Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều Ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều năm 2022 – 2023 tổng hợp những kiến thức quan trọng, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 6 cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em luyện trả lời các câu hỏi ôn tập thật tốt, để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Văn 6 sách Cánh diều. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề cương giữa học kì 2 môn GDCD 6 sách Cánh diều

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người.

  • Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ con người.
  • Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ con người.

2. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

  • Nhận biết được các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và hậu quả của nó.
  • Nêu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu Giải Toán lớp 7 trang 12, 13 - Tập 2 sách Cánh diều

3. Tiết kiệm.

  • Nhận biết được các biểu hiện của tiết kiệm và ngược lại.
  • Hiểu vì sao phải tiết kiệm.
  • Những việc làm thể hiện sự tiết kiệm và trái với tiết kiệm.
  • Cần phê phán, lên án những biểu hiện lãng phí.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ

I. TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ …….. là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”.

a. Động vật
b. Thiên nhiên
c. Con người
d. Thiên tai

Câu 2. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?

a. Ít xuất hiện ở Việt Nam
b. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát
c. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác
d. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?

a. Xả nước uống để rửa tay.
b. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
c. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.
d. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.

Câu 4: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh:

a. trú dưới gốc cây, cột điện.
b. tắt thiết bị điện trong nhà.
c. tìm nơi trú ẩn an toàn.
d. ở nguyên trong nhà.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5 Bài 40: Chia một số thập phân cho một số thập phân Giải Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 84

Câu 5: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần:

a. bình tĩnh.
b. hoang mang.
c. lo lắng.
d. hốt hoảng.

Câu 6: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?

a. Khu chung cư nhà bạn Bình đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
b. Bạn An được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
c. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
d. Bạn Tú lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ …….. là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội”.

a. động vật
b. thiên nhiên
c. con người
d. thiên tai

Câu 8: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ:

a. chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.
b. thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
c. chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
d. ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 9: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

a. Tiết kiệm tiền để mua sách.
b. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
c. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
d. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Tham khảo thêm:   Connect - Liên kết vận mệnh: Nội dung, lịch chiếu, cách xem phim

Câu 10: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?

a. Ít xuất hiện ở Việt Nam.
b. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.
c. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.
d. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều Ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *