Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối học kì 2 GDKT&PL 11 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức gồm một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo giới hạn nội dung ôn tập. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức 2024

TRƯỜNGTHPT………

BỘMÔN:……

ĐỀCƯƠNGÔNTẬPHỌCKỲIINĂMHỌC20232024

MÔN:GDKT&PL 11

A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

Những nội dung kiến thức đã học:

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa sau học kỳ II gồm các bài và chủ đề sau

Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thề và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân

Tham khảo thêm:   Công nghệ lớp 5 Bài 6: Sử dụng tủ lạnh Giải Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức trang 26, 27, 28, 29, 30

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

B. VẬN DỤNG KIẾN THỨC:

I. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

Em hãy chia sẻ một số câu chuyện về sự bất bình đẳng giới trong cuộc sống, sự phân biệt đối xử giữa người nghèo, người khuyết tật?

Câu 2:

Em hãy sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các Dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp?

Câu 3:

Em hãy thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4:

Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông để tuyên truyền về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 5:

Em hãy viết một bài luận thể hiện ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 6:

Em hãy viết một bài luận về những việc mà bản thân và gia đình đã làm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 7:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn về ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể, và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 8:

Em hãy viết một bài luận tuyên truyền về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 9:

Em hãy thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề thi giữa kì 2 Tin học 10 (Có đáp án)

Câu 10:

Em hãy thiết kế một sản phẩm để tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Câu 11:

Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em.

II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
C. Hỗ trợ người già neo đơn
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc

Câu 2: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.

Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. nghĩa vụ.
B. tập tục.
C. quyền.
D. trách nhiệm.

Câu 4: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.
B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Thay đổi địa bàn cư trú.

Câu 5: Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thức hiện hành vi nào sau đây ?

A. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo
B. Giữ gìn an ninh trật tự.
C. Từ chối công khai danh tính người tố cáo.
D. Thao gia bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. Hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm.
B. Tiến hành cấp đổi căn cước.
C. Lựa chọn giao dịch dân sự.
D. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.

Tham khảo thêm:   Đề thi chọn đội tuyển tham dự kì thi Olympic Toán Quốc tế năm 2012 Đề thi môn Toán

Câu 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện ở việc, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
B. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.
D. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.

Câu 8: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đăng kí và cấp giấy phép kinh doanh là thể hiện bình đẳng về

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. nghĩa vụ.
D. quyền.

Câu 9: Bất kì công dân nào đủ điều kiện theo qui định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải

A. ủy quyền lập di chúc thừa kế.
B. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước.
C. truyền bá các nghi lễ tôn giáo.
D. chia đều các nguồn thu nhập.

Câu 10: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động.
B. Văn hoá.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế?

A. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
B. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.
D. Nam, nữ bình đẳng trong
việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối học kì 2 GDKT&PL 11 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *