Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức

I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

1. Phạm vi ôn tập

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau

  • Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
  • Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
  • Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

– Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

  • Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

– Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

  • Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
  • Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.
Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) Văn mẫu lớp 5 Cánh diều

– Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

  • Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

2. Hình thức kiểm tra

  • Kiểm tra tập trung tại lớp
  • Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận

II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

Câu 1: Em hãy cho biết đâu không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Tôn sư trọng đạo
B. Nhân nghĩa
C. Truyền thống hiếu thảo
D. Đốt nhiều vàng mã

Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm kinh nghiệm
B. Có thêm tiền tiết kiệm
C. Có rất nhiều bạn bè
D. Không phải lo về việc làm

Câu 3: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc bộ
B. Tây Nguyên.
C. Nam Bộ.
D. Tây Bắc.

Câu 4: Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng, như:

A. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc;
B. Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
C. Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.
D. Tất cả đáp án

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái.
B. Thích phô trương, hình thức.
C. Hiếu học.
D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 6: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 7: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Bắc Ninh.
D. Hải Dương.

Câu 8: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Yêu nước chống ngoại xâm.
C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.

Tham khảo thêm:   Công văn 06/2013/TCT-CS Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành

Câu 9: Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh P.
B. Ông S và bà K.
C. Anh M và ông Q.
D. Anh M

Câu 10: Em không đồng ý với nhận định nào dưới đây?

A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.
B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.
C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

Câu 11: Sau hai lần đạt giải cao trong cuộc thi Tin học văn phòng thế giới dành cho học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 13 đến 22, bạn Giang đã chia sẻ với các bạn trong lớp “Mỗi lần tham gia dự thi ở nước ngoài, khi Việt Nam được nêu tên trên trường quốc tế, mình rất tự hào vì đã góp phần phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Nghe Giang chia sẻ, nhiều bạn băn khoăn không biết việc Giang đạt giải quốc tế thì liên quan gì đến truyền thống của dân tộc.

Các nhận xét này đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 12: Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào?

A. Hàn Quốc
B. Phần Lan
C. Italia
D. Nhật bản

Câu 13: Màu da đặc trưng của người Việt Nam là màu gì?

A. Da vàng
B. Da trắng
C. Da đen
D. Da nâu

Câu 14: Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

A. Trung Quốc
B. Hàn Quốc
C. Nhật Bản
D. Thái Lan

Câu 15: Ý nào sau đây đúng?

A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng

Tham khảo thêm:   Nói và nghe: Kể chuyện Lửa thần - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 18

Câu 16: Điều gì thể hiện chúng ta tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia?

A. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của các dân tộc
B. Miệt thị màu da
C. Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình
D. Cả A và C đều đúng

Câu 17: Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?

A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng
B. Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển
C. Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển
D. Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ

Câu 18: Vì sao các quốc gia lại muốn giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa của quốc gia mình đến các bạn bè thế giới?

A. Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
B. Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
C. Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
D. Giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nền văn hóa của quốc gia

Câu 19: Em có thể tìm hiểu văn hóa của một quốc gia thông qua đâu?

A. Tham gia các hội thảo chia sẻ về các nền văn hóa
B. Đọc sách báo
C. Xem phim ảnh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

……..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *