Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Kinh tế và Pháp luật 10 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Kinh tế và Pháp luật 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 10 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Kinh tế Pháp luật 10 năm 2022 – 2023

  • Đề cương giữa kì 2 Kinh tế và Pháp luật 10 sách KNTT
  • Đề cương ôn tập giữa kì 2 Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều

Đề cương giữa kì 2 Kinh tế và Pháp luật 10 sách KNTT

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2

BÀI 11: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật.

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bát buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

+ Pháp luật có các đặc điểm sau:

Tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Tính quyền lực, bắt buộc chung: pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thầm quyền xử lí nghiêm minh tuỳ theo mức độ vi phạm

2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhả nước có thầm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bàn quy phạm pháp luật.

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp. không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Nếu không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình

Bài 12: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM (2 tiết)

1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

– Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyển ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điếu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

– Cấu trúc: hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: ngành luật; chế định pháp luật; quy phạm pháp luật.

Tham khảo thêm:   Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

+ Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

+ Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội có đặc điểm chung và có mối liên hệ mật thiết với nhau.

+ Ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điếu chinh một loạt các quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

– Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.

2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

a) Văn bản quy phạm pháp luật.

– Văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyển, hình thức, trình tự, thù tục pháp luật quy định. Dựa vào sơ đổ Hệ thống pháp luật Việt Nam để kể tên văn bản và cơ quan ban hành các văn bản đó.

– Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:

+ Có chứa các quy phạm pháp luật. Được áp dụng nhiều lần và trong phạm vi cả nước.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyến ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

– Văn bản quy phạm pháp luật gốm văn bản luật và văn bản dưới luật.

+ Văn bản luật là văn bản do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, bao gốm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.

+ Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, thông tư, thông tư liên tịch.

b) Văn bản áp dụng pháp luật.

– Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

– Là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn.

BÀI 13: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tồ chức

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tồ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm). Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ the của cá nhân, tổ chức

II. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2

Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là

A. pháp luật.
B. thỏa thuận.
C. hương ước.
D. quyết định.

Câu 2: Theo quy định, ở nước ta hiện nay pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành?

A. Tòa án.
B. Quốc hội.
C. Nhà nước.
D. Viện kiểm soát.

Câu 3: Việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính chặt chẽ về hình thức.
D. Tính kỉ luật và nghiêm minh.

Câu 4: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Câu 5: Ở nước ta hiện nay, nhà nước sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất?

A. giáo dục.
B. đạo đức.
C. pháp luật.
D. kế hoạch.

Câu 6: Việc anh A bị xử phạt hành chính vì không nộp thuế khi kinh doanh là thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực phổ biến chung.
B. Tính chặt chẽ về hình thức.
C. Tính xác định về nội dung.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 7: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật giao thông đường bộ là phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi trắc nghiệm môn Toán lớp 12 THPT Quốc gia năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán trắc nghiệm có đáp án

A. Tính quy phạm bắt buộc.
B. Tính xác định về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm quyền lực chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 8: Dựa vào đặc điểm cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 9: Người tham gia giao thông luôn chấp hành tín hiệu vạch kẻ đường, tín hiệu đèn giao thông đã phản ánh đặc điểm cơ bản nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính áp chế bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, hành vi bày bán hàng hóa dưới lề đường là vi phạm

A. đạo đức.
B. pháp luật.
C. quyền.
D. nề nếp.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?

A. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội.
C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng, dân chủ.
D. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi trả lời câu hỏi tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Để đảm bảo quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
D. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 lớp 10

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2

  • Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị
  • Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
  • Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

II. Một số câu hỏi ôn tập

Câu 1: Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các

A. Hoạt động
B. Văn bản
C. Ngành luật
D. Ngành kinh tế

Câu 2: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?

A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.

Câu 3: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo?

A. Trình tự và thủ tục đặc biệt
B. Đa số
C. Luật hành chính
D. Sự hướng dẫn của chính phủ

Câu 4: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 5: Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?

A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước.
B. Cơ quan xét xử.
C. Cơ quan kiểm sát.
D. Cả A, B, C.

Câu 6: Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sởcác quy định của hiến pháp, . . . . . . . . . với Hiến pháp?

A. không được trái
B. được phép trái
C. có thể trái
D. Tất cả các đáp trên đều phù hợp

Câu 7: Nội dụng hiến pháp bao gồm?

A. Bản chất nhà nước.
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A, B, C.

Câu 8: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

A. 1/3.
B. 2/3.
C. Ít nhất 1/3.
D. Ít nhất 2/3.

Câu 9: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?

A. 11 chương, 120 điều.
B. 12 chương, 121 điều.
C. 13 chương, 122 điều.
D. 14 chương, 123 điều.

Câu 10: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Chính phủ.

Câu 11. Khẳng định nào sau đây là chưa đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị?

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.
B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.
C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước
D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

Câu 12. Nội dung “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013 của nước ta?

A. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 11
B. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 17
C. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 11
D. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 17

Tham khảo thêm:   Chuyên đề tứ giác nội tiếp lớp 9 Cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn

Câu 13. Hiến pháp năm 2013 khẳng định điều gì?

A. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
C. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là gì?

A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
C. Nhà nước của các cấp Chính phủ.
D. Cả A, và B đều đúng.

Câu 15. Theo Hiến pháp 2013, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai?

A. Chủ tịch nước
B. Quốc hội.
C. Nhân dân.
D. Hội đồng nhân dân.

Câu 16. Đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đổi với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

A. Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn.
C. Tạo điều kiện để phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17. Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định ở đâu?

A. Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.
B. Điều 13 của Hiến pháp năm 2013.
C. Điều 14 của Hiến pháp năm 2013.
D. Điều 15 của Hiến pháp năm 2013.

Câu 18. Vì sao Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô của đất nước?

A. Vì đây là những nội dung quan trọng.
B. Vì đây là những nội dung gắn liền với thể chế chính trị của quốc giA.
C. Vì đây là nội dung bắt buộc phải có trong Hiến pháp.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 19. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân biểu hiện ở những nội dung nào sau?

A. Chịu sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
B. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
C. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20. Đâu là nội dung về việc chưa thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ?

A. Trình báo cơ quan công an khi phát hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
B. Thường xuyên chia sẻ bài viết xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
C. Từ chối xem, chia sẻ các thông tin tiêu cực, xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ quốc giA.
D. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Câu 21. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm nền kinh tế nước ta?

A. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấ
C. Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22. Nền kinh tế nước ta có mấy hình thức sở hữu?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 23. Các nội dung về văn hoá, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?

A. Nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
B. Đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người, đời sống của con người được đảm bảo.
C. Phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Trong cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật dành cho thanh thiếu niên tỉnh C. Hai bạn M và N đã đạt giải nhất nhờ ý tưởng sáng tạo sản xuất khẩu trang than hoạt tính từ bã míA. Ban giám khảo đánh giá đây là ý tưởng thiết thực, có tính ứng dụng cao, góp phần bảo vệ môi trường. Một doanh nghiệp đã nhận bảo trợ tài chính cho hai bạn tiếp tục phát triển ý tưởng nghiên cứu.

Câu hỏi: Thông tin trên thể hiện nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 về mặt gì?

A. Kinh tế.
B. Văn hoá.
C. Giáo dục.
D. Khoa học, công nghệ và môi trường.

Câu 25. Nội dung nào sau đây thể hiện ý nghĩa của các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại Hiến pháp?

A. Góp phần phát triển bền vững đất nước.
B. Có ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
C. Là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Kinh tế pháp luật 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *