Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Công nghệ 11 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Công dân 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 11, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 năm 2022 – 2023

I. Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra

1. Phạm vi kiến thức:

Bài 11; 12; 15; 16; 17; 19 Sách giáo khoa Công nghệ 11

2. Hình thức đề kiểm tra

– 100% Trắc nghiệm khách quan câu TNKQ.

3. Mức độ đánh giá

Tham khảo thêm:   Tin học 9 Bài 6A: Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lí tài chính gia đình Tin học lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 26, 27, 28, 29, 30

– Nhận biết: 40%

– Thông hiểu: 30%

– Vận dụng: 20%

– Vận dụng cao: 10%

II. Nội dung ôm thi giữa kì 2 lớp 11

1. Lý Thuyết

  • Bài 11: Bản vẽ xây dựng
  • Bài 12: Thực hành bản vẽ xây dựng Bài 15: Vật liệu cơ khí
  • Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
  • Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí

2. Một số câu hỏi tham khảo:

Câu 1: Tượng phật bằng đồng là sản phẩm của công nghệ chế tạo bằng phương pháp nào sau đây?

A. Đúc kim loại
B. Gia công áp lực.
C. Hàn.
D. Cắt gọt kim loại.

Câu 2: Độ dãn dài tương đối của vật liệu đặc trưng cho:

A. Độ dẻo của vật liệu
B. Độ dài tương đối của vật liệu
C. Độ cứng của vật liệu
D. Độ bền của vật liệu

Câu 3: Độ dẻo của vật liệu biểu thị:

A. Khả năng chống lại sự bẻ cong vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
B. Khả năng duy trì hình dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
C. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
D. Khả năng trả lại hình dạng của vật liệu sau tác dụng của ngoại lực

Câu 4: Trong các hình biểu diễn ngôi nhà nhà, hình biểu diễn nào quan trọng nhất

A. Mặt đứng
B. Mặt bằng
C. Hình cắt
D. Hình chiếu phối cảnh

Câu 5: Phương pháp rèn thường áp dụng với loại vật liệu:

A. Kim loại dẻo
B. Kim loại cứng giòn không uốn được bằng tay
C. Gang và hợp kim của gang
D. Nhựa

Tham khảo thêm:   Quyết định 39/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở cấp trung học phổ thông

Câu 6: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là:

A. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
B. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn
C. Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
D. Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn

Câu 7: Đúc là:

A. Rót kim loại vào khuôn.
B. Rót kim loại vào nồi nung.
C. Rót kim loại lỏng vào khuôn.
D. Rót kim loại lỏng vào nồi nung.

Câu 8: Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị:

A. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
B. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng
C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
D. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng

Câu 9: Tại sao người ta phải gia công áp lực trên các khối kim loại đang nóng đỏ?

A. Kim loại nóng đỏ phát ánh sáng dễ nhìn.
B. Kim loại nóng đỏ chỉ là do màu sắc của kim loại.
C. Kim loại nóng đỏ để làm cho nhanh.
D. Kim loại nóng đỏ có tính dẻo cao dễ gia công.

Tham khảo thêm:   Thông tư 01/2020/TT-TANDTC Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án

Câu 10: Góc sắc của dao tiện tạo bởi:

A. Mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy
B. Mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy
C. Mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao.
D. Mặt trước và mặt sau của dao

Câu 11: Trong dao tiện cắt đứt góc sau α là góc tạo bởi những yếu tố nào?

A. Góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song mặt đáy.
B. Góc tạo bởi mặt trước và mặt sau của dao.
C. Góc tạo bởi mặt sau của dao với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao.
D. Góc tạo bởi mặt trước và mặt đáy.

Câu 12: Khi tiện cắt đứt thì dao cắt tiến dao như thế nào?

A. Tiến dao dọc Sd.
B. Tiến dao ngang Sng.
C. Tiến dao chéo S chéo.
D. Tiến dao phối hợp.

Câu 13: Để ma sát giữa dao và phôi giảm thì cấu tạo của dao tiện có đặc điểm gì?

A. Góc phải nhỏ.
B. Góc phải lớn.
C. Góc phải lớn.
D. Góc phải lớn.

Câu 14: Trong cấu tạo của dao tiện cắt đứt, mặt tiếp xúc với phoi là:

A. Mặt trước.
B. Mặt sau.
C. Mặt bên.
D. Mặt đáy.

. . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Công nghệ 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *