Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 Công nghệ lớp 8 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trọng tâm.

Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT QUẬN…….. .
TRƯỜNG THCS. ….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: CÔNG NGHỆ 8
Năm học 2023 2024

I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Công nghệ 8

1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện

1. 1. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện

– Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.

– Kiểm tra thiết bị điện mà không sử dụng dụng cụ bảo vệ hoặc hỗ trợ.

– Chạm vào ổ điện bằng vật dẫn điện.

1. 2. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện

– Tiếp xúc với dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.

– Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện.

– Tiếp xúc với khu vực có dây dẫn bị đứt rơi xuống đất.

1. 3. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp

Gần đường dây cao áp và trạm biến áp có nguy cơ phóng điện qua không khí hoặc truyền điện xuống đất.

Tham khảo thêm:   Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong Cà Mau quê xứ Soạn bài Cà Mau quê xứ

2. Biện pháp an toàn điện

Để sử dụng điện an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Khi sử dụng điện:

+ Lựa chọn thiết bị điện an toàn và sử dụng đúng hướng dẫn.

+ Kiểm tra định kỳ thiết bị và dây cấp nguồn.

+ Sử dụng dây cấp nguồn có vỏ cách điện.

+ Sử dụng thiết bị chống giật và tuân thủ khoảng cách an toàn.

– Khi sửa chữa điện:

+ Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa.

+ Sử dụng đúng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

3. Mô đun cảm biến

– Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử có mạch điện tử và cảm biến phát hiện và phản hồi tín hiệu đầu vào từ môi trường.

– Phân loại:

+ Phân loại mô đun cảm biến theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử (ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ).

+ Phân loại dựa trên dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển (tương tự hoặc số).

– Có loại bật, tắt thông qua công tắc điện từ, như công tắc tự động dùng cảm biến hồng ngoại.

4. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Kĩ thuật điện có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất. Các ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm:

– Kĩ sư điện: nghiên cứu, thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống, linh kiện và thiết bị điện.

– Kĩ sư điện tử: nghiên cứu, thiết kế, vận hành và bảo trì linh kiện và thiết bị điện tử.

– Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: hỗ trợ kĩ thuật cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.

– Thợ điện: lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện và các thiết bị liên quan.

5. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện

5. 1. Phẩm chất

– Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung

– Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới

– Sức khoẻ tốt, không sợ độ cao.

5. 2. Năng lực

– Người lao động kĩ thuật điện cần có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và làm việc nhóm.

– Mỗi ngành trong kĩ thuật điện có yêu cầu riêng:

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

+ Kĩ sư điện, điện tử cần tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát.

+ Kĩ thuật viên cần kĩ năng giám sát, hỗ trợ kĩ thuật.

+ Thợ điện cần kiến thức an toàn lao động, kỹ năng sử dụng thiết bị điện.

6. . Quy trình thiết kế kĩ thuật

– Thiết kế kĩ thuật là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế.

– Quá trình này thường được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Hình thành ý tưởng thiết kế

Các công việc trong bước hình thành ý tưởng thiết kế bao gồm:

– Nghiên cứu sự cần thiết của sản phẩm.

– Xác định các yêu cầu, mục tiêu cần đạt về công dụng của sản phẩm.

– Xác định đối tượng sử dụng sản phẩm và điều kiện sử dụng sản phẩm.

Bước 2. Tiến hành thiết kế

Các công việc trong bước tiến hành thiết kế bao gồm:

– Thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm.

– Đề xuất phương án thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu của sản phẩm.

– Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm.

Bước 3. Đánh giá phương án thiết kế

Các công việc trong bước đánh giá phương án thiết kế bao gồm:

– Làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm dựa trên bản vẽ kĩ thuật.

– Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để xác định sự phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra và tìm những chi tiết, bộ phận cần thay đổi, cải tiến.

– Hoàn thiện phương án thiết kế.

Bước 4. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm

Hoàn thiện hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm bao gồm các tài liệu:

– Bản vẽ chi tiết.

– Bản vẽ lắp.

– Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng,. . .

II. Đề thi minh họa

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Có các loại cảm biến nào sau đây?

A. Cảm biến ánh sáng.
B. Cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ.
C. Cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, cảm biến màu sắc, cảm biến độ ẩm.
D. Cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm.

Câu 2: Công dụng của mô đun cảm biến ánh sáng là gì?

Tham khảo thêm:   TOP game Tycoon miễn phí hay nhất trên Roblox

A. Biến đổi ánh sáng thành tín hiệu điều khiển.
B. Biến đổi tín hiệu thành tín hiệu điều khiển.
C. Biến đối nhiệt độ thành tín hiệu điều khiển.
D. Biến đổi tất cả các tín hiệu thành tín hiệu điều khiển.

Câu 3: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến gồm mấy bộ phận chính?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: Bước 1 của quy trình lắp ráp mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến là?

A. Tìm hiểu về mô đun cảm biến.
B. Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện.
C. Chuẩn bị
D. Lắp ráp mạch điện

Câu 5: “ Xác định và tìm giải pháp tốt nhất cho các vấn đề liên quan đến chức năng và chất lượng của môi trường bên ngoài và đưa ra các thiết kế, bản vẽ và kế hoạch cần thiết” là nhiệm vụ của nghề nào sau đây?

A. Kiến trúc sư xây dựng.
B. Kiến trúc sư cảnh quan.
C. Nhà thiết kế và trang trí nội thất.
D. Nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.

Câu 6: Lập hồ sơ kĩ thuật thuộc bước mấy của quy trình thiết kế kĩ thuật?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 7: Bước 3 của quy trình thiết kế kĩ thuật là:

A. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí.
B. Tìm hiểu tổng quát, đề xuất giải pháp.
C. Xây dựng nguyên mẫu.
D. Thử nghiệm, đánh giá

Câu 8: Thiết kế kĩ thuật có những vai trò nào?

A. Phát triển sản phẩm
B. Phát triển sản phẩm và công nghệ.
C. Phát triển công nghệ.
D. Phát triển sản phẩm, công nghệ và sáng tạo.

II. TỰ LUẬN

Câu 9: (3,0 điểm). Em hãy so sánh về đặc điểm của ngành nghề kĩ sư điện và kĩ thuật viên kĩ thuật điện?.

Câu 10: (2,0 điểm). Thiết kế kĩ thuật gồm những bước cơ bản nào? Bước nào quyết định sản phẩm được hoàn thiện hay phải tiếp tục điều chỉnh?

Câu 11: (1,0 điểm). Em học được điều gì sau khi thực hiện dự án thiết kế sản phẩm đơn giản?

………….

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 Công nghệ lớp 8 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *