Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THCS, THPT năm 2022 – 2023 gồm 2 mẫu, giúp thầy cô nhanh chóng hoàn thiện bài dự thi của mình. Cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai diễn ra từ ngày 20/12/2022 – 10/01/2023.
Năm 2022 – 2023 cuộc thi chỉ có 1 đề duy nhất cho cả giáo viên THCS, THPT, mà chỉ có phần tự luận, không có trắc nghiệm như mọi năm. Tiêu chí chấm các sản phẩm dự thi của giáo viên dựa theo Công văn 5555. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên năm 2022 – 2023
ĐỀ BÀI
Dựa vào nội dung của tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, hãy xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa với các yêu cầu sau đây:
- Kế hoạch bài dạy có thời lượng dạy học 01 tiết hoặc chủ đề dạy học có thời lượng nhiều hơn 1 tiết. Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục.
- Kế hoạch bài dạy có cấu trúc vận dụng theo Công văn số 5512/BGDĐTGDTrH.
- Tổ chức dạy minh họa.
Sản phẩm nộp về cuộc thi theo hướng dẫn tại Công văn.
BÀI LÀM
Mẫu 1:
BÀI 4-5: ĐI BỘ, CÁCH ĐI XE ĐẠP, XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀN
Môn học/Hoạt động giáo dục: AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Các quy tắc đi bộ an toàn.
- Các quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy, ô tô an toàn.
2. Năng lực:
- Ghi nhớ và vận dụng được các quy tắc đi bộ an toàn.
- Nêu và vận dụng được các quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy, ô tô an toàn.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện các quy tắc đi bộ an toàn, ngồi sau xe đạp, xe máy và ngồi trong ô tô an toàn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy chiếu. – Bảng phụ. – Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tính tò mò khám phá kiến thức trong học sinh.
b) Nội dung: Quan sát các hình ảnh sau
Bằng hiểu biết của bản thân, hãy nêu ý kiến của em về cách đi bộ hoặc ngồi sau xe đạp, xe máy hoặc ngồi trong ô tô như thế có an toàn?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên nêu nhiệm vụ: Cho học sinh quan sát hình ảnh(Trình chiếu, phát phiếu,…).
* Thực hiện: Học sinh suy nghĩ độc lập.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi lần lượt các hs, lên bảng trình bày câu trả lời của mình.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
* Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
- Dẫn dắt vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Đi bộ an toàn
a) Mục tiêu: Hình thành được thói quen đi bộ như thế nào là an toàn.
b) Nội dung: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết cách đi bộ như thế nào là an toàn?
c) Sản phẩm: Trả lời của học sinh.
– Đi bộ trên hè phố và lề đường; đường không có hè phố và lề đường phải đi sát mép đường.
Nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Không đọc sách, nghe nhạc, xem phim khi tham gia giao thông.
– Đi buổi tối, nên mặc áo sáng màu hoặc áo phản quang để người tham gia giao thông dễ nhận ra.
Khi đi cùng bạn bè, cần nhắc nhở khi bạn có hành vi sai trái, không đảm bảo an toàn giao thông.
– Khi qua đường nơi có tín hiệu đèn giao thông hoặc nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường, cần dừng lại trên vỉa hè trước vạch kẻ đường, quan sát các xe đi hai phía. Khi tín hiệu đèn cho người đi bộ sáng màu xanh, nếu thấy an toàn, bước qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao |
GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi cần giải quyết. HS: Tiếp nhận thông tin từ giáo viên |
Thực hiện |
– HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ. – GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm. |
Báo cáo thảo luận |
Đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác trình bày thắc mắc, lớp tập trung giải quyết các thắc mắc của mình. |
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp |
– GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. |
2. Một số quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn
a) Mục tiêu: Hình thành thói quen, nắm vững quy tắc ngồi sau xe đạp, xe đạp điện an toàn.
b) Nội dung:
H1: Quan sát các hình ảnh sau đây, hãy cho biết những tư thế ngồi sau xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy nào an toàn và không an toàn? Vì sao?
…..
Mẫu 2:
Xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa dựa vào nội dung của tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai
Dưới đây là mẫu giáo án an toàn giao thông theo cấu trúc của Công văn 5512, mời các thầy cô tham khảo.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
- Nêu được quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.
- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng.
- Ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp an toàn khi đi đường.
2. Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi của người khác đúng hay sai về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông
- Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
4. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, hợp tác, …..
II. Chuẩn bị:
- GV: Luật giao thông đường bộ; số liệu các vụ tai nạn giao thông; biển báo.
- HS: Các vụ tai nạn giao thông; nguyên nhân, tác hại; quy định về an toàn giao thông.
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học
A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
1. Hoạt động khởi động |
– Dạy học nghiên cứu tình huống. – Dạy học hợp tác |
– Kĩ thuật đặt câu hỏi – Kĩ thuật học tập hợp tác |
2. Hoạt động hình thành kiến thức |
– Dạy học dự án – Dạy học theo nhóm – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. – Thuyết trình, vấn đáp. |
– Kĩ thuật đặt câu hỏi – Kĩ thuật học tập hợp tác |
3. Hoạt động luyện tập |
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. – Dạy học theo nhóm – Đóng vai |
– Kĩ thuật đặt câu hỏi – Kĩ thuật học tập hợp tác |
4. Hoạt động vận dụng |
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
– Kĩ thuật đặt câu hỏi |
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
– Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: kích thích hs bộc lộ những hiểu biết của bản thân
Phương thức thực hiện:
– Hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động
– Trình bày phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
– Giáo viên yêu cầu hs lên báo cáo phần đã được chuẩn bị ở nhà
? Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
Nguyên nhân và tác hại của tai nạn giao thông.
Quy định về an toàn giao thông
*Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh chuẩn bị trình bày theo nội dung đã làm trước ở nhà
– Dự kiến sản phẩm…
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
GV: Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai, tai nạn giao thông là thảm họa thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: tìm hiểu tính chất nghiêm trọng của tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay. 1. Mục tiêu: Thông qua số liệu, tìm hiểu tính chất nghiêm trọng của tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay. 2. Phương thức thực hiện: – Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động – Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá – Học sinh đánh giá. – Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ – Giáo viên yêu cầu hs theo dõi phần 1/ sgk và phần tư liệu mà các em đã chuẩn bị: ?Em có nhận xét gì về chiều hướng tăng giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra – Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh: suy nghĩ và trao đổi nhóm cặp đôi – Dự kiến sản phẩm: Con số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng. *Báo cáo kết quả: đại diện cặp đôi báo cáo *Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV chốt: Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. 1. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông 2. Phương thức thực hiện: nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động * chuyển giao nhiệm vụ GV: ? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay? Trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? ? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông? * Thực hiện nhiệm vụ: – Cá nhân báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp – Dự kiến sản phẩm: Nguyên nhân: – Dân cư tăng nhanh. – Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. – Quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế. – Ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu: – Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. – Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt. . Biện pháp. – Học tập, hiểu pháp luật về TTATGT – Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường. * Báo cáo Đại diện nhóm trình bày. * Đánh giá: GV nhận xét, chốt: Nguyên nhân chính là do con người: Coi thường pháp luật hoặc không hiểu PL về TTATGT (Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường…). GV: Cung cấp số liệu, sự kiện nói về nguyên nhân gây tai nạn giao thông.. GV: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, của mọi người”. Vì vậy mỗi chúng ta cần thực hiện tốt giao thông đường bộ. Hoạt động 4: HS quan sát, nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo. 1. Mục tiêu: nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo 2. Phương thức thực hiện: cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nv: GV: Giới thiệu 3 loại biển báo cấm, 3 biển báo nguy hiểm, 3 biển hiệu lệnh. GV: ? Phân loại, nêu đặc điểm của từng loại biển báo. ? Mỗi loại biển báo này có ý nghĩa gì? * Thực hiện nhiệm vụ: Cặp đôi trao đổi * báo cáo: đại diện cặp đôi báo cáo * Đánh giá: HS, gv đánh giá GV: Giới thiệu điều 10 luật GTĐBộ. và kết luận |
1. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay. ->Phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. 2. Biện pháp. – Học tập, hiểu pháp luật về TTATGT – Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường. 3. Các loại biển báo thông dụng: a. Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, hình vẽ màu đen -> báo cấm. b. Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ đen ->đều nguy hiểm. c. Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng ->báo điều phải thi hành. |
3. Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học
Phương thức thực hiện: cá nhân
Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá
Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
Làm BT a (46-SGK).
* thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm vào phiếu học tập
* Báo cáo: Cá nhân trả lời
* Đánh giá: hs, gv đánh giá
4. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống….
Phương thức thực hiện: nhóm
Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá
Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nv:
– Nhóm – mỗi bàn 1 nhóm trao đổi về hành vi ứng xử có văn hóa và không có văn hóa mà các em nhìn thấy khi tham gia giao thông, sau đó điền nội dung vào bảng sau:
STT | Hành vi có văn hóa | Hành vi không có văn hóa |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 |
* Thực hiện nhiệm vụ: hs suy nghĩ trao đổi, báo cáo nhóm
– dự kiến sản phẩm
* Báo cáo: đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá
Các nhóm nhận xét, bổ sung
– Gv nhận xét, kết luận
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: giúp hs mở rộng kiến thức
Phương thức thực hiện: cá nhân
Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá
Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
Hãy tìm hiểu các tín hiệu biển báo giao thông khác mà em chưa được học trên lớp, sau đó chia sẻ với các bạn
* Thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu ở nhà
* Báo cáo ở tiết sau
Bài giảng minh họa An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai
>> Tải file để tham khảo
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên Cuộc thi An toàn giao thông cho giáo viên THCS, THPT năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.