Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 sách Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Lịch sử Địa lý 7 Kết nối tri thức.
TRƯỜNG THCS …………. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 7 KNTTVCS |
I. Phạm vi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lý 7
A. Phân môn Địa lí 7
– Chương 4. Châu Mỹ
- Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ
- Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
- Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở châu Mỹ
- Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
B. Phân môn Lịch sử 7
– Chương 5. Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)
- Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225)
- Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
- Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)
- Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)
II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Địa hình nào sau đây không có ở Bắc Mĩ?
A. Bán đảo La-bra-đo.
B. Đồng bằng trung tâm.
C. Dãy A-pa-lat.
D. Dãy An-đet.
Câu 2. Chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ nào sau đây của châu Mĩ?
A. Bắc Mĩ.
B. Nam Mĩ.
C. Kênh đào Pa-na-ma.
D. Vịnh Mê-hi-cô.
Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Bắc Mĩ?
A. Cận cực.
B. Ôn đới.
C. Cận nhiệt.
D. Nhiệt đới.
Câu 4. Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào dưới đây?
A. Đông – Tây.
B. Bắc – Nam.
C. Tây Bắc – Đông Nam.
D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 5. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?
A. Cao, đồ sộ, hiểm trở.
B. Chạy dài theo tây bắc.
C. Có nhiều đồng bằng.
D. Đơn độc một dãy núi.
Câu 6. Việc nhập cư đông vào Bắc Mĩ gây khó khăn cho việc
A. thu hút nhân tài.
B. giải quyết việc làm.
C. tạo nguồn lao động.
D. phát triển nhân lực.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Bắc Mĩ?
A. Phân bố không đều trên lãnh thổ.
B. Mật độ khác nhau giữa các vùng.
C. Hơn 3/4 dân cư sống ở thành thị.
D. Phân bố dân cư không thay đổi.
Câu 8. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là
A. rừng rậm nhiệt đới rộng, mưa nhiều theo mùa.
B. rừng thưa nhiệt đới rộng, quanh năm mùa khô.
C. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa suốt năm.
D. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa theo mùa.
Câu 9. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có
A. bán hoang mạc ôn đới.
B. bán hoang mạc nhiệt đới.
C. khí hậu núi cao mát mẻ.
D. rừng rậm nhiệt đới ẩm.
Câu 10. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô có
A. nhiệt độ thấp, mưa ẩm theo mùa, mùa khô ngắn.
B. nhiệt độ thấp, mưa ẩm quanh năm, mưa rất nhiều.
C. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài.
D. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa mưa kéo dài.
Câu 11. Nơi có mật độ dân cư thấp ở Trung và Nam Mĩ là
A. nội địa xa biển.
B. vùng ven biển.
C. nơi có cửa sông.
D, ở các cao nguyên.
Câu 12. Rừng A-ma-dôn phân bố ở
A. lục địa Bắc Mĩ.
B. lục địa Nam Mĩ.
C. lục địa Á – Âu.
D. lục địa Phi.
Câu 13. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Bắc Mĩ?
A. Cận cực.
B. Ôn đới.
C. Cận nhiệt.
D. Nhiệt đới.
Câu 14. Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào dưới đây?
A. Đông – Tây.
B. Bắc – Nam.
C. Tây Bắc – Đông Nam.
D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 15. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?
A. Cao, đồ sộ, hiểm trở.
B. Chạy dài theo tây bắc.
C. Có nhiều đồng bằng.
D. Đơn độc một dãy núi.
Câu 16. Việc nhập cư đông vào Bắc Mĩ gây khó khăn cho việc
A. thu hút nhân tài.
B. giải quyết việc làm.
C. tạo nguồn lao động.
D. phát triển nhân lực.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Bắc Mĩ?
A. Phân bố không đều trên lãnh thổ.
B. Mật độ khác nhau giữa các vùng.
C. Hơn 3/4 dân cư sống ở thành thị.
D. Phân bố dân cư không thay đổi.
Câu 18. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là
A. rừng rậm nhiệt đới rộng, mưa nhiều theo mùa.
B. rừng thưa nhiệt đới rộng, quanh năm mùa khô.
C. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa suốt năm.
D. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa theo mùa.
Câu 19. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có
A. bán hoang mạc ôn đới.
B. bán hoang mạc nhiệt đới.
C. khí hậu núi cao mát mẻ.
D. rừng rậm nhiệt đới ẩm.
Câu 20. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô có
A. nhiệt độ thấp, mưa ẩm theo mùa, mùa khô ngắn.
B. nhiệt độ thấp, mưa ẩm quanh năm, mưa rất nhiều.
C. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài.
D. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa mưa kéo dài.
II. Tự luận
Câu 1 . Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành
A. Đại Nam.
B. Vạn An.
C. Đại Việt.
D. Vạn Xuân.
Câu 2. Để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước, nhà Lý đã thực hiện chính sách gì?
A. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
B. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
D. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Lê Duy Vỹ.
B. Lê Quý Đôn.
C. Lê Đại Hành.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 4. Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này
A. gần sát với biên giới của nhà Tống.
B. nằm ở ven biển, có thể chặn giặc từ biển vào.
C. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.
D. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.
Câu 5. Cách kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?
A. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
C. Chủ động đề nghị giảng hoà với quân Tống.
D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với quân Tống.
Câu 6. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là gì?
A. Việt Nam sử lược.
B. Đại Việt sử kí.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Đại Nam thực lục.
Câu 7. Bộ luật của Đại Việt được ban hành dưới thời Trần có tên là
A. Quốc triều hình luật.
B. Hoàng Việt luật lệ.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Câu 8. Tổ chức quân đội dưới thời Lý và thời Trần có điểm gì giống nhau?
A. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
C. Xây dựng theo hướng đông đảo, tinh nhuệ.
D. Xây dựng theo hướng cốt đông, không cần tinh nhuệ.
Câu 9. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Ai người anh dũng tuyệt vời,
Trong nanh vuốt giặc buông lời thép gang:
Ta thà làm quỷ nước Nam,
Làm vương phương Bắc chẳng ham chút nào”
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Hưng Đạo.
C. Trần Bình Trọng.
D. Trần Quang Khải.
Câu 10. Nhà Hồ đã thực hiện chính sách gì để tăng cường sức mạnh quân sự?
A. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.
B. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.
C. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.
D. Tăng cường lực lượng chính quy, xây dựng thành luỹ.
Câu 11. Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại chủ yếu do
A. sự uy hiếp của nhà Minh.
B. tài chính đất nước trống rỗng.
C. sự chống đối của quý tộc Trần.
D. không được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 12. Từ thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?
A. Chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Cần quy tụ, chiêm mộ nhiều tướng lĩnh tài giỏi.
C. Chỉ chú trọng xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
D. Tập trung vào xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí.
II. Tự luận
Câu 1
a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
b. Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên
ĐÁP ÁN TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 2 LỚP 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D | 2-B | 3-D | 4-B | 5-A | 6-B |
7-D | 8-D | 9-A | 10-C | 11-A | 12-B |
13C | 14B | 15D | 16B | 17A | 18B |
19D | 20D |
Tự luận
Câu 1
* Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc – nam, vừa phân hóa theo chiều tây – đông.
– Theo chiều bắc – nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
– Theo chiều kinh tuyến:
+ Phía tây kinh tuyến 100°T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
+ Phía đông của kinh tuyến 100°T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
* Nguyên nhân
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông – tây.
+ Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Trắc nghiệm
1-C | 2-B | 3-D | 4-B | 5-A | 6-B | 7-D | 8-D | 9-A | 10-C |
11-A | 12-B |
Tự luận
Câu 1
– Yêu cầu a) Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên:
+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…
+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…
+ Quân Mông – Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…
– Yêu cầu b)
– Đánh tan quân xâm lược Mông Cổ hung hãn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
– Đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam
– Để lại những bài học lịch sử quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
– Ngăn chặn sự xâm lược của Mông Cổ với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông-Cổ.
(*) Lưu ý:
– Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.
– Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi giữa kì 2 môn Lịch sử – Địa lý 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.