Đề cương ôn tập Vật lí 10 Cánh diều học kì 1 năm 2023 – 2024 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 10 chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm và một số đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lí 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều năm 2023
A. NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
+ Chương III: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
+ Chương IV: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TẾ
B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.1. Chương III. CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
1. Chuyển động thẳng biến đổi đều
a. Khái niệm về gia tốc.
b. Chuyển động thẳng biến đổi: định nghĩa chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều; mối tương quan giữa a và v .
c. Đồ thị vận tốc – thời gian.
d. Các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Rơi tự do
Định nghĩa, tính chất chuyển động và các công thức.
3. Chuyển động ném ngang
a. Quỹ đạo và tính chất chuyển động theo mỗi phương.
b. Các công thức trong chuyển động ném ngang.
I.2. Chương IV. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TẾ
1. Ba định luật Newton
a. Nội dung và biểu thức và biểu thức của các định luật.
b. Phân biệt được hai lực bằng nhau và hai lực không bằng nhau.
2. Một số lực trong thực tiễn
a. Định nghĩa và đặc điểm của các lực: Trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực đẩy Archimedes.
b. Hiểu được các đại lượng áp suất, khối lượng riêng.
II. BÀI TẬP
Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục B.I.
A. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có
A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều.
B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.
C. a.v < 0 là chuyển động chậm dần đều.
D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.
Câu 2. Gia tốc là một đại lượng
A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của thời gian.
D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 3. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc.
B. có độ lón không đổi.
C. cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. ngược hướng với vectơ vận tốc.
Câu 4. Chọn ý sai ?
Chuyển động thẳng nhanh dần đều có
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.
C. tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian.
D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
…………….
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Một vật có khối lương 2 kg được đặt trên mặt bàn. Lấy g = 9,8 m/s 2. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu?
Bài 2. Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 30 m. Vật này rơi chạm đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng bao nhiêu?
Bài 3. Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54 km/h thì tắt máy, hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết độ lớn lực hãm 3000 N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại ?
Bài 4. Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2 s bằng bao nhiêu?
Bài 5. Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05 s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng bằng bao nhiêu?
Bài 6. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 2 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 3m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m3 = m1 + m2 gia tốc là bao nhiêu ?
Bài 7. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì vào ga Huế và hãm phanh chuyển động
chậm dần đều, sau 10 giây còn lại 54 km/h. Xác định quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại bằng bao nhiêu?
Bài 8. Một ôtô đang chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi 72 km/h thì người lái xe thấy chướng ngại vật và bắt đầu hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy được 50 m thì vận tốc ôtô còn là 36 km/h. Hãy tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy thêm được 60m kể từ khi bắt đầu hãm phanh?
Bài 9. Một người đi xe đạp chuyển động nhanh dần đều đi được S = 24 m, S2 = 64 m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4 s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của xe đạp ?
Bài 10. Một ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Tính gia tốc và vận tốc của xe ôtô sau 20 s kể từ lúc tăng ga?
………………..
Tải File tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 10
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Vật lý 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.