Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 8 bộ Cánh diều (12 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 8 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án 15 câu hỏi tập huấn SGK lớp 8 bộ Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi bài tập cuối khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 8 năm 2023 – 2024 của mình.

Với đáp án trắc nghiệm của 12 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử – Địa lí, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, HĐTN, Tin học, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Mĩ thuật chính xác, giúp ích rất nhiều cho thầy cô trong khóa tập huấn này. Mời thầy cô cùng tải miễn phí về tham khảo nhé:

Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Câu 1: Mục tiêu cuối của việc dạy học Ngữ văn theo Chương trình 2018 là gì?

A. Chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả Giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp

B. Học sinh biết sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả, từ việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hằng ngày đến đọc, viết, nói và nghe các văn bản, từ văn bản thông thường đến văn bản văn học

C. Đối với môn Ngữ văn, dạy học phát triển năng lực không hướng đến việc cung cấp thật nhiều kiến thức ngôn ngữ và văn học mà quan tâm đến việc vận dụng những kiến thức ấy, quan tâm đến năng lực thực hiện của người học

D. Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực

Câu 2: “Giáo viên cần phải chuyển từ cách dạy giảng văn sang dạy đọc hiểu; chuyển từ việc nói cho học sinh nghe những gì thầy cô hiểu, yêu thích về tác phẩm sang hướng dẫn để các em biết tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo cách nhìn và suy nghĩ cảm nhận của chính học sinh; chuyển từ việc giáo viên thuyết trình là chính sang tổ chức cho học sinh thực hành thông qua các hoạt động, bằng các hoạt động.”

Câu văn trên nói về yêu cầu gì?

A. Mục tiêu dạy học

B. Đánh giá kết quả

C. Phương tiện dạy học

D. Phương pháp dạy học

Câu 3: Chương trình Ngữ văn 2018 yêu cầu lớp 8 phải đọc hiểu những loại văn bản lớn nào?

A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin

B. Truyện ngắn, tiểu thuyết, văn nghị luận, văn bản thông tin

C. Thơ, kịch bản văn học, truyện kí và văn bản thông tin

D. Truyện cười, truyện lịch sử, thơ Đường luật, thơ tự do

Câu 4: Phương án nào dưới đây nêu yêu cầu đọc hiểu về hình thức thể loại của văn bản văn học được dạy ở Ngữ văn 8?

A. Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản

B. Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười, truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

C. Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật

D. Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học

Câu 5: Câu nào sau đây không phải là yêu cầu riêng về đọc hiểu văn nghị luận?

A. Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản

B. Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề

C. Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

D. Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại

Câu 6: Sách Ngữ văn 8 (bộ Cánh Diều) có những bài học nào tập trung vào văn bản văn học?

A. Các bài 1, 2, 4, 6, 7, 8

B. Các bài 1, 2, 3, 4, 8, 9

C. Các bài 1, 3, 5, 6, 7, 8

D. Các bài 1, 2, 3, 6, 7, 10

Câu 7: Phương án nào nêu đúng các văn bản đọc mới trong Ngữ văn 8 so với Chương trình 2006?

A. Tôi đi học (Thanh Tịnh), Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao)…

B. Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư), Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thuý), Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri), Nếu mai em về Chiêm Hoá (Mai Liễu)…

C. Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương), Mời trầu (Hồ Xuân Hương), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)…

D. Cái kính (Nê-xin), Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ), Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)…

Câu 8: Phần viết ở sách Ngữ văn 8 có yêu cầu nào khác với Ngữ văn 7?

A. Cấu trúc có 2 nội dung lớn: định hướng và thực hành

B. Có thêm phần thực hành về kĩ năng viết và cách tìm ý mới

C. Yêu cầu lí thuyết chủ yếu nêu ở phần định hướng của bài học

D. Yêu cầu tạo lập văn bản theo bốn bước

Câu 9: Dòng nào nêu đúng nội dung văn bản nghị luận xã hội trong sách Ngữ văn 8 (bộ Cánh Diều)?

A. Tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống

B. Ca ngợi tình cảm nhân ái, vị tha và cảm xúc cao đẹp

C. Tập trung làm nổi bật lòng yêu nước và tự hào dân tộc

D. Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và phẩm giá con người

Câu 10: Yêu cầu bắt buộc của việc dạy đọc hiểu văn bản là gì?

A. Học sinh phải được đọc và tiếp xúc trực tiếp với văn bản

B. Tổ chức cho học sinh khám phá văn bản theo một quy trình

C. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của văn bản một cách tổng hợp

D. Tuỳ vào đối tượng học sinh mà vận dụng kết hợp các phương pháp

Câu 11: Yêu cầu nào cần chú ý chung khi dạy văn bản hài kịch và truyện cười?

A. Nhận biết và phân tích ý nghĩa của các chỉ dẫn sân khấu

B. Nhận biết và phân tích được vai trò của các lời thoại

C. Nhận biết sự khác nhau giữa truyện cười dân gian và hiện đại

D. Nhận biết và phân tích các thủ pháp gây cười

Câu 12: Dạy đọc hiểu truyện lịch sử cần chú ý những gì?

A. Nhận biết được nhân vật, sự kiện lịch sử và vai trò của nhà văn

B. Nhận biết và hiểu được tầm quan trọng của các nhân vật lịch sử

C. Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các sự kiện lịch sử nêu trong văn bản

D. Nhận biết và hiểu được tính thời sự của vấn đề đặt ra trong văn bản

Câu 13: Dạy viết thực chất là dạy cho học sinh kĩ năng gì?

A. Cách tìm ý và lập dàn ý cho bài viết

B. Cách tư duy và cách diễn đạt suy nghĩ

C. Cách diễn đạt và phát hiện sửa lỗi

D. Cách lập luận, chứng minh và bác bỏ

Câu 14: Đâu là yêu cầu quan trọng nhất của việc dạy phần tiếng Việt?

A. Tập trung vào đơn vị tiếng Việt chính và giúp học sinh ôn lại các đơn vị đã học có trong văn bản đọc

B. Nhận rõ nội dung các loại bài tập và quyết định chọn bài tập trong sách giáo khoa để tổ chức dạy học phù hợp

C. Tổ chức cho học sinh làm các bài tập nêu trong phần Thực hành tiếng Việt, qua đó mà hình thành kiến thức

D. Tuỳ vào đối tượng học sinh và nội dung phần tiếng Việt, có thể điều chỉnh lên thời lượng dạy phần tiếng Việt

Câu 15: Đâu là yêu cầu quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả ngữ văn?

A. Cần đánh giá được năng lực của học sinh qua sản phẩm đọc, viết, nói và nghe

B. Các câu hỏi, bài tập cần chú trọng yêu cầu học sinh vận dụng cách đọc, cách viết

C. Kết hợp câu hỏi trắc nghiệm (đọc hiểu) với câu hỏi tự luận (kĩ năng viết)

Đáp án tập huấn SGK Toán 8 Cánh diều

Câu 1: Một trong những nguyên tắc vàng được thể hiện trong Sách giáo khoa Toán 8 bộ sách Cánh Diều là gì?

A. Dạy học phân hóa.

B. Chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi.

C. Chú trọng luyện thi.

D. Tiến trình dạy học phải bắt đầu từ HS, hiểu HS, tổ chức dạy học theo đúng tiến trình nhận thức của HS.

Câu 2: Mỗi bài học trong Sách giáo khoa Toán 8 bộ sách Cánh Diều thường bắt đầu từ hoạt động nào sau đây?

A. Trải nghiệm, Khởi động.

B. Phân tích, khám phá, rút ra bài học.

C. Thực hành, luyện tập.

D. Củng cố, vận dụng.

Câu 3: Phần lớn các bài học trong sách giáo khoa Toán 8 bộ sách Cánh Diều được mở đầu bằng:

A. một bài toán.

B. một câu khẳng định.

C. một tình huống thực tế có bối cảnh thực.

D. một câu hỏi.

Câu 4: Điều 4, Thông tư 22 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đánh giá căn cứ vào:

A. Sách giáo khoa.

B. Yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

C. Sách bài tập.

D. Sách giáo khoa và Sách bài tập.

Câu 5: Thời lượng thực hiện chương trình môn Toán lớp 8 trong Chương trình phổ thông 2018 là bao nhiêu tiết trong một năm học?

A. 140 tiết.

B. 105 tiết.

C. 175 tiết.

D. 210 tiết.

Câu 6: Khái niệm nào sau đây không còn trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 8?

A. Hình bình hành.

B. Tứ giác.

C. Đa giác.

D. Hình vuông.

Câu 7: Nội dung nào sau đây có cả trong chương trình môn Toán 2006 Lớp 8 và trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 8?

A. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.

B. Phương trình bậc nhất một ẩn.

C. Phương trình tích (ax+b).(cx+d)=0.

D. Phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Câu 8: Nội dung nào sau đây có trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 8 nhưng lại không có trong chương trình môn Toán 2006 Lớp 8?

A. Hình đồng dạng phối cảnh.

B. Định nghĩa hai tam giác đồng dạng.

C. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.

D. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây trong chương trình môn Toán 2006 Lớp 8 đã được chuyển xuống Chương trình Toán 2018 Lớp 7?

A. Đa thức nhiều biến.

B. Phân thức đại số.

C. Phép chia đa thức một biến.

D. Hằng đẳng thức đáng nhớ

Câu 10: Nội dung nào sau đây trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 8 được giảm tải nhiều so với chương trình môn Toán 2006 Lớp 8?

A. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

B. Định lí Thalès trong tam giác.

C. Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác.

D. Hình đồng dạng.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây được chuyển từ chương trình môn Toán 2006 Lớp 7 lên chương trình môn Toán 2018 Lớp 8?

A. Định lí Thalès trong tam giác.

B. Hình có trục đối xứng.

C. Hình có tâm đối xứng.

D. Định lí Pythagore.

Câu 12: Một trong những chủ đề trong Hoạt động thực hành và trải nghiệm ở Sách giáo khoa Toán 8 bộ sách Cánh Diều là:

A. Đầu tư kinh doanh.

B. Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng

C. Thực hành tạo Hologram.

D. Dung tích phổi.

Câu 13: Hệ thống định vị toàn cầu GPS được giới thiệu gắn với bài học nào ở Sách giáo khoa Toán 8 bộ sách Cánh Diều?

A. Hàm số.

B. Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị hàm số.

C. Hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0).

D. Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0).

Câu 14: Nguyên tắc phối cảnh trong nghệ thuật kiến trúc được giới thiệu gắn với bài học nào ở Sách giáo khoa Toán 8 bộ sách Cánh Diều?

A. Hình đồng dạng trong thực tiễn.

B. Tam giác đồng dạng.

C. Định lí Thalès trong tam giác.

D. Đường trung bình của tam giác.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây phù hợp với Sách giáo khoa Toán 8 bộ sách Cánh Diều?

A. Bài đường trung bình của tam giác được giới thiệu trong Tập 1.

B. Bài đường trung bình của tam giác được giới thiệu sau bài Ứng dụng của định lí Thalès trong tam giác.

C. Bài đường trung bình của tam giác được giới thiệu sau bài Tam giác đồng dạng.

D. Bài đường trung bình của tam giác được giới thiệu trước bài Định lí Thalès trong tam giác.

Đáp án tập huấn SGK Tiếng Anh 8 Cánh diều

Câu 1: What is the philosophy of Tiếng Anh 8 – Explore English?

A. Bring the world to the classroom and the classroom to life

B. The world is explorable

C. Children are energetic and active

D. Explore English is teaching through content

Câu 2: How many units are there in Tiếng Anh 8 – Explore English?

A. 8

B. 10

C. 12

D. 14

Câu 3: How many lessons are there in a unit?

A. 3

B. 5

C. 7

D. 9

Câu 4: What is/are the purpose(s) of using real-world photos in Tiếng Anh 8 – Explore English ?

A. To activate students’ curiosity

B. To help teachers teach the unit better

C. To help students think critically

D. All of the above

Câu 5: Where is the grammar reference section?

A. In the Student’s Book

B. In the Workbook

C. In the Teacher’s Book

D. In the online package

Câu 6: How many review games are there in Tiếng Anh 8 – Explore English Student’s Book?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: What is/are included in Tiếng Anh 8 – Explore English Teacher’s Book?

A. Comprehensive teaching and content notes

B. Challenge and support sections for differentiated instruction

C. Additional activities

D. All of the above

Câu 8: What is provided in Tiếng Anh 8 – Explore English Workbook?

A. Further practice on listening and reading

B. Further practice on structures and vocabulary

C. Further practice on listening, speaking, reading, writing, vocabulary, sounds, and structures

D. Further practice on listening, reading, vocabulary, and structures

Câu 9: In which units can you find the Video lesson?

A. In every unit

B. In every other unit

C. In every three units

D. In every four units

Câu 10: What does a unit always start with?

A. A real photo

B. A real conversation

C. A real video clip

D. A real article

Câu 11: In which lesson are structures introduced and practiced?

A. Communication

B. The Real World

C. Language Focus

D. Writing

Câu 12: Which part of a unit is not in the Student’s Book?

A. Language Focus

B. Communication

C. Video

D. Listening scripts

Câu 13: How can you adjust your teaching activities to address different students’ levels in a class?

A. By using Unit Worksheets on hoc10.vn

B. By using Challenge and Support activities in the Teacher’s Book

C. By using additional activities in the Teacher’s Book

D. All of the above

Câu 14: Name all of the supplementary resources in Tiếng Anh 8 – Explore English

A. Unit Worksheets, Unit Tests

B. Pacing Guide, Lesson Plans (Vietnamese edition)

C. PowerPoint Slides, Digital Resources

D. All of the above

Câu 15: What are the teaching principles of Tiếng Anh 8 – Explore English ?

A. English for international communication Inspiring people to care about the planet

B. Authentic real-world content Developing technological literacy, visual literacy, and thinking ability

C. Both A and B are correct

D. Grammar-translation method Teacher-centered approach

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục công dân 8 Cánh diều

Câu 1: Môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng lực chung nào dưới đây?

A. Tự chủ trong cuộc sống.

B. Sáng tạo trong công việc.

C. Giao tiếp và hợp tác.

D. Phát triển bản thân.

Câu 2: Môn Giáo dục công dân lớp 8 góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất nào dưới đây?

A. Yêu nước, chăm chỉ, thật thà, yêu thương con người, tiết kiệm.

B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

C. Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, giữ chữ tín, đoàn kết.

D. Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng sự thật, biết ơn.

Câu 3: Môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở có năng lực đặc thù nào dưới đây?

A. Năng lực điều chỉnh hành vi.

B. Năng lực tính toán.

C. Năng lực ngôn ngữ.

D. Năng lực tin học.

Câu 4: “Nhận thức chuẩn mực hành vi” là thành tố thuộc năng lực đặc thù nào dưới đây?

A. Năng lực phát triển bản thân.

B. Năng lực điều chỉnh hành vi.

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

D. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.

Câu 5: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 thuộc bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo định hướng nào dưới đây?

A. Phát triển nội dung kiến thức.

B. Phát triển hình thức chương trình.

C. Phát triển năng lực học sinh.

D. Phát triển hiểu biết của học sinh.

Câu 6: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 được biên soạn theo hướng mở nhằm tạo điều kiện cho giáo viên:

A. Giảm bớt thời gian soạn bài.

B. Dạy theo sở thích và khả năng của mình.

C. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

D. Duy trì các phương pháp dạy học truyền thống.

Câu 7: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 Cánh Diều được biên soạn theo cấu trúc hoạt động học tập nhằm mục đích gì?

A. Giúp học sinh nắm được hệ thống bài học.

B. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy phản biện.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thiết kế các hoạt động học tập.

D. Giúp học sinh tự chủ hơn trong học tập và trong cuộc sống.

Câu 8: Phần Khám phá trong mỗi bài học Giáo dục công dân 8 nhằm mục đích gì?

A. Giúp học sinh thực hành kiến thức bài học.

B. Giúp học sinh có thêm kiến thức mới.

C. Để học sinh trao đổi thảo luận, cùng nhau hình thành nên kiến thức bài học.

D. Cho học sinh trao đổi thảo luận, cùng nhau tìm ra chân lí.

Câu 9: Phần Luyện tập trong mỗi bài học có vai trò như thế nào?

A. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo và khả năng ôn bài.

B. Củng cố, rèn luyện cho học sinh kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá.

C. Rèn luyện thói quen để học sinh có thể nhớ kiến thức bài học lâu hơn.

D. Rèn luyện cho học sinh tính chăm chỉ, siêng năng trong học tập.

Câu 10: Phương pháp dạy học nào dưới đây là phương pháp chủ đạo trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 8?

A. Phương pháp thuyết trình.

B. Phương pháp đàm thoại.

C. Phương pháp dạy học khám phá.

D. Phương pháp dự án.

Câu 11: Giáo dục các giá trị đạo đức như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được tăng cường thực hiện khi dạy học các bài về nội dung gì?

A. Giáo dục kĩ năng sống.

B. Giáo dục kinh tế.

C. Giáo dục đạo đức.

D. Giáo dục pháp luật.

Câu 12: Khi tổ chức các hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân lớp 8 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo viên cần lưu ý điều gì?

A. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học.

B. Bám sát nội dung yêu cầu cần đạt của mỗi chủ đề bài học.

Tham khảo thêm:   Honkai Star Rail: Hiệu ứng Break là gì?

C. Bám sát chương trình tổng thể.

D. Dạy theo sở trường của giáo viên.

Câu 13: Việc đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân lớp 8 được thực hiện theo hình thức nào?

A. Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập.

B. Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập.

C. Đánh giá bằng cho điểm.

D. Đánh giá quá khứ và hiện tại của học sinh để có kết luận đúng.

Câu 14: Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn môn Giáo dục công dân lớp 8 được xây dựng căn cứ vào cơ sở nào?

A. Các phẩm chất và năng lực của môn học.

B. Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 8.

C. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

D. Khả năng thực tế của tổ chuyên môn và nhà trường.

Câu 15: Trong thiết kế Kế hoạch bài dạy, tiến trình dạy học cần được sắp xếp theo trật tự nào dưới đây?

A. Tự do.

B. Tuỳ ý của giáo viên.

C. Tuỳ từng bài học mà có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau.

D. Theo trật tự các phần Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.

Đáp án tập huấn SGK Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều

Đáp án tập huấn SGK Lịch sử 8 Cánh diều

Câu 1: Theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cấp THCS, Lịch sử là một:

A. phân môn độc lập.

B. phần của môn học hỗn hợp.

C. môn học lựa chọn.

D. hoạt động giáo dục bắt buộc.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của dạy học lịch sử ở trường phổ thông?

A. Bồi dưỡng các năng lực và phẩm chất cho học sinh.

B. Chỉ trang bị kiến thức lịch sử dân tộc cho học sinh.

C. Hình thành và phát triển năng lực đặc thù cho học sinh.

D. Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, trọng tâm là lịch sử.

Câu 3: Theo Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh Diều), số chương và bài học được của phần Lịch sử được thiết kế gồm:

A. 12 chương, 12 bài.

B. 10 chương, 20 bài.

C. 5 chương, 12 bài.

D. 7 chương, 17 bài.

Câu 4: Cấu trúc biên soạn của mỗi bài học trong Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh Diều) có ưu điểm nổi bật nào sau đây?

A. Không có hệ thống câu hỏi cuối mục và câu hỏi, luyện tập cuối bài học.

B. Các kênh hình lịch sử không đặt đúng vị trí xen kẽ với đơn vị kiến thức.

C. Biên soạn theo định hướng Công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

D. Chỉ tập trung vào hệ thống kênh hình lịch sử qua các sơ đồ hóa kiến thức.

Câu 5: Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh Diều)?

A. Không có mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức.

B. Chưa tích hợp kiến thức lịch sử thế giới và dân tộc.

C. Hệ thống kênh hình không có chú thích rõ ràng.

D. Bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức.

Câu 6:

Câu 6

A. Hình thành kiến thức mới.

B. Mở đầu và luyện tập.

C. Góc khám phá và Tư liệu.

D. Góc mở rộng và Mở đầu.

Câu 7:

Câu 7

A. Tư liệu.

B. Góc khám phá.

C. Em có biết.

D. Luyện tập.

Câu 8:

Câu 8

A. Mở đầu.

B. Góc khám phá.

C. Em có biết

D. Góc mở rộng.

Câu 9:

Câu 9

A. Luyện tập.

B. Góc khám phá.

C. Em có biết.

D. Mở đầu.

Câu 10: Yếu tố nào sau đây quyết định việc dạy học lịch sử phát triển năng lực học sinh?

A. Sự chuẩn bị của giáo viên.

B. Sách giáo khoa.

C. Công nghệ thông tin.

D. Các loại sách bổ trợ.

Câu 11: Trong việc chuẩn bị và xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên cần căn cứ vào yếu tố cơ bản nào sau đây?

A. Giáo trình đại học và sách chuyên khảo.

B. Chỉ cần theo định hướng Công văn 5512.

C. Mục tiêu chương trình, sách giáo khoa.

D. Chỉ cần theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.

Câu 12: Cho ba nhận định sau:

Nhận định 1 – “Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản cho giáo viên và học sinh sử dụng trong dạy – học ở trường phổ thông. Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch bài dạy, định hướng cho việc tổ chức các hoạt động học tập (bám sát Phụ lục IV của Công văn 5512/ GD – ĐT ban hành 12/2020); Học sinh sử dụng sách giáo khoa để học tập, nhằm đáp ứng được mục tiêu – yêu cầu cần đạt có trong Chương trình giáo dục phổ thông các cấp học, môn học theo quy định” .

Nhận định 2 – “Sách giáo khoa là kịch bản lên lớp của giáo viên, đồng thời là tài liệu học tập bắt buộc của học sinh. Ở trường phổ thông, giáo viên và học sinh chỉ được sử dụng duy nhất một bộ sách giáo khoa, do hiệu trưởng lựa chọn để thực hiện mục tiêu giáo dục theo quan điểm dạy học phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo” .

Nhận định 3 – “Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản cho giáo viên, đồng thời là tài liệu học tập bắt buộc của học sinh để sử dụng trong học tập ở trường phổ thông. Việc lựa chọn sách giáo khoa là do giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh cùng bàn bạc, thống nhất. Giáo viên chỉ được sử dụng một loại sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch bài dạy” .
Nhận định nào ở trên là chính xác?

A. Nhận định 1 và 3.

B. Nhận định 1.

C. Nhận định 2.

D. Nhận định 3.

Câu 13: Trong kiểm tra, đánh giá lịch sử ở trường THCS, giáo viên có thể lựa chọn hình thức nào sau đây để phát triển toàn diện học sinh?

A. Chỉ cần áp dụng kiểm tra tự luận.

B. Chỉ áp dụng kiểm tra trắc nghiệm.

C. Kết hợp trắc nghiệm với tự luận.

D. Kiểm tra theo hình thức vấn đáp.

Câu 14: Trong chương trình tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử (bộ sách Cánh Diều), giáo viên được theo dõi tiết dạy minh họa nào sau đây?

A. Bài 4. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

B. Bài 1. Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

C. Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản (tiết 1).

D. Bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII (tiết 1).

Câu 15: Nội dung nào sau đây là điểm mới và sáng tạo của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí – phần Lịch sử (bộ sách Cánh Diều)?

A. Có tên chương, bài theo mạch kiến thức quy định.

B. Có hệ thống sơ đồ hóa kiến thức đa dạng và dễ hiểu.

C. Kết hợp trình bày lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.

D. Trình bày kênh chữ và kênh hình theo từng bài học.

Đáp án tập huấn SGK Địa lí 8 Cánh diều

Câu 1: Các phẩm chất chủ yếu cần hình thành ở học sinh khi học Địa lí được xác định trong Chương trình tổng thể (ban hành năm 2018) là:

A. yêu nước, chăm chỉ, trung thực, đoàn kết, trách nhiệm.

B. yêu nước, nhân ái, trung thực, sáng tạo, tự tin.

C. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

D. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, khiêm tốn.

Câu 2: Năng lực địa lí được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (ban hành năm 2018) bao gồm:

A. Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.

B. Năng lực vận dụng dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.

C. Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội).

D. Năng lực nhận thức khoa học địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Câu 3: Năng lực tìm hiểu địa lí được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (ban hành năm 2018) bao gồm các biểu hiện cụ thể là:

A. Sử dụng các công cụ của địa lí học; Tổ chức học tập ở thực địa; Khai thác internet phục vụ môn học.

B. Tổ chức học tập ở thực địa; Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế; Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.

C. Sử dụng các công cụ của địa lí học; Khai thác internet phục vụ môn học; Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.

D. Khai thác internet phục vụ môn học; Tổ chức học tập ở thực địa; Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.

Câu 4: Nội dung phần Địa lí thuộc sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều bao gồm:

A. 5 chương, 18 bài.

B. 5 chương, 12 bài.

C. 4 chương, 12 bài.

D. 4 chương, 18 bài.

Câu 5: Cấu trúc mỗi bài học ở phần Địa lí thuộc sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều bao gồm các phần chính là:

A. Tên bài, yêu cầu cần đạt, mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.

B. Tên bài, mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và thực hành.

C. Mở đầu, yêu cầu cần đạt, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và thực hành.

D. Tên bài, yêu cầu cần đạt, mở đầu, kiến thức mới và thực hành.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là điểm mới của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều?

A. Đảm bảo tính kế thừa và hiện đại.

B. Tập trung vào việc tiếp cận nội dung bài học.

C. Chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

D. Góp phần giúp giáo viên và học sinh đổi mới quá trình dạy và học.

Câu 7: Mạch nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí?

A. Khí hậu và thuỷ văn Việt Nam.

B. Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam.

C. Địa lí dân cư Việt Nam.

D. Biển đảo Việt Nam.

Câu 8: Hai chủ đề chung thuộc môn Lịch sử và Địa lí 8 là:

A. Các cuộc phát kiến địa lí; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

B. Đô thị: Lịch sử và hiện tại; Các cuộc phát kiến địa lí.

C. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Đô thị: Lịch sử và hiện tại.

D. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Câu 9: Logo nào dưới đây thể hiện hoạt động Kiến thức mới trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều?

A. Câu 9

B. Câu 9

C. Câu 9

D. Câu 9

Câu 10: Hoạt động Vận dụng ở các bài học của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều được đưa ra với mục đích nào dưới đây?

A. Bắt buộc học sinh thực hiện.

B. Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức của bài học.

C. Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ Năng vào học tập và cuộc sống.

D. Phát triển chuyên môn của giáo viên.

Câu 11: Có tất cả bao nhiêu bước để giáo viên xây dựng đề kiểm tra?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 12: Để tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8, giáo viên cần phải xác định rõ:

A. các yêu cầu đạt về phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và các năng lực đặc thù địa lí trong mỗi bài học.

B. các mục tiêu của bài học, các hoạt động và nhiệm vụ dạy học cần phải tổ chức cho học sinh trong mỗi bài học.

C. nội dung kiến thức, kĩ năng và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn học tập và đời sống.

D. các yêu cần cần đạt về năng lực nhận thức địa lí, tìm hiểu địa lí và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Câu 13: Giáo viên đánh giá kết quả giáo dục của học sinh cần phải căn cứ vào:

A. yêu cầu cần đạt của bài học.

B. khối lượng kiến thức (nội dung lí thuyết) học sinh đã tiếp thu được.

C. yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù địa lí.

D. các kĩ năng học sinh thực hiện được như làm việc với bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu,…

Câu 14: Đối với môn Lịch sử và Địa lí 8 có tổng số tiết là 105 tiết/năm học, số điểm đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì là:

A. 4 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).

B. 6 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).

C. 2 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).

D. 8 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).

Câu 15: Đánh giá định kì môn Lịch sử và Địa lí 8 gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua các hình thức là:

A. bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), hỏi đáp, thuyết trình.

B. bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

C. hỏi đáp, thuyết trình, bài thực hành.

D. thí nghiệm, bài thực hành, dự án học tập.

Đáp án tập huấn SGK Công nghệ 8 Cánh diều

Câu 1: Theo Chương trình môn Công nghệ 2018, SGK Công nghệ 8 có nội dung chính sau:

A. Vẽ kĩ thuật; Cơ khí; Ngành nghề cơ khí; Ngành nghề điện; Vẽ kĩ thuật.

B. Vẽ kĩ thuật; Cơ khí; An toàn điện; kĩ thuật điện; Thiết kế kĩ thuật.

C. Vẽ kĩ thuật; Đọc bản vẽ cơ khí; Thiết kế cơ khí; Thiết kế điện; An toàn điện.

D. Vẽ kĩ thuật; Đọc bản vẽ chi tiết; Cơ khí; An toàn điện; Thiết kế kĩ thuật.

Câu 2: Cấu trúc của một bài học trong SGK Công nghệ 8 bao gồm các câu hỏi cho 4 hoạt hoạt động chính theo trình tự sau:

A. Mở đầu; Luyện tập; Vận dụng; Hình thành kiến thức.

B. Mở đầu; Hình thành kiến thức; Vận dụng; Luyện tập.

C. Mở đầu; Luyện tập; Hình thành kiến thức; Vận dụng.

D. Mở đầu; Hình thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng.

Câu 3: Trong SGK Công nghệ 8, kênh chữ và kênh hình kết hợp hài hòa, hỗ trợ nhau với mục đích chính là:

A. Tăng tính hấp dẫn của cuốn sách giáo khoa.

B. Giúp giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy thuận lợi hơn.

C. Tạo thuận lợi cho học sinh học tập hình thành kiến thức, kĩ năng.

D. Đảm bảo theo quy định của sách giáo khoa.

Câu 4: Theo Chương trình môn Công nghệ 2018, nội dung hoàn toàn mới của SGK Công nghệ 8 so với Công nghệ 8 – 2006 là:

A. Vẽ kĩ thuật; Cơ khí.

B. Cơ khí; An toàn điện.

C. Kĩ thuật điện; Thiết kế kĩ thuật.

D. An toàn điện; kĩ thuật điện.

Câu 5: Chủ đề Vẽ kĩ thuật không có nội dung nào sau đây:

A. Vẽ kĩ thuật với sự hỗ trợ của máy tính.

B. Bản vẽ chi tiết.

C. Bản vẽ lắp.

D. Bản vẽ nhà.

Câu 6: Các tiêu chuẩn nào sau đây được dùng để trình bày bản vẽ kĩ thuật:

A. Tiêu chuẩn về khổ giấy

B. Tiêu chuẩn về nét vẽ

C. Tiêu chuẩn về ghi kích thước

D. Cả 3 tiêu chuẩn trên

Câu 7: Theo Chương trình môn Công nghệ 2018, trong SGK Công nghệ 8, các hình chiếu của vẽ kĩ thuật được xây dựng theo phương pháp chiếu góc:

A. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

B. Phương pháp chiếu góc thứ hai

C. Phương pháp chiếu góc thứ ba

D. Phương pháp chiếu góc bất kỳ

Câu 8: Bộ truyền nào dưới đây là bộ truyền được thực hiện nhờ lực ma sát?

A. Truyền động bánh răng

B. Truyền động đai

C. Truyền động xích

D. Không có bộ truyền nào

Câu 9: Chủ đề An toàn điện không có nội dung nào sau đây:

A. Nguyên nhân gây tai nạn điện.

B. Biện pháp an toàn điện.

C. Cấu trúc của mạch điện.

D. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

Câu 10: Tìm câu sai trong các phát biểu dưới đây:

A. Công tắc dùng để đóng, cắt mạch điện.

B. Cầu dao dùng để bảo vệ mạch điện.

C. Aptomat dùng để đóng, cắt và bảo vệ mạch điện khi có sự cố.

D. Cầu chì dùng để bảo vệ mạch điện.

Câu 11: Chủ đề Kĩ thuật điện không có nội dung nào sau đây:

A. Đồ dùng điện trong gia đình.

B. Mạch điện điều khiển.

C. Mô đun cảm biến.

D. Ngành nghề kĩ thuật điện.

Câu 12: Chủ đề Thiết kế kĩ thuật có nội dung nào sau đây:

A. Mục đích, vai trò của thiết kế kĩ thuật.

B. Một số ngành nghề chính liên quan đến thiết kế kĩ thuật.

C. Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 13: Chọn phát biểu đúng về căn cứ để xác định mục tiêu của bài học khi xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 8:

A. Yêu cầu cần đạt của bài học.

B. Kinh nghiệm, sở trường của giáo viên.

C. Phẩm chất và Năng lực hiện tại của học sinh lớp dạy

D. Đặc điểm nội dung kiến thức, thiết bị dạy học và học liệu.

Câu 14: Trong yêu cầu cần đạt có nội dung “Thiết kế được một sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn” là biểu hiện của năng lực thành phần nào của năng lực công nghệ:

A. Năng lực thiết kế công nghệ

B. Năng lực thiết kế kĩ thuật

C. Năng lực sử dụng công nghệ

D. Năng lực sử dụng kĩ thuật

Câu 15: “Kế hoạch bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một bài học nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết” là mô tả của loại kế hoạch giáo dục nào:

A. Kế hoạch giáo dục nhà trường

B. Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn

C. Kế hoạch bài dạy của giáo viên

D. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

Đáp án tập huấn SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Câu 1: Năng lực khoa học tự nhiên bao gồm 3 thành phần nào trong các phương án dưới đây?

(1) Nhận thức khoa học tự nhiên
(2) Tư duy khoa học tự nhiên
(3) Tìm hiểu tự nhiên
(4) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Tổ hợp phương án đúng là:

A. (1); (2); (3)

B. (1); (2); (4)

C. (1); (3); (4)

D. (2); (3); (4)

Câu 2: Cấu trúc SGK môn KHTN 8 bộ sách Cánh Diều gồm có:

Phương án nào trong số các phương án sau là KHÔNG ĐÚNG?

A. 43 bài học

B. 9 chủ đề

C. 4 phần

D. 5 bài thực hành

Câu 3: Sách giáo khoa môn KHTN 8 bộ sách Cánh Diều có những điểm mới nào sau đây?

(1) Sách được biên soạn trên quan điểm: tinh giản, khoa học, hiện đại, thiết thực và khơi nguồn sáng tạo.
(2) Sách được biên soạn riêng từng nội dung Vật lí, Hoá học, Sinh học
(3) Sách biên soạn theo hướng tích hợp, phù hợp với khả năng dạy học của giáo viên.
(4) Sách được biên soạn theo hướng “mở”.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1); (2); (3)

B. (1); (3); (4)

C. (1); (2); (4)

D. (2); (3); (4)

Câu 4: Phương án nào trong số các phương án sau là ĐÚNG?

Sách giáo khoa KHTN 8 bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo hướng “mở”, cụ thể là:

A. Không quy định thời lượng cụ thể cho mỗi chủ đề / bài học.

B. Tùy theo chủ đề có thể có bài thực hành bố trí riêng hoặc thí nghiệm được trình bày trong mỗi chủ đề/ bài học.

C. Trong mỗi bài học, các bước luyện tập và vận dụng được bố trí một cách linh hoạt.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 5: Dạy học tích hợp trong môn KHTN 8 thông qua những hình thức nào sau đây?

(1) Tích hợp thông qua thể hiện các “nguyên lí và quy luật chung của tự nhiên”.
(2) Tích hợp thông qua dạy học theo chủ đề và giáo dục STEM.
(3) Tích hợp trong dạy học thực hành, thí nghiệm.
(4) Tích hợp trong bước vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

Tham khảo thêm:   Công văn 1331/BNN-TC Cấp username và đường truyền truy cập hệ thống TABMIS cho đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

A. (1); (2); (3)

B. (1); (2); (4)

C. (2); (3); (4)

D. (1); (3); (4)

Câu 6: Những nguyên lí chung nhất của thế giới tự nhiên là:

A. trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng và vận động, sinh trưởng, phát triển.

B. chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời.

C. sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác.

D. các sự vật, hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

Câu 7: Phương án nào trong số các phương án dưới đây không phải là định hướng chung về PPDH phát triển phẩm chất và năng lực học sinh?

A. Triệt để sử dụng các PPDH truyền thống.

B. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

C. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

D. Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo.

E. Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo.

F. Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt.

G. Tăng cường sử dụng CNTT và các học liệu điện tử.

Câu 8: Trong các phương án dưới đây , phương án nào là định hướng lựa chọn PPDH nhằm góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh?

A. Thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động thuyết trình/ giảng giải của giáo viên.

B. Thông qua phương pháp tổ chức cho học sinh tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học và rèn luyện kĩ năng.

C. Thông qua phương pháp dạy học đàm thoại

D. Thông qua phương pháp đọc sách giáo khoa.

Câu 9: Trong các phương án dưới đây , phương án nào là định hướng lựa chọn PPDH nhằm góp phần phát năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh?

A. Thông qua hoạt động độc lập làm việc của cá nhân.

B. Thông qua hoạt động tìm tòi thông tin từ sách giáo khoa và các nguồn thông tin khác.

C. Thông qua trình bày báo cáo sản phẩm.

D. Thông qua hoạt động nhóm thảo luận nhiệm vụ học tập, thực hiện dự án, trình bày kết quả nghiên cứu,…

Câu 10: Trong các phương án dưới đây , phương án nào là định hướng lựa chọn PPDH nhằm góp phần phát năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh?

A. Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.

B. Tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kết luận và đánh giá vấn đề…

C. Tổ chức cho học sinh lập kế hoạch giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.

D. Tổ chức cho học sinh thực hiện kế hoạch do giáo viên đề ra.

Câu 11: Môn Khoa học tự nhiên cùng với những môn học nào sau đây để góp phần phát triển giáo dục STEM?

A. Toán, Công nghệ, Tin học.

B. Công nghệ, Toán, Văn.

C. Vật lý, Toán, Ngoại ngữ.

D. Toán, Tin học, Địa lí.

Câu 12: Mục tiêu của đánh giá kết quả giáo dục là:

(1) Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) về phẩm chất và năng lực của học sinh.

(2) Đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

(3) Để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh và điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí,…

(4) Phân loại học sinh.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1); (3); (4)

B. (2); (3); (4)

C. (1); (2); (3)

D. (1); (2); (4)

Câu 13: Theo quan điểm đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hoạt động đánh giá nào sau đây?

A. Ghi nhớ được kiến thức.

B. Vận dụng sáng tạo kiến thức.

C. Hiểu đúng kiến thức.

D. Tái hiện chính xác kiến thức.

Câu 14: Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về hình thức đánh giá thường xuyên?

A. Để so sánh các học sinh với nhau.

B. Diễn ra trong quá trình dạy học.

C. Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.

D. Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.

Câu 15: Cách viết nào dưới đây là đúng khi viết mục tiêu của bài học?

A. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về kiến thức của học sinh.

B. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về kĩ năng của học sinh.

C. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về thái độ của học sinh.

D. Mục tiêu cần thể hiện yêu cầu cần đạt nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Cánh diều

Câu 1: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành những năng lực đặc thù nào cho học sinh?

A. Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực thích ứng với cuộc sống; Năng lực hướng nghiệp

B. Năng lực sáng tạo; Năng lực hướng nghiệp; Năng lực giải quyết vấn đề

C. Năng lực thích ứng với cuộc sống; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; Năng lực hướng nghiệp

D. Năng lực thích ứng với cuộc sống; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; Năng lực định hướng nghề nghiệp

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là mạch nội dung hoạt động trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?

A. Hoạt động hướng vào bản thân

B. Hoạt động chăm sóc gia đình

C. Hoạt động hướng đến xã hội

D. Hoạt động hướng nghiệp

Câu 3: Nội dung yêu cầu cần đạt “ Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường” nằm trong mạch nội dung hoạt động nào?

A. Hoạt động hướng vào bản thân

B. Hoạt động hướng đến xã hội

C. Hoạt động hướng đến tự nhiên

D. Hoạt động hướng nghiệp

Câu 4: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8, bộ sách Cánh Diều quán triệt sâu sắc tư tưởng nào sau đây của bộ sách Cánh Diều?

A. “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”

B. “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học ra cuộc sống”

C. “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống”

D. “Đưa cuộc sống vào bài học, đưa bài học ra cuộc sống”

Câu 5: Các yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Chương trình phổ thông 2018) được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8, bộ sách Cánh Diều?

A. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện trọn vẹn ở một chủ đề.

B. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện trong trong hai chủ đề liên tiếp.

C. Các yêu cầu cần đạt ở các mạch nội dung hoạt động được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với từng chủ đề.

D. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện ở tất cả 9 chủ đề.

Câu 6: Cấu trúc mỗi chủ đề được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8, bộ sách Cánh Diều?

A. Mục tiêu; gợi ý hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; các hoạt động giáo dục theo chủ đề; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; đánh giá cuối chủ đề.

B. Mục tiêu; định hướng nội dung của chủ đề; gợi ý hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; các hoạt động giáo dục theo chủ đề; thông điệp; đánh giá cuối chủ đề.

C. Mục tiêu; định hướng nội dung của chủ đề; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; các hoạt động; đánh giá cuối chủ đề; thông điệp.

D. Mục tiêu; định hướng nội dung của chủ đề; các hoạt động; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; thông điệp; đánh giá cuối chủ đề.

Câu 7: Tiếp cận hoạt động được thể hiện trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8, bộ sách Cánh Diều được hiểu là:

A. Các năng lực và phẩm chất được hình thành qua việc học sinh giải quyết các tình huống và thực hiện hoạt động cụ thể.

B. Các năng lực và phẩm chất được hình thành trong quá trình học sinh thực hiện các bài tập thực hành ở các môn học khác.

C. Các năng lực và phẩm chất được hình thành qua việc học sinh thực hiện các nhiệm vụ được giáo viên và nhà trường phân công.

D. Các năng lực và phẩm chất được hình thành qua việc học sinh tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 8: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức với các loại hình hoạt động chủ yếu nào?

A. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt câu lạc bộ; sinh hoạt ngoại khóa

B. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp; sinh hoạt cộng đồng

C. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt câu lạc bộ; Sinh hoạt Đoàn, Đội

D. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp và Hoạt động câu lạc bộ

Câu 9: Khi sử dụng Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8, bộ sách Cánh Diều để tổ chức hoạt động cho học sinh thì:

A. Giáo viên triển khai đúng các hoạt động như sách giáo khoa trình bày

B. Giáo viên triển khai linh hoạt các hoạt động sao cho đáp ứng nhu cầu, hứng thú của học sinh

C. Giáo viên triển khai các hoạt động phù hợp với yêu cầu nhà trường đặt ra

D. Giáo viên có thể sáng tạo, thiết kế các hoạt động mới trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình

Câu 10: Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 , bộ sách Cánh Diều được tổ chức với những phương thức nào?

A. Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến; Phương thức điều tra, khảo sát

B. Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức đóng vai tình huống; Phương thức nghiên cứu

C. Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu

D. Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức giao lưu; Phương thức điều tra, khảo sát

Câu 11: Quan điểm tiếp cận trong kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là:

A. Tập trung vào đánh giá kết quả và đánh giá để xếp hạng học sinh

B. Đánh giá để xếp hạng và đánh giá như hoạt động học

C. Đánh giá vì sự phát triển của người học và đánh giá để xếp hạng học sinh

D. Đánh giá vì sự phát triển của người học và đánh giá như hoạt động học

Câu 12: Bài dạy trong video tiết dạy minh họa thuộc chủ đề nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 , bộ sách Cánh Diều?

A. Chủ đề Định hướng nghề nghiệp

B. Chủ đề Làm chủ bản thân

C. Chủ đề Môi trường học đường

D. Chủ đề Sống có trách nhiệm

Câu 13: Trong video tiết dạy minh họa, các hoạt động được tổ chức cho học sinh hướng đến đáp ứng yêu cầu cần đạt trong HOẠT ĐỘNG nào?

A. Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp

B. Hoạt động hướng đến xã hội

C. Hoạt động rèn luyện bản thân

D. Hoạt động xây dựng nhà trường

Câu 14: Trong video tiết dạy minh họa, giáo viên đã thực hiện phương thức tổ chức chủ yếu nào?

A. Phương thức Thể nghiệm, tương tác

B. Phương thức Khám phá

C. Phương thức Cống hiến

D. Phương thức Nghiên cứu

Câu 15: Thông điệp của tiết dạy minh họa trong video là gì?

A. Biết tranh biện và thương thuyết giúp em bảo vệ quan điểm cá nhân một cách phù hợp.

B. Sống có trách nhiệm với bản thân mình và với mọi người xung quanh là dấu hiệu cơ bản của sự trưởng thành.

C. Tự chủ là một đức tính quý giá. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ trong cuộc sống.

D. Biết từ chối những yêu cầu hoặc lời đề nghị chứa đựng yếu tố rủi ro, vượt quá khả năng thực hiện của bản thân hoặc chưa đủ điều kiện thực hiện là biểu hiện của người biết làm chủ bản thân.

Đáp án tập huấn SGK Tin học 8 Cánh diều

Câu 1: Khi nói về mục tiêu của SGK Tin học 8 Cánh Diều, câu nào dưới đây là SAI?

A. Là tài liệu duy nhất có tính pháp lý để thực hiện CT môn Tin học lớp 8.

B. Là tài liệu đáp ứng yêu cầu của Chương trình (CT) môn Tin học 8 năm 2018.

C. Là tài liệu chính giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt (YCCĐ) trong Chương trình môn Tin học lớp 8.

D. Là tài liệu chính giúp GV định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS.

Câu 2: Khi nói về SGK Tin học CD thể hiện những điểm mới tiên tiến trong chương trình Tin học 2018, câu nào dưới đây là ĐÚNG?

A. Cung cấp thật nhiều kiến thức.

B. Không yêu cầu HS làm bài tập ở nhà.

C. Tạo cơ hội để HS vận dụng kiến thức kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế.

D. Dành nhiều thời gian để HS thành thạo trong sử dụng phần mềm thông dụng.

Câu 3: Để HS học tập chủ động và tích cực, câu nào dưới đây nói ĐÚNG nhất về điều cần thực hiện khi dạy Tin học ở lớp 8?

A. Kiểm tra bài trước khi vào bài học mới.

B. Tổ chức hoạt động khởi động ở đầu bài học.

C. Tổ chức hoạt động để HS tham gia kiến tạo kiến thức.

D. Tổ chức cho HS phát biểu ý kiến và thảo luận theo nhóm.

Câu 4: Câu nào dưới đây SAI khi nói về SGK Tin học 8 CD đã hiện sự tăng cường hơn mạch kiến thức Khoa học máy tính và chú ý phát triển tư duy máy tính cho HS?

A. Rèn luyện khả năng chia nhỏ công việc

B. Phát triển khả năng khái quát hóa, xác định và sử dụng mẫu

C. Bồi dưỡng khả năng trừu tượng hóa.

D. Yêu cầu HS sử dụng thành thạo các phần mềm phổ biến.

Câu 5: Khi nói về những chủ đề có nhiều điểm mới trong SGK Tin học 8 Cánh Diều, câu nào dưới đây là ĐÚNG nhất?

A. Chủ đề A nói về sự phát triển của Tin học.

B. Chủ đề C, D, G có nội dung mới so với chương trình trước đây.

C. Chủ đề E3 cho HS khám phá phần mềm.

D. Chủ đề F rèn luyện kỹ Năng lập trình trực quan cho HS.

Câu 6: Chủ đề A

Khi trình bày sơ lược về lịch sử phát triển máy tính, câu nào dưới đây là SAI?

A. HS cần nhận biết được sự khác nhau giữa các thế hệ máy tính ở kích thước, sự tiêu thụ điện và tốc độ tính toán của máy tính.

B. HS cần thuộc các nội dung trong SGK về 5 thế hệ máy tính.

C. HS cần biết các máy tính ngày nay đều dựa trên nguyên lý Von Neumann.

D. GV nên dùng hiện vật cụ thể làm giáo cụ trực quan, nếu không thì nên dùng hình ảnh minh họa.

Câu 7: Chủ đề C

Câu nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về cách SGK Tin học 8 Cánh Diều đã chọn để HS nhận biết được lợi ích của thông tin trong giải quyết vấn đề?

A. Trình bày các loại công cụ trao đổi, lưu trữ, xử lí thông tin.

B. Trình bày định nghĩa về nguồn thông tin đáng tin cậy.

C. Giải thích ở mức khái quát về lợi ích của thông tin số

D. Thông qua bài tập nhóm, HS cần tìm kiếm thông tin để thực hiện một nhiệm vụ, từ đó rút ra bài học hữu ích.

Câu 8: Chủ đề D

Câu nào dưới đây là SAI khi giáo dục HS giữ gìn đạo đức và thể hiện văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

A. Nên yêu cầu HS học thuộc lòng các tình huống nêu trong sách giáo khoa.

B. Những bài học này góp phần phát triển Năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số (NLb).

C. Không nên trình bày định nghĩa về công nghệ kỹ thuật số.

D. Nên tổ chức thảo luận để HS nhận biết thế nào là “vi phạm đạo đức và thiếu văn hóa” trong một số tình huống cụ thể.

Câu 9: Chủ đề E

Câu nào dưới đây là SAI đối với chủ đề E1 (Phần mềm bảng tính điện tử)?

A. Nội dung phần mềm bảng tính kế thừa nội dung đã có ở lớp 7 và còn được tiếp tục ở các lớp trên.

B. Nội dung lí thuyết và thực hành của chủ đề này tách bạch, trong bài học lí thuyết không có nội dung thực hành.

C. Có một số bài tập thực hành nhằm hướng dẫn HS khám phá kiến thức

D. Để bồi dưỡng khả năng tự học nên trong SGK có hướng dẫn học sinh khám phá cách sử dụng phần mềm.

Câu 10: Chủ đề E

Yêu cầu nào dưới đây với học sinh là VƯỢT QUÁ yêu cầu cần đạt trong chương trình khi dạy chủ đề “Làm quen với phần mềm chỉnh sửa ảnh”?

A. Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm chỉnh sửa ảnh.

B. Sử dụng được một số chức năng đơn giản như phóng to, thu nhỏ, xoay ảnh, điều chỉnh độ sáng tối, …

C. Có kỹ năng thành thạo để nhanh chóng tạo ra những sản phẩm ảnh đẹp.

D. Nêu được ví dụ một vài sản phẩm ảnh có thể làm được bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh để đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình, trường học.

Câu 11: Chủ đề E

Câu nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về nội dung phần mềm soạn thảo và phần mềm trình chiếu trong sách Tin học 8 Cánh Diều?

A. Đây là chủ đề bắt buộc, nội dung phần mềm soạn thảo và phần mềm trình chiếu nâng cao bắt buộc dạy ở lớp 8.

B. Sách giáo khoa trình bày chi tiết mọi thao tác sử dụng phần mềm.

C. Không cần HS kế thừa các kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm đã có ở các lớp dưới.

D. Thông qua dạy học phần mềm cụ thể để bồi dưỡng được cho HS khả năng tự học các phần mềm tương tự khác.

Câu 12: Chủ đề E

Câu nào dưới đây là SAI khi nói về phương pháp dạy học chủ đề E (dạy sử dụng các phần mềm)?

A. GV đọc sách giáo khoa, HS lắng nghe và ghi chép.

B. Xen kẽ giữa lí thuyết và thực hành trong một bài học.

C. Coi trọng phương pháp dạy học trực quan và dạy học thực hành tạo sản phẩm.

D. Tăng cường việc hướng dẫn cho HS khám phá phần mềm, bồi dưỡng khả năng tự học.

Câu 13: Chủ đề F

Điều nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về nội dung “Lập trình trực quan” ở lớp 8?

A. Mạch nội dung lập trình được bắt đầu từ lớp 8.

B. Nội dung lập trình trực quan không liên quan đến nội dung thuật toán ở lớp 6.

C. Làm HS nhận thấy các yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Scratch: biến, biểu thức, các câu lệnh thể hiện các cấu trúc điều khiển (tuần tự, rẽ nhánh, lặp).

D. Làm HS nhận thấy các yếu tố cơ bản trong bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào, gồm: biến, biểu thức, các câu lệnh thể hiện các cấu trúc điều khiển (tuần tự, rẽ nhánh, lặp).

Câu 14: Chủ đề F

Câu nào dưới đây là SAI khi đánh giá HS ở chủ đề “Lập trình trực quan” ở lớp 8?

A. Có thể đánh giá bằng cách yêu cầu HS nêu lại tất cả các dạng câu lệnh trong Scratch.

B. Có thể đánh giá qua việc HS chuyển một kịch bản đơn giản sang dạng mô tả thuật toán.

C. Có thể đánh giá qua việc HS chuyển từ một mô tả thuật toán đơn giản đã cho sang chương trình Scratch.

D. Có thể đánh giá qua sản phẩm chương trình của HS.

Câu 15: Chủ đề G

Câu nào dưới đây là ĐÚNG khi đánh giá HS ở chủ đề “Hướng nghiệp với tin học” ở lớp 8?

A. Yêu cầu HS phải hiểu sâu về một số ngành nghề đã được SGK giới thiệu.

B. Cần khai thác hiểu biết của HS, khuyến khích các em tìm hiểu và bộc lộ suy nghĩ của bản thân.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code The Goddess of Victory: NIKKE và cách nhập

C. Nội dung hướng nghiệp của môn Tin học chỉ được bắt đầu ở lớp 10, chủ đề này ở lớp 8 không liên quan đến hướng nghiệp.

D. Cần yêu cầu sau này HS lựa chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học.

Đáp án tập huấn SGK Âm nhạc 8 Cánh diều

Câu 1: Môn Âm nhạc có các năng lực đặc thù:

A. Thể hiện âm nhạc, hiểu biết âm nhạc, sáng tạo âm nhạc.

B. Thể hiện âm nhạc, hiểu biết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc.

C. Hiểu biết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, ứng dụng âm nhạc.

D. Thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.

Câu 2: Môn Âm nhạc ở lớp 8 gồm những nội dung:

A. Hát, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, tác giả tác phẩm.

B. Hát, đọc nhạc, giới thiệu nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, tác giả tác phẩm.

C. Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.

D. Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, giới thiệu nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.

Câu 3: Cấu trúc SGK Âm nhạc 8 Cánh diều gồm có:

A. 8 chủ đề, mỗi chủ đề gồm 2 bài học, mỗi bài học được dạy trong 2 tiết. Có 4 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá định kì.

B. 8 chủ đề, mỗi chủ đề gồm 2 bài học, mỗi bài học được dạy trong 2 tiết (riêng Bài 16 là dạy 1 tiết). Có 4 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá định kì.

C. 8 chủ đề, mỗi chủ đề gồm 2 bài học, mỗi bài học được dạy trong 2 tiết. Có 3 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá định kì.

D. 8 chủ đề, mỗi chủ đề được dạy trong 4 tiết. Ngoài ra còn có 3 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá định kì.

Câu 4: Nội dung hát trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều gồm có:

A. 5 bài hát lứa tuổi HS, 2 bài dân ca Việt Nam, 1 bài hát nước ngoài.

B. 4 bài hát lứa tuổi HS, 2 bài dân ca Việt Nam, 2 bài hát nước ngoài.

C. 5 bài hát lứa tuổi HS, 1 bài dân ca Việt Nam, 2 bài hát nước ngoài.

D. 6 bài hát lứa tuổi HS, 1 bài dân ca Việt Nam, 1 bài hát nước ngoài.

Câu 5: Nội dung nghe nhạc trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều gồm có:

A. 4 tác phẩm nhạc có lời, 4 tác phẩm nhạc không lời.

B. 4 tác phẩm nhạc có lời, 3 tác phẩm nhạc không lời.

C. 2 tác phẩm nhạc có lời, 5 tác phẩm nhạc không lời.

D. 5 tác phẩm nhạc có lời, 2 tác phẩm nhạc không lời.

Câu 6: Nội dung đọc nhạc trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều gồm có:

A. 8 bài đọc nhạc.

B. 6 bài đọc nhạc và 2 mẫu luyện tập cơ bản về gam và tiết tấu.

C. 8 bài đọc nhạc và 5 mẫu luyện tập cơ bản về gam và tiết tấu.

D. 8 bài đọc nhạc và 8 mẫu luyện tập cơ bản về gam và tiết tấu.

Câu 7: Nội dung nhạc cụ trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều gồm có:

A. 8 bài tập tiết tấu và 6 bài hoà tấu.

B. 8 bài tập tiết tấu và 8 bài hoà tấu.

C. 6 bài tập tiết tấu và 8 bài hoà tấu.

D. 7 bài tập tiết tấu và 7 bài hoà tấu.

Câu 8: Các bài tập nhạc cụ tiết tấu trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều có thể luyện tập bằng:

A. Bất cứ loại nhạc cụ gõ nào và động tác cơ thể.

B. Những nhạc cụ gõ có hình ảnh in trong các bài tập.

C. Những nhạc cụ gõ có hình ảnh in trong các bài tập và động tác cơ thể.

D. Động tác cơ thể.

Câu 9: Các bài hoà tấu trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều có thể luyện tập bằng:

A. Nhạc cụ gõ và đàn phím điện tử.

B. Nhạc cụ gõ và kèn phím.

C. Nhạc cụ gõ và sáo recorder.

D. Bất cứ loại nhạc cụ gõ và nhạc cụ thể hiện giai điệu nào mà nhà trường có.

Câu 10: Nội dung lí thuyết âm nhạc trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều gồm có:

A. Nhịp 3/8; Nhịp 6/8; Đảo phách.

B. Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng.

C. Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Nội dung thường thức âm nhạc trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều gồm có:

A. Tìm hiểu 4 loại nhạc cụ: sênh tiền, tính tẩu, kèn trumpet, kèn saxophone.

B. Giới thiệu Dân ca quan họ Bắc Ninh; Giới thiệu Nhã nhạc cung đình Huế.

C. Giới thiệu các nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu, Chopin; Tìm hiểu thể loại hợp xướng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Các hoạt động Trải nghiệm và khám phá trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều có tác dụng:

A. Giúp HS vận dụng kiến thức và kĩ năng một cách sáng tạo.

B. Phát triển năng lực âm nhạc cho HS.

C. Gắn kết kiến thức của môn Âm nhạc với các môn học khác .

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Các hoạt động Trải nghiệm và khám phá trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều được thực hiện bằng cách:

A. GV đưa thêm vào bài dạy.

B. GV giao cho HS tự học.

C. GV dùng làm trò chơi khởi động lúc đầu giờ.

D. GV chủ động lựa chọn một trong ba phương án trên.

Câu 14: Trong SGK Âm nhạc 8 Cánh diều, có sự tích hợp giữa các nội dung:

A. Hát và đọc nhạc; Hát và nhạc cụ.

B. Đọc nhạc và nhạc cụ.

C. Nghe nhạc và thường thức âm nhạc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Khi dạy học SGK Âm nhạc 8 Cánh diều, GV cần lưu ý:

A. Thực hiện theo đúng những hướng dẫn trong sách giáo viên.

B. Có thể thay đổi cấu trúc và nội dung các tiết học nhưng không được thay đổi thời lượng dạy học của từng nội dung.

C. Có thể thay đổi thời lượng dạy học của từng nội dung nhưng không được thay đổi cấu trúc và nội dung các tiết học.

D. Có thể thay đổi cấu trúc và nội dung các tiết học; có thể điều chỉnh thời lượng dạy học cho phù hợp điều kiện thực tiễn.

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục thể chất 8 Cánh diều

Câu 1: Hãy cho biết, theo quy định của Chương trình GDTC mới ban hành năm 2018, thời lượng dành cho giảng dạy phần Kiến thức chung chiếm tỉ lệ như thế nào trong tổng thời lượng giảng dạy môn GDTC 8?

A. Không có phân phối thời gian

B. Chiếm 5%

C. Chiếm 10%

D. Chiếm 15%

Câu 2: Theo quy định, nội dung phần cơ bản của môn GDTC 8 chiếm 55% (39 tiết), anh (chị) hãy cho biết cách phân phối nào sau đây đúng quy định và phù hợp nhất?

A. Chia đều 39 tiết cho cả 4 nội dung: Bài tập thể dục, Chạy cự li ngắn, Chạy cự li trung bình và Nhảy cao kiểu bước qua.

B. 07 tiết cho Bài tập thể dục; 32 tiết còn lại, căn cứ tình hình thực tiễn có thể linh hoạt phân phối thời lượng cho từng nội dung: Chạy cự li ngắn, Chạy cự li trung bình và Nhảy cao kiểu bước qua.

C. 07 tiết cho Bài tập Thể dục; Chia đều 32 tiết còn lại cho 3 nội dung: Chạy cự li ngắn, Chạy cự li trung bình và Nhảy cao kiểu bước qua.

D. Không có quy định cụ thể số tiết cho từng nội dung ở phần Vận động cơ bản.

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết, trong mỗi giáo án giảng dạy của từng tiết học, giáo viên được phép ghép các nội dung nào với nhau?

A. Không có quy định bắt buộc về việc ghép các nội dung trong từng giáo án giảng dạy.

B. Chỉ được ghép các nội dung của phần Vận động cơ bản với nhau.

C. Ghép 01 nội dung ở phần Vận động cơ bản với môn thể thao tự chọn.

D. Mỗi giáo án chỉ được đưa vào 1 nội dung ở phần Vận động cơ bản hoặc 1 môn thể thao tự chọn.

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết, khi giảng dạy và học tập theo SGK GDTC 8 Cánh Diều, giáo viên và học sinh căn cứ vào đâu để xác định các nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi bài học?

A. Dựa vào nội dung ở phần Mục tiêu, yêu cầu cần đạt.

B. Dựa vào nội dung gợi ý ở phần vận dụng.

C. Đáp án A + đáp án B.

D. Dựa theo quy định chung và thống nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết, khi tổ chức giảng dạy nội dung thể thao tự chọn trong môn GDTC 8, mỗi trường được lựa chọn giảng dạy bao nhiêu môn thể thao tự chọn?

A. 03 môn

B. 02 môn

C. Không giới hạn số môn

D. Chỉ 01 môn

Câu 6: Anh (chị) hãy cho biết, khi sắp xếp kế hoạch dạy học các nội dung ở phần Vận động cơ bản và phần thể thao tự chọn, giáo viên có thể sắp xếp theo các phương án nào sau đây?

A. Tổ chức dạy học từng nội dung theo hình thức “cuốn chiếu”.

B. Tổ chức dạy học phần Vận động cơ bản trước, sau đó tới phần Thể thao tự chọn

C. Tổ chức dạy học đan xen giữa phần Vận động cơ bản với phần thể thao Tự chọn.

D. Có thể tuỳ chọn một trong 3 phương án trên.

Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết, khi xây dựng giáo án giảng dạy cho từng tiết học, các nội dung bài tập và trò chơi vận động đưa vào giáo án được lấy từ đâu?

A. Lấy từ các bài tập và trò chơi ở phần luyện tập trong sách giáo khoa.

B. Lấy từ các bài tập và trò chơi giới thiệu bổ sung trong sách giáo viên.

C. Tự sáng tạo các bài tập và trò chơi khác.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 8: Theo chương trình môn GDTC năm 2018, có 10% (tương ứng 7 tiết học) dành cho đánh giá kết quả học tập của học sinh. Anh (chị) hãy cho biết đâu là cách thức sử dụng thời gian đánh giá đúng quy định và phù hợp nhất?

A. Sử dụng để tổ chức đánh giá giữa kì, cuối mỗi học kì và cả năm học.

B. Linh hoạt sử dụng để đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học.

C. Sử dụng để đánh giá sau mỗi bài học trong sách giáo khoa.

D. Chỉ sử dụng trong đánh giá cuối kì và cuối năm học.

Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết, theo quy định trong Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021, giáo viên đánh giá kết quả học tập môn GDTC theo những hình thức nào sau đây?

A. Đánh giá bằng nhận xét.

B. Đánh giá bằng cho điểm.

C. Kết hợp đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng cho điểm.

D. Giáo viên được phép lựa chọn hình thức đánh giá.

Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết, phần luyện tập và vận dụng của SGK Cánh Diều viết theo hướng gợi mở có tác dụng như thế nào đối với học sinh?

A. Giúp phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày.

B. Giúp học sinh có định hướng tự đánh giá kết quả học tập trong quá trình học tập.

C. Giúp học sinh có định hướng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn rèn luyện hằng ngày để tăng cường sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 11: Anh (chị) hãy cho biết yêu cầu cần đạt đối với học sinh sau khi học xong nội dung ở phần Vận động cơ bản môn GDTC 8?

A. Biết một số điều luật cơ bản ở các nội dung của phần cơ bản

B. Thực hiện được: Các động tác bổ trợ kỹ thuật chạy; các giai đoạn chạy cự li ngắn (100 m) và cự li trung bình; kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua.

C. Đáp án A + đáp án B + Thực hiện được và hô đúng nhịp bài thể dục nhịp điệu lớp 8.

D. Đáp án A + đáp án B.

Câu 12: Sách giáo khoa GDTC 8 Cánh Diều có những điểm nổi bật gì?

A. Có cấu trúc rõ ràng, logic, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của chương trình GDTC theo quy định của Bộ GD&ĐT; Các chủ đề thể hiện yêu cầu đổi mới trong đánh giá.

B. Kiến thức giới thiệu theo hướng gợi mở, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh.

C. Nội dung viết theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và thể hiện rõ yêu cầu sự tích hợp và phân hoá.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết, phần luyện tập trong sách giáo khoa GDTC 8 Cánh Diều được biên soạn như thế nào?

A. Các bài tập và trò chơi được giới thiệu theo hướng gợi mở, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập và giảng dạy.

B. Đáp án A + Các bài tập và trò chơi được giới thiệu theo trình tự khoa học và phù với nội dung phần Kiến thức mới.

C. Số lượng bài tập và trò chơi giới thiệu trong sách ít, gây khó khăn cho việc lựa chọn nội dung xây dựng giáo án giảng dạy.

D. Đáp án C + Tuy nhiên, các bài tập và trò chơi được giới thiệu theo trình tự khoa học và phù với nội dung phần kiến thức mới.

Câu 14: Hãy nêu những điểm mới, nổi bật trong cách thức trình bày phần “Luyện tập” và “Vận dụng” của sách giáo khoa GDTC 8 Cánh Diều?

A. Nội dung được trình bày ngắn gọn, mang tính gợi mở, định hướng giúp giáo viên và học sinh dễ dàng sáng tạo các nội dung luyện tập, trò chơi để luyện tập và ứng dụng trong thực tiễn.

B. Phần luyện tập có bổ sung nội dung mới “Nội dung nhận xét, đánh giá” đối với các kỹ thuật động tác mới, giúp học sinh nắm được những điểm cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật.

C. Phần vận dụng vừa giúp định hướng đánh giá kết quả học tập, vừa định hướng nội dung, cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 15: Anh (chị) hãy cho biết, phần luyện tập và vận dụng của SGK GDTC 8 Cánh Diều viết theo hướng gợi mở có tác dụng như thế nào đối với giáo viên?

A. Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng hoặc sáng tạo nội dung, hình thức dạy học phù hợp với thực tiễn.

B. Giúp giáo viên có định hướng và linh hoạt trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.

C. Giúp giáo viên có căn cứ định hướng học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều

Câu 1: Nội dung định hướng chủ đề trong SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều là gì?

A. Nghệ thuật Cổ đại Việt Nam, thế giới.

B. Nghệ thuật Trung đại Việt Nam, thế giới.

C. Nghệ thuật Hiện đại Việt Nam, thế giới.

D. Nghệ thuật đương đại Việt Nam, thế giới.

Câu 2: Yêu cầu cần đạt của năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ thuộc nội dung Hướng nghiệp SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều là gì?

A. Thu thập được tư liệu, tài liệu,… cho việc thực hiện sản phẩm. Phân biệt được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tác phẩm mĩ thuật. Phân biệt được yếu tố chính, phụ, trung gian,… ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

B. Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình. Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

C. Viết được một bài luận hoặc làm một đoạn video/clip,… giới thiệu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

D. Hiểu được vai trò của mĩ thuật trong đời sống văn hoá, xã hội. Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.

Câu 3: “Tóm tắt được vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của một số nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam và thế giới,…” thuộc năng lực gì trong yêu cầu cần đạt của Chương trình Mĩ thuật lớp 8?

A. Nhận thức thẩm mĩ.

B. Quan sát thẩm mĩ.

C. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.

D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ.

Câu 4: Có bao nhiêu mạch nội dung giáo dục trong SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều?

A. 5 mạch nội dung.

B. mạch nội dung.

C. 7 mạch nội dung.

D. 8 mạch nội dung.

Câu 5: Có bao nhiêu chủ đề học tập, bài học trong sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều?

A. 6 chủ đề, 15 bài học mới và 2 hoạt động cuối kì.

B. 5 chủ đề, 15 bài.

C. 5 chủ đề, 17 bài.

D. 6 chủ đề, 16 bài.

Câu 6: Cấu trúc của một bài học trong SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều gồm bao nhiêu đề mục lớn?

A. 3 (Khám phá, sáng tạo, ứng dụng).

B. 4 (Quan sát, nhận thức, sáng tạo, thảo luận, ứng dụng).

C. 5 (Quan sát, sáng tạo, luyện tập, thảo luận, ứng dụng).

D. 6 (Nhận thức, sáng tạo, thảo luận, ứng dụng).

Câu 7: Mục “Tìm ý tưởng” trong sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều nhằm vào mục đích nào sau đây:

A. Rèn thói quen tư duy tìm ý tưởng trước khi thực hành cho học sinh.

B. Gợi ý cho học sinh các bước tư duy sáng tạo.

C. Có thể sử dụng ý tưởng để thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Mục “Em có biết” trong mỗi bài học của sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều nhằm vào những mục tiêu nào sau đây:

A. Cung cấp kiến thức để học sinh thực hiện bước “quan sát – nhận thức”.

B. thói quen cho học sinh liên kết các phần trong sách giáo khoa.

C. Là tư liệu giúp giáo viên chốt kiến thức chuẩn cho học sinh.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Mục “Ứng dụng” trong mỗi bài học của sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều nhằm những mục tiêu nào sau đây:

A. Gợi ý học sinh ứng dụng kiến thức, kỹ năng và sản phẩm của bài học vào cuộc sống.

B. Gợi ý học sinh nắm được các tác dụng của sản phẩm.

C. Gợi ý học sinh thuyết trình nêu quan điểm cá nhân, đánh giá sản phẩm Mĩ thuật.

D. Gợi ý học sinh sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật.

Câu 10: Để đánh giá năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, giáo viên nên tổ chức hoạt động cho học sinh như thế nào?

A. Đưa trước các nội dung và yêu cầu học sinh học thuộc.

B. Đưa ra một số nội dung để học sinh tự lựa chọn phương án đúng.

C. Gợi ý học sinh tự tìm hiểu các nội dung trong SGK và liên hệ với thực tiễn cuộc sống theo trải nghiệm của bản thân.

D. Yêu cầu học sinh phân tích tranh, tự tìm hiểu trên internet.

Câu 11: Một phiếu đánh giá năng lực học sinh được cung cấp trong đợt tập huấn có mấy bậc?

A. 3 (Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng)

B. 4 (Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao)

C. 5 (Biết; Hiểu, Sáng tạo; Phân tích; Vận dụng)

D. Không rõ

Câu 12: Lựa chọn phương án đúng nhất để “Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật”.

A. Chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.

B. Chủ yếu bằng định lượng, thông qua hệ thống các bài tập mĩ thuật.

C. Chủ yếu bằng định lượng, sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập, vấn đáp.

D. Chủ yếu dựa trên quan sát hoạt động thực hành, luyện tập mĩ thuật của học sinh.

Câu 13: Đâu là yêu cầu cần đạt của năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ của nội dung mĩ thuật ứng dụng, môn Mĩ thuật lớp 8?

A. Biết vận dụng yếu tố văn hoá nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc ít người vào thiết kế sản phẩm.

B. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm.

C. Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về tác giả, tác phẩm.

D. Nêu được các bước thực hành, sáng tạo.

Câu 14: Hãy chọn phương án phù hợp nhất để điền vào chỗ trống sau:

… là dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm hợp tác, cùng nhau nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra.

A. Dạy học giải quyết vấn đề.

B. Dạy học tạo hình theo quy trình.

C. Dạy học hợp tác.

D. Dạy học thực hành.

Câu 15: Các bài thuộc chủ đề Mĩ thuật hiện đại trong sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều được đề xuất dạy 3 tiết nhằm dành thêm thời gian cho nội dung tích hợp lịch sử mĩ thuật. Giáo viên được gợi ý phân phối thời gian dạy học như thế nào?

A. Sử dụng 2 tiết đầu cho mục Quan sát – nhận thức và hướng dẫn quy trình sáng tạo. Dành 1 tiết cuối để học sinh luyện tập (thực hành sáng tạo sản phẩm).

B. Sử dụng 2 tiết cuối cho mục (luyện tập) để học sinh thực hành sản phẩm.

C. Tổ chức cho học sinh xem tranh là chính.

D. Dành 1 tiết cho hoạt động khác.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 8 bộ Cánh diều (12 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 8 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *