

A. Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.
B. Để điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày hè nắng nóng.
C. Bật tất cả bóng đèn ở hành lang lớp học trong các giờ học.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Nhiên liệu là gì?

A. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra nhiệt lượng.
B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra ánh sáng.
C. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra âm thanh.

Câu 14. Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?

A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 04/2013/CT-BCT Triển khai ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 của ngành Công Thương

Câu 15: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng?

A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Nhiệt năng.
D. Hóa năng.

Câu 16: Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

A. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay….
C. Tắt các thiết bị điện khi ra về.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 17: Động năng của vật là

A. năng lượng do vật có độ cao.
B. năng lượng do vật bị biến dạng.
C. năng lượng do vật có nhiệt độ.
D. năng lượng do vật chuyển động.

Câu 18: Cho các dạng năng lượng sau: động năng, năng lượng gió, năng lượng điện, quang năng. Các năng lượng đó thuộc nhóm năng lượng nào?

A. Nhóm năng lượng lưu trữ.
B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
C. Nhóm năng lượng nhiệt.
D. Nhóm năng lượng âm.

Câu 19: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?

A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh.
C. Năng lượng hóa học.
D. Năng lượng nhiệt.

Câu 20: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng.
D. Chỉ có động năng.

Câu 21: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

A. Năng lượng nhiệt làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Năng lượng âm thanh phát ra từ tủ lạnh.
C. Năng lượng nhiệt làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Năng lượng nhiệt duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn

Câu 22: Năng lượng tái tạo là gì? Cho ví dụ. Nêu ưu điểm của nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 23:

a, Sao là gì? Hành tinh là gì?

b. Bản thân em có khối lượng 38.5 kg thì trọng lượng của em là bao nhiêu?

Câu 24: Khi đo lực thì trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng? Ngoài trường hợp đó ra thì phải đặt lực kế như thế nào?

Câu 25: Năng lượng cung cấp cho một ô tô chuyển động được cung cấp từ đâu? Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường.

Câu 26: Vì sao cần phải tiết kiệm năng lượng? Nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn KHTN năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *