Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 8 bộ Chân trời sáng tạo (10 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 8 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án 10 câu hỏi tập huấn SGK lớp 8 bộ Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi bài tập cuối khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 8 năm 2023 – 2024 của mình.

Với đáp án trắc nghiệm của 10 môn:  Toán, Ngữ văn, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, GDCD, Lịch sử – Địa lí, Âm nhạc, Công nghệ, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất chính xác, giúp ích rất nhiều cho thầy cô trong khóa tập huấn này. Mời thầy cô cùng tải miễn phí về tham khảo nhé:

Đáp án tập huấn SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Trong Sách Toán 8, bộ sách Chân trời sáng tạo có các mục nào?

A. Khám phá, Thực hành, Vận dụng.
B. Khởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng.
C. Gồm 7 mục: Khởi động, Khám phá, Kiến thức trọng tâm, Thực hành, Vận dụng, Sau bài học này em đã làm được những gì, Em có biết.
D. Khởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng, Em có biết.

Câu 2. Theo thầy cô, hiện tại phần thống kê và xác suất ở bậc học phổ thông chưa được chú trọng vì sao?

A. Chương trình hiện hành không chú trọng.
B. Các đề thi các cấp không ra phần này.
C. Giáo viên và xã hội chưa thấy tầm quan trọng của thống kê xác suất trong đời sống.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3. Chương trình Toán 8 mới khác với chương trình hiện hành những điểm chủ yếu nào?

A. Có thêm phần các Hoạt động thực hành và trải nghiệm.
B. Có thêm phần Các hình khối trong thực tiễn.
C. Có thêm phần Một số yếu tố thống kê và xác suất.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4. Những nội dung nào không có trong mạch hình học trực quan của lớp 8?

A. Hình chóp tam giác đều
B. Hình chóp tứ giác đều.
C. Hình nón.
D. Thể tích hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.

Câu 5. Để dạy tốt chương trình Toán lớp 8 năm 2018, giáo viên cần phải làm gì?

A. Nắm vững Sách giáo khoa bộ môn Toán 8 theo chương trình 2018.
B. Nghiên cứu chương trình để biết được HS lớp 7 đã học những kiến thức gì.
C. Tham gia tập huấn đầy đủ.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6. Chương trình phổ thông môn Toán THCS 2018 có các mạch kiến thức nào?

A. Đại số và Hình học.
B. Số và Đại số, Hình học và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất.
C. Đại số, Hình học, Số học.
D. Số và Đại số, Hình học, và Đo lường.

Câu 7. Để tạo điều kiện dạy và học tốt, Sách giáo khoa Toán 8 đưa ra các bước thông dụng nào cho mỗi bài học.

A. Khởi động, Khám phá, Kiến thức trọng tâm, Thực hành, Vận dụng.
B. Nêu kiến thức trọng tâm, Luyện tập, Kiểm tra, Đánh giá.
C. Nêu các khái niệm, định nghĩa, định lí, Luyện tập, Đánh giá.
D. Tạo các trò chơi liên quan đến bài học, Luyện tập, Cho điểm.

Câu 8. Với các trường chưa đủ đồ thiết bị cho giáo viên, có thể dạy tốt chương trình Toán 8 bằng cách nào?

A. Học Toán không cần sử dụng đồ dùng học tập.
B. Buộc học sinh phải tự trang bị.
C. Bên cạnh đồ dùng thiết bị hiện có, giáo viên có thể tìm kiếm những vật dụng thông thường như mảnh giấy, tấm bìa, chiếc hộp cũ, que tre, chiếc kim ghim để chế tạo đồ dùng dạy học, thông qua đó giúp các em có ý thức sử dụng vật tái chế, bảo vệ môi trường.
D. Kêu gọi phụ huynh đóng góp để mua thiết bị, đồ dùng dạy học.

Câu 9. Hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều trong hình học trực quan có điểm gì mới so với các lớp dưới?

A. Không có gì mới so với các lớp dưới
B. Có thêm phần tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích.
C. Mô tả được các tính chất cơ bản của hình học không gian.
D. Sử dụng hình chóp để giới thiệu khái niệm mặt phẳng trong hình học không gian.

Câu 10. Phần Hình học và Đo lường trong chương trình 2018 có gì khác so với trước đây?

A. Đưa nhiều ví dụ trong thực tế gắn liền với việc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của các hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
B. Giống như các lớp dưới với phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
C. Tính toán đo lường các hình khối phức tạp.
D. Giúp HS làm quen với Hình học không gian.

Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi đánh giá

Đáp án

1

Ngữ văn 8, bộ sách CTST có cấu trúc chung như thế nào?

A. Các bài học trong sách được phân bố thành ba mạch: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân.

B. Sách gồm 12 bài học, tương ứng với 12 chủ điểm được phân bố thành ba mạch chính: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân.

C. Sách gồm 10 bài học, tương ứng với 10 chủ điểm được phân bố thành ba mạch chính: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân, mỗi tập gồm 5 chủ điểm.

D. Sách gồm 10 bài học chính, được phân bố thành ba mạch chính: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân, mỗi tập gồm 6 chủ điểm.

C

2

Bài học trong Ngữ văn 8, bộ sách CTST có cấu trúc như thế nào?

A. Cấu trúc mỗi bài học của Ngữ văn 8 gồm các mục: Yêu cầu cần đạt; Giới thiệu bài học; Trình bày kiến thức mới; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.

B. Cấu trúc mỗi bài học của Ngữ văn 8 gồm các mục: Yêu cầu cần đạt; Giới thiệu bài học; Tri thức Ngữ văn; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.

C. Cấu trúc mỗi bài học của Ngữ văn 8 gồm các mục: Yêu cầu cần đạt; Giới thiệu bài học; Câu hỏi lớn; Trình bày kiến thức mới; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.

D. Cấu trúc mỗi bài học của Ngữ văn 8 gồm các mục: Mục tiêu bài học; Giới thiệu bài học; Câu hỏi lớn; Kiến thức đọc hiểu; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.

B

3

Diễn giải nào trong số các diễn giải dưới đây thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm của các tri thức nền trong Ngữ văn 8, bộ sách CTST?

A.Được xây dựng dựa trên yêu cầu về kiến thức về đọc, viết, nói, nghe và tiếng Việt mà CTGDPT môn Ngữ văn năm 2018 đã đề ra đối với lớp 8.

B. Các tri thức được trình bày trong mục Tri thức Ngữ văn.

C. Các tri thức về kiểu bài viết và nói gồm đặc điểm, yêu cầu đối với kiểu bài.

D. Được xây dựng dựa trên các yêu cầu cần đạt.

A

4

Các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong Ngữ văn 8 có những chức năng gì?

A. Giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạtvề đọc, viết, nói và nghe mà chương trình đề ra; tạo cho HS cơ hội thực hành, trải nghiệm, từ đó hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe; phát triển khả năng tự học, tự điều chỉnh.

B. Giúp HS hiểu được các yêu cầu cần đạtvề đọc, viết, nói và nghe mà chương trình đề ra; tạo cho HS cơ hội thực hành, trải nghiệm, từ đó hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe; phát triển khả năng tự học, tự điều chỉnh.

C. Giúp HS có cơ hội thực hành, trải nghiệm, từ đó hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe; phát triển khả năng tự kiểm tra, đánh giá.

D. Giúp HS hiểu lý thuyết đã học để thực hiện được các câu hỏi về đọc, viết, nói và ngh.

A

5

Phát biểu nào đưới đây không thể hiện đúng đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần Đọc trong sách Ngữ văn 8, bộ sách CTST?

A. Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về đọc mà chương trình đã đề ra, hướng dẫn HS khám phá nội dung và hình thức của văn bản, qua đó, hình thành và phát triển các kĩ năng đọc theo thể loại đã được xác định trong chương trình.

B. Được thiết kế theo 3 giai đoạn của tiến trình đọc: trước, trong và sau khi đọc, tương ứng với ba mục lớn của bài học đọc là Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản Suy ngẫm và phản hồi.

C. Gắn với các hiện tượng tiếng Việt trong trong văn bản đọc và dựa trên yêu cầu về tiếng Việt của chương trình lớp 8.

D.Hướng dẫn HS khám phá nội dung của văn bản,

D

6

Các nhiệm vụ học tập phần Viết trong sách Ngữ văn 8, bộ sách CTST có những đặc điểm gì?

A.Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về viết mà chương trình đã đề ra đối với HS lớp 8.

B.Hướng dẫn HS phân tích mẫu văn bản để học cách tạo lập kiểu văn bản tương tự, hướng dẫn HS quy trình viết qua việc thực hành viết một bài.

C. Hướng dẫn đạt được yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết thông qua việc học lí thuyết, phân tích kiểu bài và thực hành viết.

D.Cung cấp văn bản mẫu để HS bắt chước.

C

7

Diễn giải nào trong số các diễn giải dưới đây thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần Nói – Nghe trong sách Ngữ văn 8, bộ sách CTST?

A. Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về nói-nghe mà chương trình đã đề ra đối với HS lớp 8, hướng dẫn HS kĩ năng nói, nghe, nói nghe tương tác, kĩ năng tự kiểm soát.

B. Hướng dẫn HS cách nói dựa trên một đề bài cụ thể.

C. Tích hợp với viết trong phần lớn các bài.

D. Hướng dẫn HS tự kiểm soát và điều chỉnh bài viết thông qua các bảng kiểm.

A

8

Phát biểu nào dưới đây là sai về đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần Thực hành tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, bộ sách CTST?

A. Được thiết kế dựa trên yêu cầu về kiến thức tiếng Việt mà chương trình đã đề ra đối với HS lớp 8.

B. Gắn với các hiện tượng ngôn ngữ trong văn bản đọc để giúp HS đọc văn bản tốt hơn.

C. Giúp HS thực hành kiến thức mới.

D. Giúp HS thực hành kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học ở các bài trước, lớp trước

C

9

Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học mà giáo viên cần sử dụng để hình thành và phát triển năng lực cho HS là:

A. Tổ chức học trong và ngoài lớp học.

B. Thảo luận nhóm, diễn giảng ngắn, văn bản, quan sát mẫu, trả lời câu hỏi, diễn kịch, thuyết trình, thảo luận, giải quyết tình huống, vẽ tranh, diễn kịch,… C. Hướng dẫn, trợ giúp HS trong suốt quá trình học để giúp HS từng bước đạt được yêu cầu mà chương trình đề ra.

D. Sử dụng phương pháp diễn giảng là chủ yếu để truyền thụ tri thức cho HS.

B

10

Hệ thống nguồn dữ liệu của SGK Ngữ văn 8 – bộ Chân trời sáng tạo được truy cập từ những nguồn nào?

A. www.giaoduc.vn; taphuan.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn

B. www.hanhtrangso.nxbgd.vn;taphuan.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn

C. www.taphuan.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn

D. www.giaoduc.vn; www.hanhtrangso.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn

B

Đáp án tập huấn SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1. SGK Tin học 8 – Chân trời sáng tạo gồm mấy chủ đề?

A) 4 chủ đề
B) 5 chủ đề
C) 6 Chủ đề
D) 7 Chủ đề

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là sai về SGK Tin học 8 – Chân trời sáng tạo?

A) Có tất cả 20 bài học.
B) Các bài học từ 8A đến 11A và từ 8B đến 11B là lựa chọn.
C) Chỉ dạy 16 bài học trong SGK.
D) Phải dạy tất cả các bài học và dạy theo đúng trình tự các bài học trong SGK.

Câu 3. Những phần nào dưới đây chỉ có ở một số bài trong SGK Tin học 8 – Chân trời sáng tạo?

A) Thực hành
B) Em có biết
C) Khám phá
D) Vận dụng

Câu 4. SGK Tin học 8 – Chân trời sáng tạo có những dạng bài nào?

A) Bài học lí thuyết (không có tiết thực hành)
B) Bài học có cả tiết lí thuyết và tiết thực hành
C) Bài thực hành (không có tiết lí thuyết)
D) Cả 3 dạng bài A, B và C.

Tham khảo thêm:   Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT Quy định mới về tiêu chuẩn kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

Câu 5. Những phương pháp dạy học nào được chú trọng trong SGK Tin học 8- Chân trời sáng tạo?

A) HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
B) Học qua làm.
C) Minh họa trực quan
D) Cả ba phương án A, B và C.

Câu 6. Mục đích chính của sách giáo viên là gì?

A) Cung cấp kế hoạch bài dạy (giáo án).
B) Giải thích ý tưởng thiết kế, ý tưởng sư phạm và gợi ý cách triển khai dạy học từng bài học trong SGK.
C) Cung cấp đề kiểm tra định kì.
D) Cả ba phương án A, B và C.

Câu 7. Mục đích của việc xem tiết dạy minh họa là gì?

A) Tìm hiểu một tiết dạy chuẩn mực để thực hiện theo.
B) Phân tích, trao đổi, thảo luận về một phương án triển khai bài học trên lớp học thực tế để rút kinh nghiệm.
C) Phê phán những hạn chế có trong tiết dạy minh họa.
D) Cả ba phương án A, B và C.

Câu 8. Tài liệu nào dưới đây được biên soạn nhằm giúp giáo viên hiểu rõ SGK và hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án)?

A) SGK
B) Sách giáo viên
C) Vở bài tập
D) Cả ba phương án A, B và C.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A) Những bài có phần Thực hành thì bắt buộc phải dạy toàn bộ bài đó trên phòng thực hành tin học.
B) Có thể dạy phần Thực hành mà không cần sử dụng máy tính, phần mềm tin học.
C) Sử dụng thiết bị trình chiếu để minh họa khi dạy học các bài học về phần mềm ứng dụng (như Excel, Powerpoint, Word, Paint.Net) sẽ hiệu quả hơn.
D) Đối với tất cả các bài, phần Khám phá phải dạy trên lớp và phần Thực hành phải dạy trên phòng máy tính.

Câu 10. Những phương pháp nào nên được sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh?

A) Đánh giá theo kết quả đầu ra.
B) Đánh giá theo quá trình.
C) Kết hợp cả kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành.
D) Cả ba phương án A, B và C.

Đáp án tập huấn SGK Lịch sử – Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Đáp án phân môn Lịch sử

Câu 1. Phạm vi thời gian của phần lịch sử thế giới trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 là từ

A. đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX.
B. nửa sau thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XX.
C. đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX.
D. nửa sau thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

Câu 2. Phạm vi thời gian của phần lịch sử Việt Nam trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 là từ

A. đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XX.
B. nửa sau thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XX.
C. đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.
D. nửa sau thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

Câu 3. Các khu vực địa lí được đề cập trong phần Lịch sử của SGK Lịch sử và Địa lí 8 là

A. châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Việt Nam.
B. châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Việt Nam.
C. châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Việt Nam.
D. châu Âu, châu Đại Dương, Mỹ La-tinh, Việt Nam.

Câu 4. Nội dung của phần “Học xong bài này, em sẽ” trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 có giá trị như là

A. dẫn nhập.
B. giới thiệu bài học.
C. xác định các yêu cầu cần đạt.
D. định vị bài học trong chương trình học.

Câu 5. Phần bổ trợ, mở rộng, nâng cao trong SGK Lịch sử và Địa lí chiếm tỉ lệ bao nhiêu % của nội dung bài học?

A. 5% – 10%.
B. 10% – 15%.
C. 15% – 20%.
D. 20% – 25%.

Câu 6. Trong SGK Lịch sử và Địa lí 8, các câu hỏi, bài tập, bài thực hành để HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng được trình bày ở

A. phần Dẫn nhập.
B. ngay dưới mỗi đề mục của bài học.
C. phần Luyện tập.
D. trong các ô “Em có biết”, “Nhân vật lịch sử”.

Câu 7. SGK Lịch sử và Địa lí 8 được thiết kế phù hợp với chiến lược dạy học nào?

A. Dạy học tiếp cận nội dung.
B. Dạy học tiếp cận năng lực.
C. Dạy học lấy người học làm trung tâm.
D. Dạy học cá nhân hoá.

Câu 8. Một trong những điểm mới trong hoạt động đánh giá của SGK Lịch sử và Địa lí 8 là

A. người dạy được toàn quyền đánh giá.
B. người học được tham gia vào hoạt động đánh giá.
C. đánh giá các kĩ năng ghi nhớ kiến thức, hình ảnh, tái hiện lược đồ.
D. khuyến khích các hình thức đánh giá trực tuyến (google form,…).

Câu 9. Kênh hình của phần Lịch sử trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 thể hiện những loại tư liệu nào?

A. Tư liệu lịch sử.
B. Tư liệu lịch sử, tư liệu thứ cấp, tranh minh hoạ.
C. Tư liệu lịch sử, sơ đồ, lược đồ, tranh minh hoạ lịch sử.
D. Tư liệu gốc, tư liệu hiện vật.

Câu 10. Một trong những điểm khác nhau trong cấu trúc trình bày phần Lịch sử của SGK Lịch sử và Địa lí 8 so với SGK Lịch sử 8 hiện hành là

A. trình bày xen kẽ nội dung lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam theo từng giai đoạn tương đương.
B. trình bày xen kẽ nội dung lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam theo từng khu vực địa lí.
C. trình bày phần lịch sử Việt Nam trước rồi mới trình bày phần lịch sử thế giới.
D. trình bày phần lịch sử thế giới trước rồi mới trình bày phần lịch sử Việt Nam.

Đáp án phân môn Địa lí

Câu 1. Một trong những điểm mới về nội dung phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) so với sách hiện hành là

A. tăng dung lượng kiến thức về địa lí Việt Nam.
B. đề cập đầy đủ các hợp phần tự nhiên Việt Nam.
C. dung lượng kiến thức được giảm tải khá nhiều.
D. làm rõ mối quan hệ về vị trí của Việt Nam trong châu Á.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng về hệ thống câu hỏi phát triển năng lực được xây dựng trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo)?

A. Câu hỏi được đặt xen kẽ với phần nội dung chính (chính văn).
B. Tất cả các tiểu mục đều được bắt đầu bởi câu hỏi hoặc nhiệm vụ học tập.
C. Hệ thống câu hỏi tập trung phát triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí.
D. Chú trọng các câu hỏi hình thành và phát triển thành phần năng lực nhận thức địa lí.

Câu 3. Nội dung các hợp phần tự nhiên trong phần Địa lí của sách Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo)

A. được phân chia rõ ràng và có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn.
B. được chia nhỏ để đưa vào cho phù hợp với đơn vị bài học.
C. được gộp vào để đảm bảo tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
D. được tách riêng mỗi hợp phần tự nhiên là một chương.

Câu 4. Những nội dung không có trong phần địa lí của sách Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) so với sách hiện hành là

A. các miền tự nhiên, biển đảo, lịch sử phát triển lãnh thổ.
B. châu Á, lịch sử phát triển lãnh thổ, biển đảo.
C. khoáng sản, các miền tự nhiên, lịch sử phát triển lãnh thổ.
D. châu Á, các miền tự nhiên, địa lí địa phương.

Câu 5. Những nội dung mới trong phần địa lí của sách Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) so với sách hiện hành là

A. biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lí tài nguyên.
B. biển đảo Việt Nam, khoáng sản.
C. biến đổi khí hậu, các hệ thống sông.
D. sử dụng hợp lí tài nguyên, biển đảo Việt Nam.

Câu 6. Khi sử dụng sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo), GV cần làm gì để đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS?

A. GV đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập tích cực cho HS.
B. GV cần thiết kế bài học sinh động, hấp dẫn, sử dụng đầy đủ ngữ liệu được cung cấp trong SGK.
C. GV cần tăng cường khả năng tự học cho HS bằng cách sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược.
D. GV cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho HS vì nội dung địa lí 8 rất gần gũi với các em.

Câu 7. Nhận định nào chưa đúng khi sử dụng phương pháp dạy học phần địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo)?

A. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để HS tiếp cận dễ dàng và cập nhật nguồn tri thức mới.
B. HS cần tuân thủ và bám sát nội dung được xây dựng trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo).
C. Phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực.
D. Tạo điều kiện để HS tham gia học tập chủ động, tích cực các hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm của phần Địa lí 8.

Câu 8. Căn cứ để đánh giá HS khi giảng dạy Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) là

A. sự tiến bộ của học sinh khi học tập Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo).
B. nội dung lí thuyết và kĩ năng làm việc với bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, dữ liệu,… của HS.
C. khả năng tái hiện kiến thức và vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể.
D. yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù lịch sử và địa lí lớp 8.

Câu 9. Dạng bài học Địa lí chiếm ưu thế trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) là

A. thực hành.
B. tìm hiểu kiến thức và kĩ năng mới.
C. tìm hiểu kĩ năng mới.
D. trải nghiệm thực tế.

Câu 10. Vai trò của phần dẫn nhập trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) là

A. giúp học sinh có định hướng và tạo hứng thú cho việc học tập có hiệu quả hơn.
B. liên kết nội dung bài học với các nội dung đã học.
C. tóm tắt những nội dung chính của bài học.
D. nêu lên những mục tiêu cốt lõi của bài học.

Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 – Bản 2 Chân trời sáng tạo

Với mỗi câu hỏi dưới đây hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Mục tiêu về phẩm chất và năng lực chung của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bộ Chân trời sáng tạo bản 2 là những mục tiêu nào?

a. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ; Giải quyết vấn đề; Định hướng nghề nghiệp;
b. Yêu nước; Nhân ái; Yêu lao động; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác;
c. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác;
d. Yêu nước; Yêu thương con người; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác;

Câu 2. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực nào của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bộ Chân trời sáng tạo bản 2?

a. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
b. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.
c. Giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác; Tự chủ và tự học.
d. Thích ứng với cuộc sống; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Định hướng nghề nghiệp.

Câu 3. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bộ Chân trời sáng tạo bản 2 được biên soạn dựa trên những mạch hoạt động nào?

a. Hoạt động định hướng nghề nghiệp, hoạt động hướng đến tự nhiên và xã hội.
b. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên và xã hội.
c. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp.
d. Hoạt động hướng đến gia đình, nhà trường, xã hội và hướng đến tự nhiên.

Câu 4. Các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 bộ Chân trời sáng tạo bản 2 được thực hiện trong những loại hình cơ bản nào?

a. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.
b. Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.
c. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ.
d. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Câu lạc bộ.

Câu 5. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 bộ Chân trời sáng tạo bản 2 có thể được thực hiện với các phương thức tổ chức nào?

a. Phương thức có tính cống hiến, khám phá và thể nghiệm.
b. Phương thức có tính khám phá, thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.
c. Phương thức có tính nghiên cứu, khám phá và thể nghiệm.
d. Phương thức có tính thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Câu 6. Mỗi hoạt động được biên soạn trong các chủ đề của cuốn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bộ Chân trời sáng tạo bản 2 theo trình tự đúng nào?

a. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kỹ năng, xử lý tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn.
b. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Thực hành, rèn luyện kỹ năng, xử lý tình huống;
c. Thực hành, rèn luyện kỹ năng, xử lý tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm;
d. Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kỹ năng, xử lý tình huống;

Câu 7. Theo sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bộ Chân trời sáng tạo bản 3, những phương pháp giáo dục nào không khuyến khích sử dụng?

a. Phương pháp giáo dục bằng tập thể.
b. Phương pháp tạo sản phẩm.
c. Phương pháp khích lệ, động viên.
d. Phương pháp thuyết trình.

Câu 8. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bộ Chân trời sáng tạo bản 2 được biện soạn dựa trên những yêu cầu nào?

a. Dựa trên chương trình giáo dục địa phương
b. Dựa trên yêu cầu tích hợp nội dung giáo dục của Đoàn và Đội.
c. Dựa trên chương trình quốc tế.
d. Tất cả các phương án a, b, c

Câu 9. Các chủ đề trong cuốn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 bộ Chân trời sáng tạo bản 2 gồm các chủ đề nào?

a. Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân; Thể hiện trách nhiệm của bản thân; Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ; Kinh doanh và tiết kiệm; Bảo tồn cảnh quan và phát triển cộng đồng; Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro; Tìm hiểu nghề phổ biến trong xã hội hiện đại; Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp và định hướng học tập, rèn luyện.
b. Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân; Thể hiện trách nhiệm của bản thân; Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ; Sống tiết kiệm; Bảo tồn cảnh quan và phát triển cộng đồng; Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro; Tìm hiểu nghề phổ biến trong xã hội hiện đại; Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp và định hướng học tập, rèn luyện.
c. Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân; Thể hiện trách nhiệm với bản thân; Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ; Kinh doanh và tiết kiệm; Bảo tồn cảnh quan và phát triển cộng đồng; Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro; Tìm hiểu nghề phổ biến trong xã hội hiện đại; Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp và định hướng học tập, rèn luyện.
d. Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân; Thể hiện trách nhiệm của bản thân; Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ; Kinh doanh và tiết kiệm; Bảo vệ cảnh quan và môi trường; Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro; Tìm hiểu nghề phổ biến trong xã hội hiện đại; Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp và định hướng học tập, rèn luyện.

Câu 10. Ai là người đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 cho học sinh?

a. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
b. Tự bản thân học sinh và bạn bè.
c. Phụ huynh và cộng đồng.
d. Cả 3 phương án trên.

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1: Ở cấp THCS, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân quy định mấy nội dung giáo dục, bao gồm những nội dung nào?

a. 3 nội dung: Giáo dục đạo đức; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế – pháp luật.
b. 3 nội dung: Giáo dục phẩm chất; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế – pháp luật.
c. 4 nội dung: Giáo dục phẩm chất; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế; Giáo dục pháp luật.
d. 4 nội dung: Giáo dục đạo đức; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế; Giáo dục pháp luật.

Câu hỏi 2: Thứ tự cấu trúc một bài học trong sách Giáo dục công dân 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là:

a. Khởi động, trải nghiệm, thực hành, vận dụng.
b. Khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng.
c. Mở đầu, trải nghiệm, luyện tập, vận dụng.
d. Mở đầu, khám phá, luyện tập, vận dụng.

Câu hỏi 3: Vì sao cần phải đổi mới dạy học theo định hướng tổ chức hoạt động cho học sinh?

a. Vì yêu cầu bắt buộc của dạy học hiện đại.
b. Vì tạo tâm thế tích cực cho học sinh.
c. Vì phẩm chất và năng lực chỉ có thể được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động.
d. Vì hoạt động sẽ kích thích học sinh học tập hiệu quả.

Câu hỏi 4: Đâu là những yêu cầu sư phạm của tổ chức hoạt động?

a. Hình thức tổ chức các hoạt động cho học sinh phải không ngừng được đổi mới theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả.
b. Hoạt động phải nhằm thực hiện các yêu cầu cần đạt.
c. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tự học và học sinh là chủ thể của hoạt động.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu hỏi 5: Thời lượng dành cho nội dung giáo dục kĩ năng sống trong Chương trình môn Giáo dục công dân 8 được quy định như thế nào?

a. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 10%.
b. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 15%.
c. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 20%.
d. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 25%.

Câu hỏi 6: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá định kì đối với môn Giáo dục công dân được thực hiện vào những thời điểm nào?

a. Cuối học kì 1, giữa học kì 2 và cuối năm học.
b. Giữa học kì 1, giữa học kì 2 và cuối năm học.
c. Giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2 và cuối năm học.
d. Giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2

Câu hỏi 7: Bài viết nhằm đánh giá khả năng của học sinh như: nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào việc suy luận, giải quyết vấn đề là sản phẩm của hình thức kiểm tra, đánh giá nào?

a. Tự luận
b. Vấn đáp
c. Trắc nghiệm
d. Thuyết trình

Câu hỏi 8: Có bao nhiêu thành phần trong năng lực Giáo dục công dân?

a. 2
b. 3
c. 4
d. 5

Câu hỏi 9: Có bao nhiêu phẩm chất chủ yếu được quy định trong Chương trình Giáo dục công dân?

a. 3
b. 4
c. 5
d. 6

Câu hỏi 10: Thời lượng dành cho đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân là bao nhiêu?

a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Đáp án tập huấn SGK Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo

Nội dung đánh giá

Câu hỏi đánh giá

Đáp án

Đặc điểm, cấu trúc cuốn sách, bài học đặc trưng trong SGK môn Âm nhạc

Câu 1: Sách giáo khoa âm nhạc 8 so với lớp 6 và 7 có gì khác biệt?

A. Nhiều bài về âm nhạc truyền thống hơn

B. Số lượng bài hát nhiều hơn

C. Ngoài cấu trúc chủ đề còn có cấu trúc theo bài

D. Thể hiện tính linh hoạt hơn

C

Câu 2: Sự gắn kết chặt chẽ trong Sách giáo khoa Âm nhạc 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được thể hiện ở những điểm nào?

A. Gắn kết bằng nội dung chủ đề

B. Gắn kết bằng chất liệu âm nhạc

C. Gắn kết bằng thống nhất 1 loại nhịp của các mạch nội dung thực hành trong chủ đề

D. Cả 3 đặc điểm trên

D

Câu 3: Cấu trúc Sách giáo khoa Âm nhạc 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) gồm các phần nào sau đây?

A. Khám phá – Các mạch nội dung

B. Chủ đề – Bài – Các mạch nội dung

C. Khởi động – Các mạch nội dung

D. Chủ đề – Bài – Các mạch nội dung – Vận dụng

B

Xây dựng kế hoạch bài dạy, phương pháp, cách thức khai thác thiết bị, học liệu hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy học

Câu 4:Khi xây dựng Kế hoạch bài dạy cho các bài học hoặc chủ đề trong SGK Âm nhạc 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo), thầy cô cần lưu ý những vấn đề gì?

A. Đảm bảo tính phù hợp đối với tình hình thực tế của học sinh

B. Thể hiện sự sáng tạo, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của lớp 8 được nêu trong chương trình môn học

C. Xây dựng nội dung bài học một cách linh hoạt không gò bó, cứng nhắc

D. Cả 3 ý kiến trên

D

Câu 5: Sự phân chia phần Khám phá và Luyện tập của các mạch nội dung thực hành: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc trong SGK Âm nhạc 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) cần được hiểu thế nào?

A. Phải tuân thủ tuyệt đối chia riêng từng phần

B. Có thể linh hoạt ranh giới giữa các phần

C. Có thể ghép 2 phần với nhau

D. Cả 2 phương án B và C

D

Câu 6: Trong dạy học Nhạc cụ thể hiện tiết tấu có 2 nội dung gõ đệm và vận động cơ thể cho bài hát, nội dung nào quan trọng hơn và bắt buộc phải thực hiện?

A. Gõ đệm

B. Vận động cơ thể

C. Cả 2 phương án A và B đều bắt buộc thực hiện

D. Không ý kiến nào đúng

A

Câu 7: Đối với nhạc cụ thể hiện giai điệu, một lớp chỉ có 5 đến 6 học sinh có nhạc cụ vẫn có thể dạy được. Vậy các học sinh khác làm gì?

A. Ngồi chơi

B. Xem các bạn có nhạc cụ học

C. Đọc nhạc giai điệu của bài, quan sát các bạn có nhạc cụ học

D. Đọc nhạc giai điệu của bài, quan sát các bạn có nhạc cụ học, gõ đệm cho các bạn chơi nhạc cụ giai điệu

D

Câu 8:Trong dạy Đọc nhạc, các ý nào dưới đây cần thiết phải thực hiện?

A. Đọc tên nốt nhạc

B. Gõ phách theo khi đọc

C. Không viết tên nốt nhạc bằng tiếng Việt, kí hiệu riêng dưới tên nốt nhạc

D. Cả ba ý kiến trên

D

Câu 9:Trong dạy học âm nhạc, sử dụng sách Bài tập âm nhạc 8 vào lúc nào khi thời lượng dạy học không đủ?

A. Dạy sau mỗi tiết học

B. Linh hoạt, tuỳ vào năng lực âm nhạc của học sinh mà giáo viên lựa chọn bài tập và thời điểm sử dụng

C. Dạy sau mỗi chủ đề

D. Không có ý kiến nào đúng

B

Câu 10: Hệ thống nguồn dữ liệu của SGK Âm nhạc 8 – Chân trời sáng tạo được truy cập từ những nguồn nào?

A. www.hanhtrangso.nxbgd.vn

B. www.chantroisangtao.vn

C. Kho dữ liệu của nhóm

D. Cả 3 phương án trên

D

Đáp án tập huấn SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Bộ câu hỏi Tin học 8 – Bộ sách Chân trời sáng tạo

A. Sách được biên soạn bám sát yêu cầu cần đạt của môn học.
B. Sách được biên soạn theo mô hình học tập dựa trên hoạt động trải nghiệm.
C. Cấu trúc của sách được biên soạn theo trình tự hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2. Sách giáo khoa Công nghệ 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) thể hiện hướng tiếp cận dạy học phát triển năng lực như thế nào?

A. Cách tiếp cận kiến thức của sách đơn giản, tự nhiên với nhiều hình ảnh, tình huống gần gũi, thực tế giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng.
B. Sách cấu trúc thành từng chương theo từng chủ đề của Chương trình môn Công nghệ 2018, mỗi bài học là một vấn đề trọn vẹn và thể hiện cách giải quyết từng vấn đề đó.
C. Nội dung bài học là một chuỗi hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề để khám phá, hình thành kiến thức mới và luyện tập, vận dụng để làm sáng tỏ, củng cố, đưa kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3. Trình tự hoạt động trong mỗi bài học của sách giáo khoa Công nghệ 8 bao gồm:

A. khởi động, hình thành kiến thức, vận dụng, luyện tập.
B. khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.
C. khởi động, luyện tập, vận dụng, hình thành kiến thức.
D. khởi động, thực hành, vận dụng, hình thành kiến thức.

Câu 4. Mục tiêu cơ bản của hoạt động Khởi động trong mỗi bài học là gì?

A. Khơi gợi trí tò mò, nhu cầu tìm hiểu kiến thức của học sinh.
B. Giúp học sinh ôn lại bài cũ, kết nối bài cũ với bài học mới.
C. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào bài học mới.
D. Huy động những hiểu biết, trải nghiệm vốn có của HS để giải quyết một tình huống mới.

Câu 5. Ý nào dưới đây mô tả mục tiêu của hoạt động khám phá, hình thành kiến thức mới?

A. Giúp học sinh tìm tòi kiến thức mới.
B. Giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng.
C. Giúp học sinh thu nhận thông tin liên quan đến bài học.
D. Giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ để kết nối với kiến thức mới.

Câu 6. Mục tiêu của hoạt động Vận dụng trong bài học của sách giáo khoa Công nghệ 8 là:

A. Hoạt động giúp HS được trải nghiệm, tương tác để khám phá kiến thức của bài học.
B. Hoạt động giúp học sinh củng cố, khắc sâu hoặc mở rộng những kiến thức đã được khám phá.
C. Hoạt động tạo tâm thế cho học sinh vào bài học mới, kết nối các kiến thức, kinh nghiệm đã có của học sinh với bài học mới.
D. Hoạt động giúp học sinh được áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá và thực hành luyện tập vào các tình huống mới, vận dụng vào cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Quần Anh Tam Quốc

Câu 7. Mỗi nội dung lí thuyết trong bài học được trình bày như thế nào để thể hiện quan điểm dạy học dựa trên hoạt động trải nghiệm?

A. Có nhiều câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh phải thực hiện sau bài học.
B. Mỗi bài đều có nội dung mang tính thực hành để rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
C. Kiến thức mới được trình bày sau hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp, khám phá, … của học sinh dựa trên những dữ liệu, thông tin, hình ảnh.
D. Cung cấp nhiều hình ảnh, ví dụ minh hoạ sau mỗi nội dung kiến thức để khắc sâu, củng cố kiến thức cho học sinh.

Câu 8. Nội dung của bài học trình bày như thế nào để thể hiện quan điểm dạy học dựa trên vấn đề (nêu và giải quyết vấn đề)?

A. Trong bài học đặt ra nhiều câu hỏi yêu cầu học sinh phải giải quyết.
B. Mỗi nội dung đều kết hợp lí thuyết và thực hành để học sinh thực hiện.
C. Phần mở đầu nêu vấn đề cần giải quyết, phần kết luận thể hiện vấn đề đã được giải quyết.
D. Các nội dung thực hành đều nêu yêu cầu kĩ thuật của từng bước trong quy trình thực hành.

Câu 9. Khi dạy bài Mạch điện điều khiển, giáo viên cần hướng dẫn học sinh

A. Vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.
B. Nhận biết nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển có tín hiệu phản hồi.
C. Nhận biết nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển không có tín hiệu phản hồi.
D. Nhận biết các dạng tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra của mạch điện điều khiển.

Câu 10. Khi giảng dạy về mô đun cảm biến, giáo viên cần giúp học sinh nhận biết được

A. Cấu tạo bên trong của một số cảm biến thông dụng.
B. Hình dạng bên ngoài của một số cảm biến thông dụng.
C. Các phần tử trên mạch điện tử của mô đun cảm biến thông dụng.
D. Vị trí của rơ le và các tiếp điểm của rơ le trên mô đun cảm biến.

Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo

Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 8 – Bản 1 CTST

Câu 1. SGK Mĩ thuật 8 – CTST Bản 1 được biên soạn theo quan điểm nào?

A. SGK Mĩ thuật 8 – CTST Bản 1 là sự kế thừa, phát triển của bộ sách Học Mĩ thuật theo định hướng PT Năng lực HS cấp THCS.
B. Sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông; cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục môn mĩ thuật 2018 dành cho lớp 8; tiếp nối theo cấu trúc và mạch nội dung của SGK MT6 CTST.
C. Tư tưởng chủ đạo của bộ sách được thể hiện bằng phương châm Bình đẳng – Dân chủ – Sáng tạo trong giáo dục.
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 2. SGK Mĩ thuật 8 CTST Bản 1 có các hoạt động chủ yếu nào?

A. Tìm hiểu, Cách thực hiện, Thực hành, Trưng bày giới thiệu sản phẩm, Vận dụng sáng tạo.
B. Khám phá; Kiến tạo kiến thức – kĩ năng; Luyện tập – sáng tạo; Phân tích – đánh giá; Vận dụng – phát triển.
C. Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
D. Quan sát – nhận thức, Sáng tạo – ứng dụng, Phân tích – Đánh giá.

Câu 3. Nội dung của SGK Mĩ thuật 8 bộ sách CTST Bản 1 chú trọng những yêu cầu cần đạt gì?

A. Dựa vào mục tiêu của Chương trình và định hướng nội dung của các chủ đề, bài học để nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lý mĩ thuật chủ yếu trong bài.
B. Tuỳ nội dung, hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình mà nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lý mĩ thuật chủ yếu trong bài.
C. Có thể thay đổi hình thức mĩ thuật nếu không chuẩn bị được vật liệu như yêu cầu cần đạt của bài học về yếu tố, nguyên lí mĩ thuật.
D. Các bài học đều đề cập đến các nội dung giáo dục và tích hợp với các môn học có liên quan đến mĩ thuật.

Câu 4. Những điểm nổi bật của SGK Mĩ thuật 8 bộ sách CTST Bản 1 là gì?

A. Bài học có tính liên kết, hệ thống.
B. Đa dạng các hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình trong mỗi chủ đề, bài học.
C. Thuận tiện cho việc tích hợp với dạy học Stem và kết nối với văn hoá địa phương.
D. Nhận biết tinh hoa nghệ thuật Thế giới và Việt Nam thông qua hoạt động thực hành mĩ thuật trong bài học.
E. Tác động đến trí thông minh và năng lực khác biệt của HS.
G. Tất cả các nội dung trên.

Câu 5. Dạng bài học trong SGK Mĩ thuật 8 CTST Bản 1 là các dạng bài nào?

A. Hội hoạ, Điêu khắc, Đồ hoạ tranh in, Thiết kế thời trang, Thiết kế công nghiệp, Tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật.
B. Mĩ thuật tạo hình kết hợp Mĩ thuật ứng dụng.
C. Tích hợp lí luận và lịch sử Mĩ thuật ở tất cả các bài.
D. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế, Lịch sử mĩ thuật.

Câu 6. Sách GV Mĩ thuật 8 CTST Bản 1 có thể sử dụng như thế nào?

A. Thay thế giáo án khi GV lên lớp.
B. Có thể gợi ý để GV xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tế.
C. GV xây dựng kế hoạch dạy học hoàn toàn dựa trên từng bài trong SGV.
D. GV sử dụng các câu hỏi trong SGV để hỏi mọi HS trong lớp.

Câu 7. Khi xem bài dạy minh họa cần phân tích các vấn đề gì?

A. Xác định được các hoạt động trong bài học và cách tổ chức hoạt động của GV, sự tham gia của HS.
B. Xác định được các hoạt động trong bài học, cách tổ chức hoạt động của GV, cách đánh giá của GV và kết quả học tập của HS.
C. Xác định tiến trình các hoạt động trong bài học, mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu bài học; cách tổ chức, gợi mở, hỗ trợ HS và đánh giá của GV; sự tham gia của HS vào hoạt động học tập và kết quả.
D. Xác định được các hoạt động trong chủ đề/ bài học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của GV.

Câu 8. Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của GV cần làm rõ các vấn đề nào?

A. Cách GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động mà GV đã sử dụng.
B. Cách GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, cách động viên, khích lệ và khả năng bao quát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
C. Cách GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
D. Cách GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện và động viên HS

Câu 9. SGV Mĩ thuật 8 – CTST Bản 1 thể hiện quá trình đánh giá theo TT 22/2021/TT- BGDĐT như thế nào?

A. Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
B. Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT.
C. Đạt và chưa đạt theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 8 để thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì quá trình học tập của HS theo Thông tư 22/2021/ TT- BGDĐT

Câu 10. Vai trò của GV trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực, phẩm chất là gì?

A. Tổ chức hoạt động, nêu vấn đề, đưa ra thách thức cho HS.
B. Hướng dẫn, gợi mở, tạo cơ hội và khuyến khích HS tham gia các hoạt động học tập
C. Định hướng, dẫn dắt, cùng tham gia, xử lí tình huống sư phạm linh hoạt, phù hợp.
D. Tất cả các vai trò trên

Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 8 – Bản 2 CTST

Câu 1. Trong SGK Mĩ thuật 8 bộ CTST bản 2 có mấy chủ đề và mấy bài học?

A. 8 chủ đề, 2 bài.
B. 8 chủ đề, 15 bài.
C. 8 chủ đề, 16 bài.
D. 6 chủ đề, 16 bài.

Câu 2. Trong 1 hoạt động dạy học, giáo viên được sử dụng mấy phương pháp?

1 điểA. Mỗi hoạt động chỉ được áp dụng 1 phương pháp.
B. Mỗi hoạt động sử dụng 2 phương pháp.
C. Áp dụng tối đa 3 phương pháp trong 1 hoạt động.
D. Giáo viên linh động kết hợp nhiều phương pháp theo từng hoạt động cụ thể của bài.

Câu 3. Nội dung mới trong chương trình môn Mĩ thuật lớp 8 là:

A. Lí luận mĩ thuật.
B. Hướng nghiệp.
C. Mĩ thuật ứng dụng.
D. Mĩ thuật tạo hình.

Câu 4. Trong quá trình giảng dạy giáo viên hướng dẫn học sinh:

A. Bám sát nội dung các hình ảnh trong SGK, SGV.
B. Sưu tầm giới thiệu mở rộng thêm thông tin, tranh ảnh liên qua đến bài.
C. Chỉ hình ảnh trong SGK, SGV.
D. Ý A và B.

Câu 5. Cấu trúc 1 bài học trong SGK MT8 bản 2 bộ CTST có mấy hoạt động?

A. 2 hoạt động.
B. 3 hoạt động.
C. 4 hoạt động.
D. 5 hoạt động.

Câu 6. Chủ đề, bài học trong SGK MT8 bản 2 bộ CTST gồm các thể loại mĩ thuật nào?

A. Mĩ thuật ứng dụng, Mĩ thuật tạo hình, Tích hợp Lí luận và Lịch sử mĩ thuật.
B. Thủ công, Mĩ thuật tạo hình, Tích hợp Lí luận và Lịch sử mĩ thuật.
C. Thủ công, Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng.
D. Tích hợp Lí luận và Lịch sử mĩ thuật, Thủ công, Mĩ thuật ứng dụng.

Câu 7. Trường phái Ấn tượng bắt đầu ở đâu, thời gian nào?

A. Ở Italia vào cuối thế kỉ XIX.
B. Ở Đức vào đầu thế kỉ XX.
C. Ở Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
D. Ở Pháp vào đầu thế kỉ XX.

Câu 8. Năng lực đặc thù của môn mĩ thuật bao gồm:

A. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, vận dụng sáng tạo, phân tích đánh giá thẩm mĩ.
B. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
C. Trưng bày sản phẩm mĩ thuật, quan sát nhận thức thẩm mĩ, ứng dụng sáng tạo thẩm mĩ.
D. Quan sát nhận xét, thực hành sáng tạo, phân tích đánh giá.

Câu 9. Mĩ thuật ứng dụng được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 8 gồm những lĩnh vực nào?

A. Thiết kế đồ hoạ, Hội hoạ, Điêu khắc.
B. Thiết kế thời trang, Điêu khắc, Thiết kế đồ hoạ.
C. Đồ hoạ, Hội hoạ, Thời trang.
D. Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ.

Câu 10. Bài 2 Trang trí khăn thuộc thể loại mĩ thuật nào?

A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Thủ công.
D. Tích hợp Lí luận và Lịch sử mĩ thuật.

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục thể chất 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1. HS cần đạt được các năng lực chung theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là:

A. Năng lực tự chủ và tự học.
B. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D. Tất cả các năng lực trên.

Câu 2. Phương pháp hình thành và phát triển năng lực vận động cơ bản cho HS là:

A. Phương pháp sử dụng lời nói.
B. Phương pháp thuyết trình.
C. Phương pháp luyện tập.
D. Phương pháp trực quan.

Câu 3. Yêu cầu cần đạt trong phần Kiến thức chung môn Giáo dục thể chất lớp 8 là:

A. Có kiến thức về dinh dưỡng trong tập luyện thể dục thể thao.
B. Biết sử dụng các yếu tố môi trường tự nhiên có lợi cho sức khỏe để tập luyện.
C. Biết lựa chọn và sử dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp với bản thân trong tập luyện thể dục thể thao.
D. Biết sử dụng các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe.

Câu 4. Xuất phát thấp trong chạy cự li ngắn gồm bao nhiêu hiệu lệnh?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 5. Trong một mức xà nhảy cao, vận động viên được nhảy tối đa bao nhiêu lần?

A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. Không quy định.

Câu 6. Thể dục nhịp điệu có thể sử dụng loại nhịp nhạc nào?

A. Chỉ 2/4.
B. 3/4.
C. Chỉ 4/4.
D. Cả 2 loại 2/4 và 4/4.

Câu 7. HS cần đạt được các phẩm chất chủ yếu theo CTGDPT 2018 là:

A. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. Nhân ái, trách nhiệm, đoàn kết, chăm chỉ, trung thực.
C. Trung thực, trách nhiệm, cần cù, nhân ái, yêu nước.
D. Đoàn kết, nhân ái, yêu nước, cần cù, siêng năng.

Câu 8. Di chuyển đội hình trong Thể dục Aerobic có tác dụng gì?

A. Giúp học sinh tăng kĩ năng định hướng, quan sát.
B. Giúp học sinh phối hợp đồng đội tốt hơn khi tham gia tập luyện.
C. Giúp học sinh tăng quá trình trao đổi khí sạch khi tập luyện và biểu diễn.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 9. Các kĩ thuật nào dưới đây thuộc nhóm kĩ thuật phòng thủ của môn Bóng rổ?

A. Bước trượt ngang.
B. 1 kèm 1.
C. Chuyền bắt bóng.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10. Khi đột phá tấn công, người thực hiện dẫn bóng trong môn bóng đá cần lưu ý gì?

A. Tay dẫn bóng mạnh để có lực di chuyển.
B. Trọng tâm luôn cao để dễ quan sát.
C. Chân làm trụ.
D. Di chuyển thật nhanh để ném rổ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 8 bộ Chân trời sáng tạo (10 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 8 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *