Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập học kì 2 lớp 8 môn Địa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập Địa lí 8 học kì 2 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 8 chuẩn bị thi cuối học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lý lớp 8 bao gồm một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trong tâm kiến thức học kì 2. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 2 Địa lí 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Địa lí 8 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương cuối học kì 2 Địa lí 8 năm 2022 – 2023

I.TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn chữ cái A, B, C, D của mỗi câu em cho là đúng và viết vào bài làm

Câu 1 Dựa Atlat Địa lí Việt Nam . Ranh giới phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là:

A. Đèo Ngang.
B. Dãy Bạch Mã.
C. Đèo Hải Vân.
D. Dãy Hoành Sơn.

Câu 2: Chế độ nước của sông ngòi nước ta có hai mùa rõ rệt là do nguyên nhân:

A. Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc.
B. Lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam.
C. Địa hình đa dạng, phức tạp.
D. Chế độ mưa theo mùa.

Câu 3: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở nước ta là do:

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng iPhone Tài liệu dành cho thiết bị dùng iOS 7.1

A. Có môi trường thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư đến.
B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
C. Có hai mùa khí hậu với những nét đặc trưng riêng.
D. Đất việt nam đa dạng và màu mỡ.

Câu 4: Sông nào không phải sông ngòi Nam Bộ?

A. Sông Đà Rằng.
B. Sông Sài Gòn.
C. Sông Tiền.
D. Sông Hậu.

Câu 5: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới vì ?

A. Nằm ven biển
B. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
C. Nằm ở gần xích đạo.
D. Địa hình nhiều đồi núi.

Câu 6. Dựa Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi Hoàng Liên Sơn có hướng

A. đông – tây.
B. tây bắc – đông nam.
C. vòng cung.
D. đông bắc – tây nam.

Câu 7: Khí hậu Việt Nam mang tính chất:

A.Nhiệt đới gió mùa ẩm.
B. Đa dạng và thất thường.
C.Mưa nhiều và diễn biến phức tạp.
D. Cả A,B, đều đúng.

Câu 8 : Địa hình nước ta có hướng chủ yếu :

A.Tây Bắc- Đông Nam
B Vòng cung.
C. Cả A,B đều đúng.
D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 9: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm:

A. Khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng
B. Khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
C. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng.
D. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

Câu 10: Đặc điểm chung khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

A. Tính chất nhiệt gió mùa thể hiện rõ nét.
B. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
C. Một nền nhiệt nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.
D. Mưa lệch về thu đông

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Soạn văn 9 tập 2 bài 34 (trang 186)

Câu 11: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ giới hạn từ:

A. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên – Huế.
B. Miền thuộc hữu ngạn sông Đà đến Thừa Thiên – Huế.
C. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
D. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã

Câu 12: Địa hình của miền TB$BTB có đặc điểm:

A. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung
B. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước
C. Là vùng có các cao nguyên badan.
D. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ

Câu 13: Mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài:

A. 5 tháng
B. 6 tháng
C. 7 tháng
D. 8 tháng

Câu 14: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành do hệ sống nào bồi đắp:

A. Hệ thống Sông Hồng và sông Mê Công.
B. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công.
C. Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Mê Công.
D. Hệ thống sông Cả và hệ thống sông Mê Công.

Câu 15: Giới hạn của của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

A. Từ dãy Bạch Mã trở vào nam.
B. Từ dãy Bạch Mã trở ra bắc.
C. Từ dãy Hoành Sơn trở vào nam.
D. Từ dãy Hoành Sơn trở

Câu 16: Vào mùa nào trong miền B$ ĐBBB tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ nhất:

A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông

II. Phần lý thuyết

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Em hãy kể tên một số dãy núi, cao nguyên và đồng bằng lớn ở nước ta.

  • Đặc điểm chung Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
  • Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
  • Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8 Kết nối tri thức (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Kể tên Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Cai Kinh, Trường Sơn Bắc, Bạch Mã, Tam Điệp, Con Voi,…

  • Cao nguyên: Sín Chải, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Pleiku, Kon Tum, Lâm Viên,…
  • Đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, Nam Bộ, Bắc Bộ..

Câu 2: Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?

Đặc điểm chungTính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

– Tính chất nhiệt đới Quanh năm nhận được lượng nhiệt dồi dào

~ Số giờ nắng: 1400-3000 giờ/năm

~ Số ki lô calo/m2: 1 triệu

Nhiệt độ trung bình năm: trên 210C tăng dần từ Bắc vào Nam

Tính chất gió mùa ẩm Có 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió

~ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4)

~ Mùa hạ: gió Tây Nam nóng, ẩm, mưa nhiều (t5 đến t10)

+ Lượng mưa lớn: 1200-2000 mm/năm

+ Độ ẩm không khí cao: trên 80%

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Địa lí 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập học kì 2 lớp 8 môn Địa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *