Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 Hóa 10 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn thi học kì 2 Hóa 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

A. LÝ THUYẾT

Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác Van der waals

– Liên kết hydrogen: Khái niệm, ảnh hưởng của liên kết hydrogen.

– Tương tác Van der waals: Khái niệm, ảnh hưởng của tương tác Van der waals.

Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

– Khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa – khử.

– Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.

Tham khảo thêm:   Chi tiết bản cập nhật CoD Mobile mới nhất

– Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn.

Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

– Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

– Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, enthalpy tạo thành, phương trình nhiệt hóa học.

– Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

B. VẬN DỤNG

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Liên kết hydrogen là

A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

Câu 2. Liên kết hydrogen không được hình thành giữa hai phân tử nào sau đây?

A. 2 phân tử H₂O.
B. 2 phân tử HF.
C. 1 phân tử H₂O và 1 phân tử CH4.
D. 1 phân tử H₂O và 1 phân tử NH3.

Câu 3. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào yếu tố nào?

A. Hai yếu tố: khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử.
B. Hai yếu tố: số lượng nguyên tử trong phân tử và liên kết giữa các phân tử.
C, Chỉ phụ thuộc vào khối lượng phân tử.
D. Chỉ phụ thuộc vào liên kết giữa các phân tử.

D. Câu 4. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm

Tham khảo thêm:   Các dạng toán nhị thức Newton Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 11

A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.
D. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.

Câu 5. Một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử, gọi là

A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết ion.
C. tương tác van der Waals.
D. liên kết cho – nhận.

Câu 6. Mức độ ảnh hưởng của tương tác van der Waals so với liên kết hydrogen

A. Yếu hơn
B. Mạnh hơn
C. Cân bằng
D. Không so sánh được

Câu 7. Tương tác van der Waals làm

A. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
B. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất
C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất
D. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

Câu 8. H₂O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì

A. H₂O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S
B. H₂O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S
C. Giữa các phân tử H₂O có liên kết hydrogen
D. H₂O có khối lượng phân tử lớn hơn H2S

Câu 9. Tương tác van der Waals tăng khi

A. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng
B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm
C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm
D. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng

Tham khảo thêm:   Phương pháp xác định giao điểm, giao tuyến, thiết diện trong không gian Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 11

Câu 10. Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?

A. H₂O
B. CH4
C. CH3OH
D. NH3

Câu 11. Cho các chất sau. CH4, H₂O, HF, BF3, C2H5OH, PCl5. Số chất tạo được liên kết hydrogen là

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 13. Giữa H₂O và C2H5OH có thể tạo ra bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 14.Điền vào chỗ trống:

Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là ……(1)….của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có ……(2)…….lớn hơn.

A. (1) điện tích, (2) độ âm điện.
B. (1) độ âm điện, (2) điện tích.
C. (1) electron, (2) độ âm điện.
D. (1) độ âm điện, (2) electron.

Câu 15.Chất khử là chất:

A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C/ Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Hóa 10 CTST

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 Hóa 10 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *