Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Công nghệ Tiểu học Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Công nghệ Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Công nghệ hoạt động 2, hoạt động 3, hoạt động 5, hoạt động 6, hoạt động 7, hoạt động 11.

Nhờ đó, thầy cô dễ dàng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học đạt kết quả như mong muốn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Công nghệ. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ – Hoạt động 2

Câu 1. Thầy/Cô liệt kê các thiết bị, công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Công nghệ.

Trả lời: Các thiết bị, công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Công nghệ:

THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC

2.1.1. Một số thiết bị công nghệ cơ bản

Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay khá đa dạng và phong phú. Theo các Thông tư số 16/2019/TT-BGDĐT ngày 04/9/2019 và Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị CNTT dùng chung cho trường phổ thông có thể kể đến như: máy chiếu đa năng và màn chiếu; máy chiếu vật thể; tivi; máy vi tính (để bàn hoặc xách tay); thiết bị âm thanh; radio-cassette; máy in laser; máy ảnh kĩ thuật số. Ngoài ra một loại thiết bị quan trọng hiện nay mà rất nhiều môn học cần dùng đến là thiết bị kết nối mạng và đường truyền Internet. Tài liệu đọc này sẽ tập trung giới thiệu một số thiết bị công nghệ cơ bản ở các trường phổ thông và thường được GV sử dụng.

Hình 2.1
Hình 2.1. Một số loại thiết bị công nghệ cơ bản hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục

2.1.1.1. Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)

1. Giới thiệu

Máy vi tính hay máy tính cá nhân (PC) là loại máy tính phổ biến nhất được dùng hiện nay. Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai loại chính: Máy tính để bàn và máy tính xách tay. Về cơ bản, tất cả các máy tính đều có 02 thành phần chính là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tất cả các bộ phận có kết cấu vật lí, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài của máy tính như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, bo mạch, … Phần mềm là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện chức năng hoặc nhiệm vụ. Ví dụ như: phần mềm MS Word, Internet Explorer, Adobe Reader, …

2. Lợi ích

Máy tính có rất nhiều lợi ích, có thể hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động dạy học như:

– Nhanh chóng và chính xác: máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên với tốc độ nhanh hơn con người. Máy tính có thể thực hiện công việc một cách chính xác khi dữ liệu đưa vào là chính xác.

– Lưu trữ một lượng thông tin lớn và có thể được lấy ra khi cần.

– Thực hiện các nhiệm vụ phức tạp một cách tự động: Máy tính có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhiều lần và độ chính xác như nhau. Đối với máy tính cấu hình mạnh có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau.

– Giải quyết cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp vì máy tính vừa là công cụ để làm việc, học tập, quản lí, thực hiện các công tác chuyên môn, vừa là công cụ để liên lạc, giải trí, …

3. Lưu ý khi sử dụng

– Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích.

– Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.

– Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì.

4. Gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục môn Công nghệ cấp tiểu học

– Ý tưởng sư phạm: thiết kế các bài giảng với hình ảnh, video, … phục vụ dạy học các nội dung về môn công nghệ cấp tiểu học

– Thực hiện: GV sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập học liệu số có liên quan, sau đó dùng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh chữ, kênh hình, video, âm thanh, … để dạy học các nội dung về môn công nghệ cấp tiểu học

Hiện nay máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của giáo viên từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí học sinh. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục là rất đa dạng.

2.1.1.2. Máy chiếu đa năng (Projector)

1. Giới thiệu

Máy chiếu đa năng (Projector) là phương tiện đem lại hiệu quả cao khi thực hành giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thông tin trong nội dung bài giảng, phục vụ hiệu quả cho việc truyền đạt ý tưởng của giáo viên đến học sinh cũng như giúp giáo viên và học sinh tương tác nhiều hơn với nhau trong hoạt động dạy học.

Hình 2.2
Hình 2.2. Một số loại máy chiếu đa năng

1. Lợi ích

Sử dụng máy chiếu có thể phổ biến thông tin cho học sinh dưới nhiều hình thức: trình chiếu văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa hoặc video chuyển động nhiều có thể làm tăng sự chú ý và giúp học sinh nắm bắt bài học. Sử dụng máy chiếu có thể hỗ trợ dạy học trực quan, khi trình chiếu nội dung dạy học góp phần phát triển nhận thức của học sinh nhất là khả năng quan sát, suy luận, tóm tắt và hệ thống hóa, …

Hình 2.3
Hình 2.3. Kết nối, sử dụng máy tính và máy chiếu với cáp Video (VGA/HDMI)

2. Lưu ý sử dụng

Khi sử dụng máy chiếu đa năng, cần lưu ý:

– Mỗi loại máy chiếu khác nhau thường có những thao tác sử dụng không giống nhau, do đó cần đọc kĩ hướng dẫn khi sử dụng.

– Máy chiếu thường có 2 loại cổng cắm là: VGA và HDMI. Khi kết nối giữa máy vi tính và máy chiếu cần sử dụng dây kết nối có 2 đầu giống nhau (hoặc là VGA, hoặc là HDMI) và cắm vào đúng vị trí trên cả máy vi tính và máy chiếu.

– Bài giảng phải có khuôn hình hoặc định dạng phân giải phù hợp để khi chiếu lên cho hình ảnh đúng với trong bài soạn trên máy tính.

– Khi tắt máy chiếu cần chờ quạt của máy ngưng mới rút dây điện nguồn. Với dòng máy có khả năng làm mát nhanh có thể rút điện máy chiếu ngay. Tuyệt đối không rút dây điện nguồn khi máy chiếu chưa tắt.

3. Gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục môn Công nghệ cấp tiểu học

– Ý tưởng sư phạm: dùng máy chiếu đa năng để trình chiếu các bài giảng đã được thiết kế với hình ảnh, video, … thay thế cho các loại phương tiện trực quan truyền thống.

– Thực hiện: Khi dạy học môn Công nghệ, giáo viên khi sử dụng máy chiếu đa năng để tăng kích thước hình ảnh, video, … cho học sinh quan sát thuận lợi hơn. Thông qua đó, học sinh dễ dàng khai thác thông tin và tạo được biểu tượng chân thực nhất về sự vật và hiện tượng.

Máy chiếu đa năng có thể được sử dụng trong hầu hết các hoạt động dạy học môn Công nghệ ở tiểu học.

2.1.1.3. Thiết bị âm thanh đa năng di động

1. Giới thiệu

Là thiết bị tích hợp chức năng âm li (ampli), loa, đài và đọc được các định dạng DVD, CD, SD, USB, có thể được di chuyển dễ dàng bằng cách xách tay.

Hình 2.4
Hình 2.4. Hình ảnh minh hoạ thiết bị âm thanh đa năng di động và micro

1. Lợi ích

– Sử dụng trong dạy học.

– Sử dụng cho các hoạt động học trong và ngoài lớp học.

2. Lưu ý khi sử dụng

Cách sử dụng

– Thành phần cơ bản đi kèm: micro cho GV và HS. Yêu cầu nguồn điện: AC 220V/50Hz (có thể sử dụng nguồn pin hoặc ắc quy/accu).

– Cách sử dụng đơn giản nên các hướng dẫn thao tác sử dụng được nhà sản xuất đóng gói kèm theo thiết bị.

– Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý:

+ Chọn vị trí đặt hệ thống phù hợp để mọi HS tham gia hoạt động đều nghe rõ.

+ Điều chỉnh âm thanh phù hợp với hoạt động của nhóm/lớp đồng thời không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm/lớp học khác.

3. Gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục môn Công nghệ cấp tiểu học

– Ý tưởng sư phạm: tổ chức các hoạt động học tập trong không gian mở, đặc biệt là các bài học ngoài lớp như các bài thực hành điều tra khu vực xung quanh trường học (chủ đề Trường học lớp 3), bài học gắn liền với tham quan dã ngoại, trải nghiệm, …

– Thực hiện: GV sử dụng thiết bị âm thanh đa năng di động để hướng dẫn HS học tập trong thực tế, nhất là khi học tập ngoài lớp, tham quan các di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, … Đồng thời, sử dụng thiết bị này để tổ chức cho HS thuyết trình, báo cáo và tham gia các hoạt động tương tác, … trong điều kiện không gian rộng, lớp quá đông học sinh.

2.1.2. Một số thiết bị công nghệ nâng cao

2.1.2.1. Máy tính bảng

a. Giới thiệu

Máy tính bảng là thiết bị giống như chiếc điện thoại thông minh với màn hình lớn và có thể “chạy” các phần mềm ứng dụng. Giống như máy tính, máy tính bảng được điều khiển bằng cách chạm các ngón tay vào phần mềm được cài đặt sẵn trên màn hình. Đây được xem là loại thiết bị di động thứ ba xen vào giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay do máy tính bảng có nhiều đặc điểm tương tự như hai sản phẩm trên tích hợp lại.

b. Lợi ích

Máy tính bảng tích hợp những ứng dụng phục vụ tối ưu cho công việc của con người, nhất là phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục. Cụ thể, máy tính bảng có thể đọc được tất cả các định dạng văn bản (word), excel (bảng tính), powerpoint (trình chiếu), pdf, … Bên cạnh đó, rất nhiều phần mềm hỗ trợ xem và soạn thảo văn bản cũng được khai thác trên máy tính bảng, biến nó trở thành công cụ trình diễn nội dung thông tin, công cụ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2023 Kiến thức GDCD 12

c. Lưu ý sử dụng

Để sử dụng máy tính bảng, cần quan tâm đến các yêu cầu cơ bản:

– Việc thiết lập và đăng nhập tài khoản mail trên máy tính bảng rất cần thiết, giúp sử dụng thiết bị này an toàn và hiệu quả hơn

– Nếu phải làm việc trao đổi thông tin qua mạng xã hội, nên truy cập vào Wifi ở địa điểm biết được mật khẩu để có thể thuận tiện hơn khi sử dụng, làm việc.

– Máy tính bảng thường có dung lượng lưu trữ không lớn như một số mẫu điện thoại thông minh hay Laptop. Tuy các thiết bị hiện nay đều hỗ trợ khe cắm mở rộng bộ nhớ, nhưng khả năng hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn. Do đó, nên sử dụng thêm dịch vụ lưu trữ đám mây để giải phóng được bộ nhớ của máy, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn.

– Khi cài một số ứng dụng trong máy tính bảng sẽ được hỏi có muốn nhận thông báo không. Do đó, với ứng dụng cần thiết như Facebook, zalo, viber, … nên để thông báo để trả lời sớm, còn ứng dụng như game, báo, … thì nên ẩn để tiết kiệm được pin và giữ thiết bị hoạt động ổn định.

d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục môn Công nghệ ở tiểu học

– Ý tưởng sư phạm: giáo viên sử dụng máy tính bảng để trình chiếu bài giảng/bài trình chiếu đa phương tiện trên lớp học (dùng thay máy tính để bàn, laptop).

– Thực hiện: Sau khi thiết kế bài giảng/bài trình chiếu đa phương tiện, giáo viên lưu bài giảng trên máy tính bảng và tiến hành kết nối với máy chiếu đa năng qua dây hoặc không dùng dây. Nhờ đặc điểm nhỏ gọn của máy tính bảng, khi giáo viên kết nối với máy chiếu đa năng không dùng dây có thể hoàn toàn chủ động triển khai bài giảng ở bất cứ vị trí nào trong lớp.

2.1.2.2. Bảng tương tác

1. Giới thiệu

Bảng tương tác (còn được gọi là bảng thông minh hay bảng tương tác thông minh) là một công cụ cho phép hình ảnh từ máy tính được hiển thị lên bảng với sự trợ giúp của máy chiếu kĩ thuật số. Bảng tương tác được thiết kế với những mặt bảng có sức bền cao, chống sự va đập và có độ lóa thấp nên không gây phản chiếu. Cấu tạo của bảng có thể gắn giấy lên bằng hệ thống nam châm. Bảng tương tác sử dụng công nghệ tia hồng ngoại và sóng siêu âm tạo ra phần mềm sáng tạo, giúp cho người dùng chỉ cần kết hợp với máy tính và máy chiếu là có thể truyền được nội dung bài giảng một cách sinh động. Các yếu tố trên bảng có thể được thao tác trực tiếp bởi người thuyết trình bằng cách sử dụng chuột, bút, stylus hoặc ngón tay trên màn hình. Thiết bị này cho phép thực hiện các chức năng của chuột như nhấp, kéo, sao chép. Chữ viết tay cũng có thể dễ dàng chuyển thành văn bản trước khi được lưu. Bảng trắng tương tác thường được gắn vào tường hoặc được gắn trên chân bảng chuyên dụng sử dụng ở nơi làm việc cũng như trong lớp học.

Hình 2.5
Hình 2.5. Bảng tương tác và thiết bị đi kèm

1. Lợi ích

Bảng tương tác tạo môi trường tương tác toàn diện; thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của tất cả HS, kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của HS trong hoạt động dạy học. Ngoài ra, bảng tương tác giúp GV xây dựng bài giảng phù hợp với nhu cầu của HS; giúp HS có thể dễ dàng hình dung và có biểu tượng về các hình ảnh, sự vật, âm thanh; khuyến khích HS xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện và thử nghiệm; góp phần nâng cao năng lực của HS.

Bút điện tử dùng để viết lên bảng được thiết kế vạn năng được sử dụng như chuột máy tính để trình bày nội dung bài giảng một cách trôi chảy. Viết và vẽ sinh động trên bảng để truyền tải đầy đủ nội dung như trình bày trên máy tính. Mặt bảng được sử dụng như một giao diện máy tính hiện đại. Hình ảnh và chữ viết được lưu vào máy tính và được chia sẻ như những dữ liệu điện tử thông thường như một file trong máy tính. Ngoài ra còn có phần mềm hỗ trợ giúp cho GV dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy. Sử dụng bảng tương tác trong lớp học cho phép truy cập ngay vào tất cả nội dung internet cung cấp. Các câu hỏi hay vấn đề đặt ra có thể được trả lời ngay thông qua tìm kiếm của Google vì tất cả âm thanh, video và hình ảnh đều dễ truy cập, nên mang lại nhiều lợi ích và sự tiện dụng cho GV. Sự thông minh của bảng tương tác giúp đổi màu bút viết, đổi màu nét bút đậm nhạt khác nhau. Có khả năng chụp ảnh desktop như một tập tin và lưu vào máy tính, cũng có khả năng đổi phông nền của desktop sang bảng trắng để viết. Bảng tương tác trong lớp học là điều kiện khả thi cho thảo luận nhóm. Đây cũng chính là một công cụ tác động vào quá trình động não của HS với hiệu quả cao do. Trong quá trình tương tác, các ghi chú được thực hiện trên màn hình có thể được chuyển thành văn bản và lưu lại để chia sẻ và phân phối sau này.

Hình 2.6
Hình 2.6. Kết nối, sử dụng máy tính với bảng trắng tương tác/bảng thông minh

2. Lưu ý sử dụng

– Khi lựa chọn bảng tương tác hiện đại, cần chú ý đến đó phải là thiết bị tích hợp All In One, phải có máy vi tính tích hợp với phần mềm tương tác chuyên dụng cho giáo dục và có khả năng kết nối mạng.

Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ – Hoạt động 3

Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáodục

CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số vai trò cơ bản như sau:

1. Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục

CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương tác xã hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo dục có trách nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình thức khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp. Không chỉ HS mà nhiều người học đa dạng cũng được hỗ trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

CNTT còn hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động thông qua các cải tiến về hình thức dạy học. Nhờ đó, GV có thể thiết kế môi trường giáo dục, triển khai các hình thức dạy học, giáo dục một cách chủ động, hiện đại, đảm bảo thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục đúng hướng phát triển năng lực người học, nhất là triển khai dạy học lấy người học là trung tâm. Chẳng hạn, GV có thể xây dựng các bài giảng đa phương tiện, tác động đến các giác quan của HS, xây dựng môi trường học giả định và môi trường học ảo để HS khám phá, trải nghiệm. Như vậy, CNTT góp phần tạo ra môi trường giáo dục đa dạng để người học phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua sự đa dạng hóa hình thức dạy học.

2. Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS

CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng mà còn năng lực CNTT và các phẩm chất có liên quan. Nhờ CNTT với các tính năng của nó, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân. Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình. CNTT đặc biệt kích thích hứng thú học tập của HS, khuyến khích HS tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn, nhất là các kĩ năng phức tạp, các năng lực tổng hợp thông qua các điều kiện học tập đa dạng: học tập trực tiếp có ứng dụng CNTT, học tập trên lớp học ảo, thí nghiệm ảo…

CNTT cũng hỗ trợ HS phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của HS. Cụ thể, thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa. CNTT đã hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e-Learning hay học theo phương thức lớp học đảo ngược. Ngoài ra, CNTT giúp người học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm bảo việc học tập liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường. CNTT còn đồng hành và hỗ trợ người học có nhu cầu đặc biệt để minh chứng cho các giá trị nhân văn của giáo dục và dạy học. Chẳng hạn, điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong dạy học, giáo dục hiện nay. GV và HS sẽ không phải lo lắng khi lỡ tay xóa, làm mất tài liệu quan trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến lịch học, bài tập, ôn tập… có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Drive. GV cũng có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến độ và chấm bài cho nhiều HS dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT. Nhờ lưu trữ dữ liệu một cách tập trung, điện toán đám mây cho phép HS và GV tăng phạm vi tiếp cận, chia sẻ thông tin mà không tăng chi phí hoặc thêm áp lực thời gian trong dạy và học.

Tham khảo thêm:   Gacha Life: Cách sử dụng mã đổi thưởng miễn phí

3. Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả

Dưới góc nhìn khái quát, CNTT sẽ hỗ trợ hoạt động dạy học của GV, nhất là thực hiện dạy học phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu điểm quan trọng là thực hiện chương trình GDPT 2018. Có thể tóm tắt về vai trò hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS qua hình 1.1. dưới đây.

Hình 1.1
Hình 1.1. Vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy học, giáo dục của GV

Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được.

Song song đó, CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học trong thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích cực, chủ động. Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không còn là trung tâm của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển hiệu quả NL và PC của mình hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống ở thời đại số. Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả mong đợi.

CNTT còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục; nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. CNTT còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng CNTT với các tính năng vượt trội để đảm bảo các yêu cầu về tính khách quan, công bằng, … của kì đánh giá.

CNTT còn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một cách hiệu quả thông qua các dữ liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động dạy học, giáo dục phù hợp. Đơn cử như các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các bài kiểm tra, lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học; ghi nhận và so sánh về các diễn tiến học tập, sự tiến bộ của người học. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu và chuyển giao dữ liệu về người học nếu có sẽ tiện lợi và khách quan nếu có sự hỗ trợ của CNTT với các yêu cầu kĩ thuật cụ thể. Hoặc để có kết quả kiểm tra nhanh và dữ liệu phân tích phản hồi, việc đánh giá năng lực trên máy tính mang đến những kết quả khá thuyết phục và có giá trị.

4. Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV

CNTT còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển GV, góp phần đáp ứng các yêu cầu mới của việc dạy học, giáo dục:

  • Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp trước và sau khi trở thành người GV chính thức; kết nối với cơ sở đào tạo, trường đại học sư phạm và cộng đồng GV dài lâu và hiệu quả. Với các khóa học trực tuyến, bồi dưỡng thường xuyên và phục vụ nhu cầu học tập suốt đời, CNTT giúp GV rèn luyện, cập nhật và hoàn thiện bản thân sau khi tốt nghiệp và làm nghề. Hơn nữa, các cộng đồng GV được thành lập thông qua các công cụ khác nhau của CNTT, trường đại học và cựu người học sẽ cùng chia sẻ thông tin, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến kiến thức, tọa đàm, hội thảo một cách khả
  • Hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi mới việc dạy học, giáo dục đối với GV bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục với những hình thức khác nhau. Đơn cử như với phần mềm hỗ trợ điểm danh, quản lí và tương tác ngẫu nhiên với người học, việc phối hợp giữa GV và HS thuận lợi hơn khá nhiều; hoặc có thể cải tiến việc dạy học, giáo dục thông qua các sản phẩm của CNTT trong hệ sinh thái giáo dục phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt thông qua các đường dẫn và gợi ý khai thác, tư vấn sử dụng.
  • Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ năng mới từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giáo dục và dạy học không ngừng phát triển và đồng hành với sự phát triển của khoa học; vì thế, CNTT với khả năng của mình sẽ cung cấp nguồn học liệu, các tri thức hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học, cập nhật các hướng dẫn mới có liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục của ngành để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách hiệu quả.

Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ – Hoạt động 5

Câu 2. Thầy/cô hãy đưa ra gợi ý cho việc sử dụng 01 thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Công nghệ.

Trả lời:

a. Giới thiệu

Máy vi tính hay máy tính cá nhân (PC) là loại máy tính phổ biến nhất được dùng hiện nay. Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai loại chính: Máy tính để bàn và máy tính xách tay. Về cơ bản, tất cả các máy tính đều có 02 thành phần chính là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tất cả các bộ phận có kết cấu vật lí, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài của máy tính như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, bo mạch, … Phần mềm là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập

trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện chức năng hoặc nhiệm vụ. Ví dụ như: phần mềm MS Word, Internet Explorer, Adobe Reader, …

b. Lợi ích

Máy tính có rất nhiều lợi ích, có thể hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động dạy học như:

– Nhanh chóng và chính xác: máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên với tốc độ nhanh hơn con người. Máy tính có thể thực hiện công việc một cách chính xác khi dữ liệu đưa vào là chính xác.

– Lưu trữ một lượng thông tin lớn và có thể được lấy ra khi cần.

– Thực hiện các nhiệm vụ phức tạp một cách tự động: Máy tính có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhiều lần và độ chính xác như nhau. Đối với máy tính cấu hình mạnh có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau.

– Giải quyết cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp vì máy tính vừa là công cụ để làm việc, học tập, quản lí, thực hiện các công tác chuyên môn, vừa là công cụ để liên lạc, giải trí, …

c. Lưu ý khi sử dụng

– Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích.

– Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.

– Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì.

d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học

– Ý tưởng sư phạm: thiết kế các bài giảng với hình ảnh, video, … phục vụ dạy học các nội dung về tự nhiên và xã hội.

– Thực hiện: GV sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập học liệu số có liên quan, sau đó dùng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh chữ, kênh hình, video, âm thanh, … để dạy học các nội dung về tự nhiên và xã hội.

Hiện nay máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của giáo viên từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí học sinh. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục là rất đa dạng.

Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ – Hoạt động 6

Câu 2: Ví dụ thực tế về việc khai thác học liệu số trong thực tiễn khi tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục:

Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một ví dụ https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-noi-nong-nhat-hanh-tinh-phan-1-91125.htm, https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-the-gioi-cac-loai-cay- phan-1-254025.htm.

a) Phim về các chủ đề dạy học

Nội dung về Tự nhiên và Xã hội hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video Tự nhiên và Xã hội là Youtube. Sau đây là một ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=oRuCm3t8lO4

b) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề

GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực con người và tự nhiên (động vật, thực vật, trái đất và bầu trời). Kho dữ liệu tranh, ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn. GV và HS nên sử dụng các từ khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả phù hợp hơn.

* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:

Tham khảo thêm:   Cách nhập mã Grand Theft Auto trên máy XBox

– Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.

– Sử dụng đúng từ khoá.

Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ – Hoạt động 7

Câu 1. Thầy/Cô đã từng sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân như thế nào?

TRẢ LỜI:Đã từng sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân như:

– Powerpoint để tạo bài trình chiếu trong khám phá , luyện tập, vận dụng.

– Google Meet để dạy học trực tuyến.

– Google Drive hoặc ClassDojo để HS gửi hình ảnh chụp của bài thực hành

– Phần mềm Zoom dùng để dạy trực tuyến

– Phần mềm Padlet cho HS nộp bài, tương tác cùng nhau.

* Xin được chia sẻ 2 ứng dụng sau đây:

1. Phần mềm VNEDU:

+ Giới thiệu

VNEDU là một giải pháp xây dựng trên nền tảng web công nghệ điện toán đám mây nhằm tin học hóa toàn diện công tác quản lí, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng quản lí, chất lượng dạy và học. Hình thành một cách thức quản lí mới, khoa học cho nhà trường.

+ Chức năng

Hệ thống tích hợp các mẫu báo cáo thống kê EMIS theo các giai đoạn của năm học, các mẫu báo cáo về hồ sơ và điểm của học sinh tương thích với phân hệ quản lí học sinh VEMIS và quản lí điểm.

Hệ thống giúp phụ huynh nắm bắt dễ dàng, trực tiếp và nhanh chóng kết quả học tập, rèn luyện của con em để kịp thời khích lệ, uốn nắn con em mình.

Tổ chức và quản lí kỳ thi một cách nhanh chóng hiệu quả

Quản lí trường học: Để các trường sử dụng được Phần mềm Quản lí trường học và các ứng dụng khác trên Mạng giáo dục Việt Nam như: Quản trị website, Xếp thời khóa biểu TKB, quản trị của Viễn thông tỉnh cần phải khởi tạo thông tin cho trường học đó trên vnEdu.

Quản lí học sinh như: tra cứu thông tin học sinh, chuyển lớp, chuyển trường, thôi học, bảo lưu, đuổi học, …

Quản lí học tập: Sổ điểm, hạnh kiểm, khen thưởng …

Quản lí thi: VnEdu hỗ trợ chức năng quản lí, tạo kỳ thi trắc nghiệm online, tự động đánh số báo danh, thời khoá biểu …

Báo cáo EMiS và các biểu mẫu Thống kê báo cáo: Hỗ trợ chức năng báo cáo cấp Phòng/Sở giúp nhà trường tiết kiệm tối đa thời gian trong công tác thống kê, báo cáo.

Sổ liên lạc điện tử: Tích hợp chức năng thông báo điểm, kết quả học tập rèn luyện của học sinh trên website VnEdu, thông qua hệ thống tin nhắn giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

Tin nhắn điều hành: Giới hạn SMS SLLĐT& tin nhắn điều hành cho nhà trường, quản lí danh bạ, gửi tin nhắn điều hành.

Quản lí công văn, văn bản.

Quản lí cơ sở vật chất: quản lí thông tin các thiết bị giảng dạy.

Quản trị hệ thống có các chức năng chính như là: khóa các điểm đã nhập, khóa nhập điểm theo khối thống kê nhập điểm, khóa nhập liệu các sổ & chốt kết quả thi lại, cấu hình số cột điểm, cấu hình nhập điểm theo đợt.

Kênh thanh toán học phí thông qua VnEdu.

Hóa đơn điện tử trường học – Tích hợp VNPT-Invoice và vnEdu: giúp nhà trường giảm nỗi lo về thu học phí, thanh toán hóa đơn. Hóa đơn điện tử VNPT Invoice với vnEdu đã giúp trường giảm nhân sự, giảm thiểu sai sót… trong việc quản lí hóa đơn.

2. Bộ công cụ Google

+ Giới thiệu

Đây là trang Web công cụ đa năng giúp tra cứu thông tin, tìm kiếm thông tin, chia sẻ dữ liệu, làm sáng tỏ các chính sách và hành động của chính phủ cũng như của công ty ảnh hưởng đến quyền riêng tư bảo mật, và quyền truy cập vào thông tin. Trang Web Google có hơn 25 công cụ tuyệt vời, mỗi công cụ có những tính năng đặc thù riêng như; Google Mail, Google Drive, Google Keep, Google Sheets, Google Docs, Google meet, Google Site, Google Slides, Google Forms, Google Classroom, Google Calendar….Thế mạnh của tất cả các bộ công cụ này là tính năng đơn giản, dễ sử dụng, miễn phí, quen thuộc đa số với mọi người trên thế giới. Chỉ một thao tác đơn giản bấm vào biểu tượng “9 chấm” trên Gmail, chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự hỗ trợ từ các ứng dụng của Google.

+ Chức năng

Gmail: Công cụ quen thuộc để gửi thư điện tử giữa giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Gmail có thể cài đặt lịch hẹn trước để gửi thư vào đúng ngày mong muốn.

Google Drive: Nơi lưu trữ các tài liệu, văn bản, biểu mẫu sử dụng chung cho các giáo viên trong trường mà không cần cứ mỗi lần có một biểu mẫu lại phải gửi mail đồng loạt cho các giáo viên. Chúng ta đơn giản chỉ cần tạo một thư mục chung trên drive, phân quyền truy cập cho các giáo viên được quyền xem/ sửa là mọi người đều có thể có được tài liệu mình mong muốn. Ưu điểm cách làm này là các tài liệu nếu được tổ chức khoa học sẽ không bị trôi đi.

Google Meet: Hỗ trợ các cuộc họp tổ bộ môn, họp hội đồng trường, giảng dạy trực tuyến trong những trường hợp đặc biệt ngoại lệ (trong điều kiện Covid-19).

Google Classroom: Một dạng lớp học ảo, là nơi các giáo viên có thể gửi tài liệu, giao bài tập, chấm điểm học sinh hoặc mời thêm các giáo viên khác cùng vào dạy, hỗ trợ lớp học.

Google Forms: Một dạng biểu mẫu trực tuyến có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Ví dụ; như đơn xin nghỉ học của học sinh, đơn xin nghỉ ốm của giáo viên, lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh, hoặc khảo sát ý kiến nào đó trong nhà trường…

Google Slides: Giúp giáo viên soạn các bài giảng trực tiếp trên internet mà không cần dùng một phần mềm nào cả như Powerpoint chẳng hạn. Ngoài các chức năng tương tự như Powerpoint, Google slides có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau trong môi trường online và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm.

Google Docs: Hỗ trợ soạn thảo văn bản trực tuyến, cách sử dụng tương tự MS Word. Google docs cũng có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm.

Google Sheets: Hỗ trợ các tài liệu dạng bảng tính, sử dụng tương tự MS Excel. Google sheet cũng có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm. Google sheets hiện rất phổ thông đối với các công ty vừa và nhỏ sử dụng lập kế hoạch cho các dự án. Có thể áp dụng Google sheet trong trường phổ thông với nhiều trường hợp như hỗ trợ lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chia sẻ lịch công tác tuần cho giáo viên dễ theo dõi, cho phép giáo viên ghi tên đăng kí ca coi thi vào những giờ đã quy định trước, hoặc lấy ý kiến phản hồi của phụ huynh nhanh chóng mà không cần tạo nhóm rồi phản hồi qua lại, sau đó cần có một người đọc các phản hồi rồi tổng hợp các ý kiến như kiểu truyền thống trước đây, tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm việc.

Google Site: Hỗ trợ làm một Website cơ bản, có thể áp dụng trong trường hợp hỗ trợ giáo viên tạo các hướng dẫn dạy học theo dự án cho học sinh. Giáo viên chỉ cần đăng các bước thực hiện trên Google site rồi gửi link để học sinh thực hiện.

Google Calendar: Chức năng này giúp cài đặt lịch, nhắc nhở công việc, giờ dạy, giờ học cho giáo viên, học sinh và nhà quản lí khá bận rộn như ban giám hiệu. Google Calendar rất linh hoạt cho các trường hợp như cài đặt lịch nhắc nhở họp hành, tham dự các sự kiện và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Google Keep: Giúp các cán bộ quản lí cũng như giáo viên lưu các ghi chú công việc cần làm của cá nhân và cài đặt lịch để tránh bị quên, sót việc.

Youtube: Là nền tảng chia sẻ video trực tuyến. Có thể tận dụng Youtube để đăng lên những videos các bài giảng mẫu của giáo viên, hoặc giới thiệu về các hoạt động của nhà trường như lễ khai giảng, chào mừng ngày nhà giáo,..

Câu 2. Thầy/Cô hãy chia sẻ ví dụ thực tế và những điều cần lưu ý về các phần mềm mà bản thân đã từng sử dụng?

TRẢ LỜI:

  • Phần mềm Padlet hỗ trợ HS trong việc nộp bài tập thực hành, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau trong việc thực hiện sản phẩm
  • Phần mềm Quizizz hỗ trợ soạn giảng câu hỏi trắc nghiệm KT-ĐG
  • Phần mềm Azota hỗ trợ KT-ĐG

Các phần mềm hỗ trợ rất hiệu quả và dễ dàng cho HS sử dụng, Gv có thể sử dụng đường link gửi cho BGH kiểm tra việc dạy và học đặc biệt trong thời gian học trực tuyến này

Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ – Hoạt động 11

Câu 1:

Tiêu chí

Không

Dẫn chứng

1.Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài học có hợp lí, cần thiết không?

2.Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập khổng?

X

X

-GV sử dụng CNTT vào bài giúp HS thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài học, tạo ra được sản phẩm.

3. Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

X

Phần mềm ứng dụng giúp GV chuyển đổi, xử lí hình ảnh tạo nên sự hứng thú cho HS, HS dễ dàng thực hiện được các hoạt động hỏi đáp, thảo luận.

4. Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

X

Các video sử dụng khá rõ, đảm bảo tính trực quan.

Phần mềm trình chiếu rõ ràng, hiệu ứng tốt giúp phát huy các kỹ thuật dạy học

Câu 2:

Tiêu chí

Không

Dẫn chứng

1.Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài học có hợp lí, cần thiết không?

2.Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập khổng?

X

X

-GV sử dụng CNTT vào bài giúp HS thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài học, tạo ra được sản phẩm.

3. Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

X

Phần mềm ứng dụng giúp GV chuyển đổi, xử lí hình ảnh tạo nên sự hứng thú cho HS, HS dễ dàng thực hiện được các hoạt động hỏi đáp, thảo luận.

4. Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

X

Các video sử dụng khá rõ, đảm bảo tính trực quan.

Phần mềm trình chiếu rõ ràng, hiệu ứng tốt giúp phát huy các kỹ thuật dạy học

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Công nghệ Tiểu học Đáp án tự luận Module 9 môn Công nghệ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *