Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức tóm tắt toàn bộ lý thuyết và các bài tập trắc nghiệm và tự luận trong học kì 2. Việc luyện tập với các bài tập sẽ giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng giải bài tập công dân và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 GDCD 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tải tại đây.
PHÒNG GD&ĐT QUẬN…… |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I. Phạm vi kiến thức ôn thi học kì 2 GDCD 7
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
– Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
– Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.
– Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.
– Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.
– Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường
Bài 8: Quản lí tiền
– Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
-Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
-Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
– Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân.
– Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
– Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
– Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
– Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
– Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
– Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội.
– Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
– Nêu được khái niệm gia đình.
– Nêu được vai trò của gia đình.
– Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
II. Một số câu hỏi ôn thi cuối kì 2 GDCD 7
Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Đánh đập con cái thậm tệ.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Phê bình học sinh trên lớp.
D. Phân biệt đổi xử giữa các con.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?
A. Do thiếu thốn tình cảm.
B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.
Câu 3. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng.
D. Bạo lực xã hội.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?
A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
B. Giáo viên lãng mạ học sinh trên lớp.
C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.
D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.
Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.
C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.
D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
C. Giữ kín chuyện để không ai biết.
D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
Câu 8: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do
A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. sự thiếu hụt kĩ năng sống.
C. mong muốn thể hiện bản thân.
D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 9: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do
A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.
C. thiếu sự giáo dục của gia đình.
D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.
B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.
C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.
Câu 11. Chi tiêu có kế hoạch là
A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
C. tăng xin – giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.
Câu 12. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. Của thiên trả địa.
B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Của chợ trả chợ.
D. Còn người thì còn của.
Câu 13. Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?
A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
D. Năng nhặt, chặt bị.
Câu 14. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
Câu 15. Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào
A. phung phí, hư hỏng.
B. hoàn thiện.
C. hà tiện.
D. bao dung.
Câu 16. Câu nói: “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến vấn đề gì?
A. Lãng phí, thừa thãi.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Trung thực, thẳng thắn.
D. Tiết kiệm.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.
B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.
D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ.
Câu 18 Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân?
A. Hủy hoại sức khỏe
B. Sa sút tỉnh thần
C. Vi phạm pháp luật
D. Không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Câu 19: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.
D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.
C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 GDCD 7
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 GDCD 7 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.