Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 môn GDCD 6 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 tổng hợp những kiến thức quan trọng, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 6 cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em luyện trả lời các câu hỏi ôn tập thật tốt, để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi học kì 2 năm 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán, Ngữ văn. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Lý thuyết ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

  • Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
  • Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.

Bài 8: Tiết kiệm

Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:

  • Tắt thiết bị điện khi không cần thiết
  • Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc
  • Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả
  • Bảo quản đồ dùng học tập, lao động,…

Ý nghĩa: Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Một số căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam:

  • Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha mẹ đều là công dân Việt Nam
  • Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
  • Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai.
  • Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
  • Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
  • Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam
  • Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam
  • Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.
Tham khảo thêm:   Bài toán thực tế và bài toán tối ưu Min - Max Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 12

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam

Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ

Quyền trẻ em là cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện.

Ý nghĩa:

  • Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm
  • Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.
  • Trẻ em phải thực hiện tốt bổn phận của mình, tôn trọng quyền của trẻ em như: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lao động tốt, yêu đồng bào, yêu đất nước,…

Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tình huống nguy hiểm.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Bùng nổ dân số.
D. Biến đổi khí hậu.

Đáp án A

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là

A. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
B. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.
C. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
D. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.

Đáp án C

Câu 3. Đâu là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?

A. Bão, lũ lụt.
B. Trộm cắp.
C. Xâm hại tình dục.
D. Bạo lực học đường.

Đáp án A

Câu 4. Đâu là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Lũ quét, sạt lở đất.
B. Mưa giông, sấm sét.
C. Động đất, sóng thần.
D. Bạo lực học đường.

Đáp án D

Câu 5. Số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là gì?

A. Số máy 111.
B. Số máy 112.
C. Số máy 113.
D. Số máy 114.

Đáp án A

Câu 6: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

A. Bạn T luôn luôn đi học đúng giờ.
B. Bạn B xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước.
C. Bạn A luôn giữ gìn đồng phục sạch, đẹp.
D. Bạn H tắt các thiết bị điện khi ra ngoài.

Tham khảo thêm:   Mẫu khai đăng ký tên miền dành cho Tổ chức

Đáp án B

Câu 7: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.
B. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
C. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.
D. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.

Đáp án D

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tiết kiệm?

A. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
B. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.
C. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân
D. Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân.

Đáp án C

Câu 9: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

A. Học thầy không tày học bạn.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Đáp án C

Câu 10: Câu tục ngữ dưới đây nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

A. Miệng ăn núi lở.
B. Vắt cổ chày ra nước.
C. Vung tay quá trán.
D. Năng nhặt chặt bị.

Đáp án B

Câu 11: Câu tục ngữ dưới đây nào nói về sự hoang phí?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.
B. Vắt cổ chày ra nước.
C. Vung tay quá trán.
D. Năng nhặt chặt bị.

Đáp án C

Câu 12: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người

A. có quốc tịch Việt Nam.
B. sinh ra tại Việt Nam.
C. sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
D. tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.

Đáp án A

Câu 13: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân nước đó.
B. các công dân trong cùng một quốc gia.
C. công dân với Pháp luật.
D. công dân giữa các quốc gia.

Đáp án A

Câu 14: Quốc tịch là căn cứ để xác định

A. công dân của một nước.
B. trình độ học vấn của một người.
C. đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân.
D. ngôn ngữ và màu da của một người.

Đáp án A

Câu 15: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

– Trường hợp 1: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân Việt Nam.

– Trường hợp 2: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là người Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

– Trường hợp 3: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi đăng kí thường trú tại Việt Nam.

– Trường hợp 4: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân nước ngoài, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Trong các trường hợp trên, trường hợp nào không được xác định là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trường hợp 1.
B. Trường hợp 2.
C. Trường hợp 3.
D. Trường hợp 4.

Đáp án D

Câu 16: Căn cứ nào dưới đây để xác định công dân của một nước?

Tham khảo thêm:   Cách chơi game Mobile Legends bằng bàn phím

A. Ngôn ngữ.
B. Màu da.
C. Quốc tịch.
D. Trình độ văn hóa.

Đáp án C

Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Quyền cơ bản của công dân.
C. Quốc tịch.
D. Hiến pháp.

Đáp án: B

Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ……………… là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Quyền cơ bản của công dân.
C. Quốc tịch.
D. Hiến pháp.

Đáp án: A

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước.

Đáp án: B

Câu 20: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.
B. Quyền học tập.
C. Quyền có việc làm.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đáp án: B

Câu 21: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

A. Quyền cơ bản của trẻ em.
B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C. Quyền cơ bản của công dân.
D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Đáp án A

Câu 22: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển, được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe.

A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.

Đáp án A

Câu 23: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền được đáp ứng những nhu cầu phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, như được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp cận thông tin.

A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.

Đáp án B

Câu 24: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán…

A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.

Đáp án C

Câu 25: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền được tham gia vào những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình, được tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng…

A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.

Đáp án D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 môn GDCD 6 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *