Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương Cuộc thi viết tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 1930 – 2020 Gợi ý nội dung viết cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương Cuộc thi viết tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 1930 – 2020 được Wikihoc.com đăng tải ngay sau đây.

Hy vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo củng cố kiến thức để tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 1930 – 2020. Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Đề cương Cuộc thi viết tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi

Câu 1.

Trình bày sự thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi và ý nghĩa của sự kiện này?

– Bối cảnh tình hình trong nước, trong tỉnh trước khi Đảng bộ Quảng Ngãi được thành lập.

– Quá trình vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Nét riêng, độc đáo của quá trình thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.

– Ý nghĩa của sự thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.

Câu 2.

Từ khi thành lập đến năm 2019, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu cụ thể thời gian tổ chức các Đại hội. Kể tên các đồng chí Bí thư, quyền Bí thư Tỉnh ủy qua các thời kỳ?

– Nêu đầy đủ các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh từ 1930 đến năm 2019, bao gồm: Thứ tự Đại hội, thời gian tổ chức Đại hội, họ tên các đồng chí Bí thư hoặc quyền Bí thư được bầu tại Đại hội.

– Nêu họ tên các đồng chí Bí thư, quyền Bí thư Tỉnh ủy qua các thời kỳ; thời gian giữ chức vụ Bí thư, quyền Bí thư tỉnh ủy của từng đồng chí.

Câu 3.

Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào cách mạng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1930 – 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi?

1. Cuộc biểu tình chiếm Huyện đường Đức Phổ

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Yêu chưa bao giờ là sai

– Bối cảnh tình hình trong tỉnh và huyện Đức Phổ trước khi diễn ra cuộc biểu tình chiếm Huyện đường Đức Phổ, ngày 8/10/1930.

– Diễn biến cuộc biểu tình chiếm Huyện đường Đức Phổ, ngày 8/10/1930 và sự phối hợp, ủng hộ của các huyện bạn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Đức Phổ.

– Ý nghĩa thắng lợi của cuộc biểu tình chiếm Huyện đường Đức Phổ, ngày 8/10/1930.

2. Khởi nghĩa Ba Tơ

– Bối cảnh tình hình trong tỉnh và huyện Ba Tơ trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

– Diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

– Ý nghĩa thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

3. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh tháng 8 năm 1945

– Bối cảnh tình hình trong nước, trong tỉnh trước khi diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Quảng Ngãi.

– Diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Quảng Ngãi. Những nét riêng, độc đáo của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi.

– Ý nghĩa thắng lợi của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Quảng Ngãi.

4. Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi

– Bối cảnh tình hình trong tỉnh, huyện Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi trước khi diễn ra cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi.

– Diễn biến cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi.

– Ý nghĩa thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi.

5. Chiến thắng Ba Gia

– Bối cảnh tình hình trong tỉnh và các xã phía Tây huyện Sơn Tịnh trước khi diễn ra chiến dịch Ba Gia.

– Diễn biến của chiến dịch Ba Gia.

– Ý nghĩa của chiến thắng Ba Gia.

6. Chiến thắng Vạn Tường

– Bối cảnh tình hình trong tỉnh và các xã phía Đông huyện Bình Sơn trước khi diễn ra trận Vạn Tường.

– Diễn biến cuộc chiến đấu giữa ta và địch trong trận Van Tường.

– Ý nghĩa của Chiến thắng Vạn Tường.

7. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968

– Bối cảnh tình hình trong tỉnh, trong nước trước khi diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 ở Quảng Ngãi.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Hơn em chỗ nào

– Diễn biến của cuộc Tống tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 ở Quảng Ngãi.

– Ý nghĩa thắng lợi của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

8. Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975

– Bối cảnh tình hình trong tỉnh, trong nước trước khi diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

– Diễn biến chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở Quảng Ngãi.

– Ý nghĩa thắng lợi của cuộc tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở Quảng Ngãi.

Câu 4.

Những thành tựu tiêu biểu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi từ sau ngày giải phóng 30/4/1975 đến năm 2019

Bài dự thi phải khái quát được những thành tựu có tính chất tiêu biểu và toàn diện của tỉnh Quảng Ngãi, nhất là trong 30 năm tái lập tỉnh trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế (các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế…), văn hóa-xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục, các chính sách xã hội, phát triển nguồn nhân lực, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường…), quốc phòng-an ninh (công tác quốc phòng-an ninh, mở rộng hợp tác quốc tế…), xây dựng Đảng và hệ thống chính trị (xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân…)… Trong từng lĩnh vực cần nêu dẫn chứng cụ thể để làm rõ các thành tựu đạt được (Tham khảo Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi (01/7/1989 – 01/7/2019) của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phát hành và đăng trên Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh.

Câu 5:

Cảm nhận của anh (chị) về một nhân vật, phong trào, sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong 89 năm (1930 – 2019); đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ngãi ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án PowerPoint Toán lớp 6 năm 2021 - 2022

Yêu cầu: Bài dự thi phải trình bày đầy đủ 2 phần:

– Phần 1: Lựa chọn và trình bày được cảm nhận của bản thân về một nhân vật, hoặc một phong trào, hoặc một sự kiện lịch sử, hoặc những đổi thay có tính đột phá của tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong 89 năm (1930 – 2019). Nhân vật, phong trào, sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của tỉnh phải đồng thời bảo đảm đầy đủ 3 yếu tố sau:

+ Đó là nhân vật (con người), sự kiện, phong trào, những đổi thay có tính đột phá đóng vai trò quan trọng, gắn liền với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 1930 đến năm 2019.

+ Nhân vật, sự kiện, phong trào hay sự đổi thay có tính đột phá của tỉnh Quảng Ngãi phải thật sự tiêu biểu, có tính lan tỏa rộng rãi, tạo ra bước ngoặt phát triển của tỉnh trong các thời kỳ cách mạng từ năm 1930 đến năm 2019.

+ Nhân vật, sự kiện, phong trào… phải chứng tỏ sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 1930 đến năm 2019.

– Phần 2: Gợi ý một số đề xuất của cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị) nhằm góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ngãi ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

* Lưu ý: Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bài dự thi có tính sáng tạo; có hình ảnh mang tính minh họa; có sử dụng các tư liệu, tài liệu ngoài nguồn đã được công bố nhưng bài dự thi phải ghi rõ nguồn của tư liệu, tài liệu đã sử dụng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương Cuộc thi viết tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 1930 – 2020 Gợi ý nội dung viết cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *