Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo gồm 2 bộ, giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả như mong muốn.

Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn KHTN 6 CTST cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương học kì 1 môn Toán, Lịch sử – Địa lí 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:

1. Đề cương học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo – Bộ 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Năm học: 2023 – 2024

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

CHỦ ĐỀ: MỞ ĐẦU ĐẾN CHỦ ĐỀ 4

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa các ngành khoa học Vật lí, Hóa học và Sinh học là:

A. Phương pháp nghiên cứu.
B. Đối tượng nghiên cứu.
C. Hình thức nghiên cứu.
D. Quá trình nghiên cứu.

Câu 2: Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây?

I. Khả năng chuyển động.
II. Cần chất dinh dưỡng.
III. Khả năng lớn lên.
IV. Khả năng sinh sản.

A. II, III, IV.
B. I, II, IV.
C. .I, II, III.
D. I, III, IV.

Câu 3: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.
C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.
D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 4: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.
B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 5: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

A. Chất dễ cháy.
B. Chất gây nổ
C. Chất ăn mòn.
D. Phải đeo găng tay thường xuyên.

Câu 6: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
B. Các quy luật tự nhiên.
C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 7: Lesson 5 Soạn Anh 4 trang 116 Explore Our World (Cánh diều)

A. Thước dây
B. Thước mét
C. Thước kẹp
D. Compa

Câu 8: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:

A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.
C. Thước đo nào cũng được.
D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.

Câu 9: Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng?

A. Thước.
B. Đồng hồ.
C. Cân.
D. lực kế.

Câu 10. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là:

A. Đồng hồ treo tường
B. Đồng hồ cát
C. Đồng hồ đeo tay
D. Đồng hồ bấm giây

….

2. Đề cương học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo – Bộ 2

2.1. Câu hỏi ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học

Mở đầu

1. Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

2. Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

3. Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

4. Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

5. Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

6. Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích, …).

7. Nêu cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

8. Nêu các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

9. Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

10. Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

Chủ đề 1: Các phép đo

1. Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.

2. Đo được chiều dài của quyển sách KHTN 6, khối lượng quả cân trong phòng thí nghiệm, thời gian một tiết học.

3. Nhiệt độ là gì?

4. Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

5. Nêu tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

6. Trình bày cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.

Chủ đề 6: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

1. Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

2. Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

3. Trình bày cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần của tế bào.

4. Trình bày đặc điểm phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ

5. Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào?

Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể

1. Nêu mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể .Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ.

2. Thế nào là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Lấy được ví dụ minh hoạ .

Tham khảo thêm:   Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thu thập lưu trữ tổng hợp đánh giá tình hình tai nạn lao động

– Thực hành:

  • Vẽ hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, …);
  • Mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh;
  • Mô tả được cấu tạo cơ thể người.

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

1. Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

2. Xây dựng khóa lưỡng phân về các nhóm thực vật đã học.

3. Nêu ví dụ về cách gọi tên một số đại diện sinh vật ở địa phương em theo: tên địa phương và tên khoa học.

4. Nêu đặc điểm phân biệt được virus và vi khuẩn.

5. Nêu một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

6. Nêu một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.

7. Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.

8. Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

9. Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

10. Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn.

11. Nêu một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

12. Nêu đặc điểm chính để phân biệt các nhóm thực vật: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.

13. Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên.

2.2. Đề ôn thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1.Mở đầu

(7 tiết)

Nhận biết được các lĩnh vực của KHTN

Nắm được các quy định an toàn trong phòng thực hành

2 câu

10%=10đ

(1đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

2.Các phép đo

(10 tiết)

Trình bày được cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

Tính được khối lượng của vật dựa vào đơn vị đo

2 câu

10%=10đ

(1đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

3.Tế bào-đơn vị cơ sở của sự sống

(6 tiết)

Nêu được các bộ phận của tế bào dựa vào hình vẽ

2 câu

20%=20đ

(2đ)

1 câu

100%=20đ

(2đ)

4.Từ tế bào đến cơ thể

(9 tiết)

Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào dựa vào các đặc điểm của chúng

1 câu

30%=30đ

(3đ)

1 câu

100%=30đ

(3đ)

5.Đa dạng thế giới sống

(38 tiết)

Trình bày được vai trò của đa dạng sinh học

1 câu

30%=30đ

(3đ)

1 câu

100%=30đ

(3đ)

Tổng số câu:7

Tổng số điểm 100%=100đ(10đ)

1 câu

5%=5đ

(0,5đ)

1 câu

30%=30đ

(3đ)

1 câu

5% =5đ

(0,5đ)

1 câu

30% = 30 đ

(3đ)

1 câu

5% = 5đ

(0,5đ)

1 câu

20% = 20đ

(2đ)

1 câu

5% =5đ

(0,5đ)

Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

A. Trắc nghiệm. (2đ)

Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra.

Câu 1. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Vật lý
B. Hóa học
C. Sinh học
D. Khoa học trái đất

Câu 2. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Chiếc lá đầu tiên Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm

Câu 2

A. Chất dễ cháy.
B. Chất gây nổ
C Chất ăn mòn.
D. Phái đeo găng tay thường xuyên.

Câu 3. Cho các bước như sau;

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:

A. (2), (4), (3), (1), 6).
B. (1), (4), (2), (3), 6).
C. (1), 2), (3), (4), 6).
D. (3), (2), (4),(1), (5).

Câu 4. Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

A. 24 kg.
B. 20 kg 10 lạng.
C 22kg.
D. 20 kg 20 lạng.

B. Tự luận (8đ)

Câu 1. Quan sát hình ảnh bên về trùng biến hình. (2đ)

Câu 1

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào trùng biến hình bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).
b) Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?
c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích.
d) Dự đoán chân giả của tế bào trùng biến hình dùng để làm gì.

Câu 2. Hãy hoàn thành các yêu cầu sau:(3 đ)

a) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.
b) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thế đa bào.
c) Nêu điểm giống nhau giữa cơ thế đơn bào và cơ thể đa bào.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 – 200 từ, trình bày về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn. (3 đ)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Câu Đáp án Điểm

A. Trắc nghiệm

Câu 1-C, Câu 2-D, Câu 3-A, Câu 4-A

Mỗi câu 0,5 đ

B. Phần tự luận

1

a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân tế bào.

b) Một tế bào.

c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật. => Tế bào trùng biến hình lông chứa bào quan lục lập trong chất tế bào.

d) Chân giả trong cấu trúc tế bào trùng biến hình giúp chúng có khả năng di chuyển và lấy thức ăn.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

2

a) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào:

– Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào

– Tế bào có thể là tế bào nhân sơ học tế bào nhân thực.

b) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào:

– Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào;

– Tế bào nhân thực.

c) Điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và đa bào:

– Đều là vật sống,

– Đơn vị cấu tạo nên cơ thể đều là tế bào gồm ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền (nhân tế bào hoặc vùng nhân)

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

3

-Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

– Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường.

– Vai trò của đa dạng sinh học với con người.

3 câu

Cộng

10đ

…………….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *