Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới gợi ý trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm của 10 môn: Toán, Tiếng Việt, Công nghệ, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Nhờ đó, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 – 2023 của mình. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:
Đáp án tập huấn SGK Toán 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1: Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc SGK Toán 3 là gì?
A. Thiết kế nội dung theo các chương, mục.
B. Thiết kế nội dung theo các chủ đề, mỗi chủ đề biên soạn theo các bài học, mỗi bài học có thể có nhiều tiết học. Cấu trúc bài học rõ ràng, thuận lợi cho cả GV và HS khi sử dụng.
C. Thiết kế nội dung các mạch kiến thức thành từng tiết dan xen vào nhau trong cả năm học.
D. Thiết kế nội dung mỗi bài học là 1 tiết học.
Câu 2: Ngoài đặc điểm đổi mới về cấu trúc nêu trên, SGK Toán 3 có những điểm mới chủ yếu nào dưới đây?
(1) Nội dung luôn được gắn với thực tiễn; hỗ trợ đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá, lồng ghép, tích hợp nội dung nội môn và liên môn,…
(2) Xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt.
(3) Minh hoạ sách được đặc biệt chú trọng.
(4) Xây dựng hệ thống bài tập mẫu để HS thực hành, luyện tập. Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2),(4).
B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 3: Dạy học phần KHÁM PHÁ trong SGK Toán 3 nhằm mục tiêu cơ bản nào?
A. Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới.
B. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học.
C. Luyện tập, củng cố kiến thức.
D. Kiểm tra bài đã học.
Câu 4: Dạy học phần HOẠT ĐỘNG trong SGK Toán 3 nhằm mục tiêu cơ bản nào?
A. Thực hành vận dụng kiến thức bổ sung (ngoài kiến thức ở phần KHÁM PHÁ).
B. Giúp HS thực hành vận dụng kiến thức ở mức độ cơ bản (vận dụng trực tiếp kiến thức ở phần KHÁM PHÁ).
C. Thực hành vận dụng kiến thức tổng hợp của cả chủ đề.
D. Thực hành vận dụng nâng cao kiến thức.
Câu 5: Dạy học phần TRÒ CHƠI trong tiết học ở SGK Toán 3 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây?
(1) Củng cố kiến thức đã học; gây hứng thú học tập cho HS.
(2) Tăng sự tương tác giữa HS và HS, giữa GV và HS.
(3) Giúp đỡ HS yếu kém.
(4) Hỗ trợ GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3)
B.(1), (3), (4)
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4)
Câu 6: Dạy học phần LUYỆN TẬP trong SGK Toán 3 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây?
(1) Phần LUYỆN TẬP (sau phần HOẠT ĐỘNG của cùng một bài học) giúp HS củng cố, hoàn thiện, | mở rộng kiến thức trong bài học thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống.
(2) Phần LUYỆN TẬP (trong bài LUYỆN TẬP CHUNG, sau một chùm bài, sau mỗi chủ đề hoặc trong Ôn tập cuối học kì) giúp HS ôn tập, củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức của một phần chủ đề đã học, hoặc của cả chủ đề thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống.
(3) Chủ yếu là giúp HS khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2).
B. (2), (3)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)
Câu 7: Những điều cơ bản đạt được và chưa đạt được trong bài dạy minh hoạ (qua xem video tiết dạy minh hoạ) là gì?
(1) Đã cơ bản đạt được mục tiêu bài học (phù hợp với yêu cầu cần đạt của nội dung bài học quy định trong Chương trình môn Toán 3 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
(2) GV đã cố gắng thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các bước lên lớp. Là tiết dạy minh hoạ đạt yêu cầu, giúp cho các GV dự tập huấn có thể lựa chọn, tham khảo vận dụng vào dạy học sau này.
(3) Tiết dạy không đạt yêu cầu.
(4) GV có cố gắng tổ chức các hình thức tổ chức dạy học (như lồng ghép vào câu chuyện, liên hệ thực tế, dùng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại,…) nhằm tạo sự hấp dẫn của bài học và gây hứng thú học tập, phát huy được tích cực, chủ động của HS.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B.(2), (3), (4).
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (4).
Câu 8: Thông tư số 27/2000/TT-BGDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3. Theo đó, các loại hình kiểm tra, đánh giá và mục tiêu của mỗi loại hình đó trong việc đánh giá kết quả học tập của HS đối với Toán 3 là gì?
(1) Có hai loại hình kiểm tra, đánh giá về học tập là Đánh giá thường xuyên và Đánh giá định kì.
(2) Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của HS.
(3) Đánh giá định kì nhằm xác định mức độ kết quả đạt được của HS so với chuẩn kiến thức, kĩ năng. phát triển năng lực và công nhận thành tích học tập của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.
(4) Đánh giá định kì ở lớp 3 có 4 bài kiểm tra môn Toán vào: giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối năm học.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B.(2), (3),4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 9: Xây dựng kế hoạch bài học để dạy tốt SGK Toán 3 cần đạt những yêu cầu cơ bản nào?
(1) Làm rõ vị trí của tiết dạy trong chủ đề, bài học (trước đã học gì, sau sẽ học gì); xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
(2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, hứng thú học tập của HS, đạt hiệu quả, tránh áp đặt, hình thức. (3) Lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học,… phù hợp và dự kiến phương án sử dụng.
(4) Tất cả các tiết dạy học đều phải tổ chức học nhóm, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại. Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
Câu 10: Cần lưu ý gì khi khai thác thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học?
(1) sử dụng thiết bị, học liệu cần linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả.
(2) Khuyến khích GV, HS sáng tạo, bổ sung đồ dùng học tập phù hợp với đối tượng HS và thực tế địa phương.
(3) Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học,… trong tất cả các tiết dạy học.
(4) Tạo điều kiện cho HS được thực hành, trải nghiệm, tự tin, thích thú.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Đáp án tập huấn SGK Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1: Cấu trúc Tiếng Việt 3 (hai tập) thiết kế như thế nào?
A. Mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết và bài thứ hai 4 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập.
B. Mỗi tuần có 2 bài, bài 3 tiết và bài 4 tiết, trật tự bài 3 tiết và bài 4 tiết trong mỗi tuần linh hoạt.
C. Mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết và bài thứ hai 4 tiết, mỗi học kì có ôn giữa kì và ôn cuối kì.
D. Mỗi tuần có 2 bài, bài 3 tiết và bài 4 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập, trật tự bài 3 tiết và bài 4 tiết trong mỗi tuần linh hoạt.
Câu 2: Cấu trúc bài học ở mỗi tập được thiết kế như thế nào?
A. Bài 3 tiết và bài 4 tiết ở 2 học kì có cấu trúc không thay đổi.
B. Bài 3 tiết và bài 4 tiết ở học kì 2 đều có cấu trúc nâng cao hơn so với học kì 1.
C. Bài 3 tiết ở học kì 2 nâng cao đáng kể so với học kì 1, bài 4 tiết có cấu trúc không thay đổi.
D. Bài 3 tiết có cấu trúc không thay đổi, bài 4 tiết ở học kì 2 có phần nâng cao hơn so với học kì 1.
Câu 3: Cấu trúc bài học có văn bản là truyện có gì khác so với bài học có văn bản là thơ và văn bản thông tin?
A. Không khác biệt.
B. Khác biệt đáng kể.
C. Khác biệt không đáng kể.
D. Giống với bài học văn bản thơ, khác bài học văn bản thông tin.
Câu 4: Các chủ điểm trong bộ sách được sắp xếp như thế nào?
A. Mỗi tập có 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
B. Mỗi tập có 4 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài trong 3 hoặc 4 tuần.
C. Tập 1 có 4 chủ điểm, tập 2 có 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 5 tuần.
D. Tập 1 có 4 chủ điểm, tập 2 có 4 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
Câu 5: Hoạt động đọc trong Tiếng Việt 3 có gì khác so với Tiếng Việt 2?
A. Không có luyện tập sau văn bản đọc.
B. Thời gian cho Đọc mở rộng nhiều hơn.
C. Thể loại của văn bản dọc đa dạng hơn nhiều.
D. Không có câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kết quả đọc hiểu.
Câu 6: Hoạt động viết ở Tiếng Việt 3 có gì khác biệt so với Tiếng Việt 2?
A. Không còn viết chữ hoa.
B. Không còn bài tập chính tả.
C. Có thêm viết văn bản ngắn.
D. Có thêm nghe- viết chính tả.
Câu 7: Những yêu cầu thực hành viết nào dưới đây có trong trong Tiếng Việt 3?
A. Kể sự việc, tả đồ vật, thể hiện tình cảm, cảm xúc với người thân, nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật; giới thiệu về bản thân, thông báo hoặc bản tin ngắn; điền tờ khai, viết được thư cho người thân, bạn bè.
B. Kể sự việc tả đồ vật, thể hiện tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật; nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật, giới thiệu về bản thân, thông báo hoặc bản tin ngắn; điền tờ khai; viết được thư cho người thân, bạn bè.
C. Kể sự việc, giới thiệu đồ vật; thể hiện tình cảm, cảm xúc với người thân; nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật; giới thiệu về bản thân, thông báo hoặc bản tin ngắn; điền tờ khai, viết được thư cho người thân, bạn bè.
D. Kể sự việc, tả phong cảnh, thể hiện tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật; nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật, giới thiệu về bản thân, thông báo hoặc bản tin ngắn; điền tờ khai, viết được thư cho người thân hay bạn bè.
Câu 8: Hoạt động nói và nghe được thực hành theo hình thức nào?
A. Nói và nghe theo chủ điểm được ưu tiên hơn so với kể chuyện.
B. Kể chuyện được ưu tiên hơn so với nói và nghe theo chủ điểm.
C. Hai tuần nói và nghe theo chủ điểm, hai tuần kể chuyện, bố trí luận phiên.
D. Một tuần nói và nghe theo chủ điểm, một tuần kể chuyện, bố trí luân phiên.
Câu 9: Tính mở của Tiếng Việt 3 thể hiện ở điểm nào?
A. GV có thể linh hoạt trong việc phân bổ thời gian cho mỗi hoạt động trong bài học.
B. GV có thể thay đổi một số nội dung dạy học miễn là đáp ứng được mục tiêu của bài học.
C. GV có thể cắt giảm một số hoạt động được thiết kế trong sách giáo khoa nếu HS không đủ thời gian để hoàn thành.
D. Cả A và B.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bài dạy được quay clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy trình được thực hiện trong các bài dạy dó.
B. Với Tiếng Việt 3, GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.
C. Tiếng Việt 3 đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.
D. Tiếng Việt 3, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chú trọng cung cấp cho HS nhiều kiến thức mới mẻ, hiện đại về tiếng Việt.
Đáp án tập huấn SGK Đạo đức 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất của SGK Đạo đức 3 là gì?
A. Thiết kế theo hướng tiếp cận nội dung
B. Có tính tích hợp
C. Có tính phân hoá cao
D. Thiết kế theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Câu 2: SGK Đạo đức 3 có các mạch nội dung giáo dục nào?
A. Giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế, giáo dục pháp luật
B. Giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế
C. Giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật
D. Giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế.
Câu 3: Hoạt động khởi động trong SGK Đạo đức 3 nhằm mục tiêu gì?
A. Tạo tâm thể tích cực, khơi gợi suy nghĩ, hứng thú của HS dể vào bài mới
B. Giúp HS khám phá kiến thức mới
c. Giúp HS nhớ lại kiến thức cũ
D. Giúp HS rèn kĩ năng sống.
Câu 4: Hoạt động Khám phá trong SGK Đạo đức 3 nhằm mục tiêu gì?
A. Ôn lại kiến thức cũ
B. Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng mới
C. Thực hành những điều đã học trong thực tiễn cuộc sống
D. Liên hệ thực tiễn.
Câu 5: Hoạt động Luyện tập trong SGK Đạo đức 3 nhằm mục tiêu gì?
A. Kiểm tra kiến thức bài cũ
B. Tìm hiểu kiến thức bài học mới
C. Củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Hoạt động Vận dụng trong SGK Đạo đức 3 nhằm mục tiêu gì?
A. Ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống
B. Nhận xét, đánh giá hành vi của người khác
C. Bày tỏ suy nghĩ trước những ý kiến khác nhau
D. Ghi nhớ những điều đã học.
Câu 7: Để dạy tốt môn Đạo đức 3, giáo viên cần phải làm gì?
A. Gắn kết tri thức với thực tiễn cuộc sống
B. Chú trọng tổ chức hoạt động, rèn kĩ năng, phát triển năng lực của HS
C. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Nên sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Đạo đức 3 như thế nào?
A. Sử dụng càng nhiều càng tốt
B. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ
C. Hạn chế sử dụng
D. Không nên sử dụng và phức tạp, tốn kém, mất thời gian.
Câu 9: Hình thức đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức 3 là gì?
A. Đánh giá qua câu trả lời của HS
B. Đánh giá bằng điểm số
C. Kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số
D. Đánh giá bằng nhận xét.
Câu 10: Nên sử dụng Sách giáo viên Đạo đức 3 như thế nào?
A. Xây dựng kế hoạch bài dạy một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở những gợi ý, hướng dẫn của sách
B. Tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn trong sách vì sách mang tính pháp lệnh
C. Không cần thiết phải sử dụng sách vì sẽ triệt tiêu sự sáng tạo của GV
D. Có thể sử dụng sách nhưng không được thay đổi vị trí các chủ đề/bài học.
Đáp án tập huấn SGK Công nghệ 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1: Phần I – Công nghệ và đời sống gồm những bài nào?
A. Tự nhiên và công nghệ, sử dụng đèn học, sử dụng quạt điện, sử dụng máy thu thanh, sử dụng máy thu hình.
B. Tự nhiên và Công nghệ, sử dụng tủ lạnh, sử dụng quạt điện, sử dụng máy thu thanh, sử dụng máy thu hình, an toàn với môi trường công nghệ trong gia đình.
C. Tự nhiên và công nghệ, sử dụng tủ lạnh, sử dụng quạt điện, sử dụng máy thu thanh, sử dụng máy thu hình
D. Tự nhiên và công nghệ, sử dụng đèn học, sử dụng quạt điện, sử dụng máy thu thanh, sử dụng máy thu hình, an toàn với môi trường Công nghệ trong gia đình.
Câu 2: Phần I – Công nghệ và đời sống sách giáo khoa Công nghệ 3 theo chương trình Công nghệ 2018 trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nào?
A. Giới thiệu cho học sinh về các dụng cụ và thiết bị học tập.
B. Giới thiệu cho học sinh về sự khác biệt giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ, cách thức sử dụng đúng cách, an toàn tiết kiệm của đèn học, quạt điện, máy thu thanh, máy thu hình.
C. Giới thiệu cho học sinh về sự khác biệt giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ, cách thức sử dụng đúng cách, an toàn tiết kiệm của đèn học, quạt điện, máy thu thanh, máy thu hình, sống và học tập an toàn trong môi trường công nghệ trong gia đình.
D. Giới thiệu cho học sinh cách thức sử dụng đúng cách, an toàn tiết kiệm của đèn học, quạt điện, máy thu thanh, máy thu hình, sống và học tập an toàn trong môi trường công nghệ trong gia đình.
Câu 3: Bài “Sử dụng đèn học” trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng nào?
A. Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học; Nhận biết được một số đèn học thông dụng: Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.
B. Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của dàn học, Nhận biết được một số đèn học thông dụng: Xác định được vị trí đặt đèn, bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học;
C. Nêu được tác dụng và mô tả được kiểu dáng của đèn học; Nhận biết được một số đèn học thông dụng: Xác định được vị trí đặt đèn, bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học; Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.
D. Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học; Nhận biết được một số đèn học thông dụng: Xác định được vị trí đặt đèn, bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học; Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.
Câu 4: Bài “Sử dụng máy thu thanh trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng nào?
A. Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của máy thu thanh; Nhận biết được một số máy thu thanh thông dụng: Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng máy thu thanh.
B. Nêu được tác dụng của máy thu thanh; Mô tả được mối quan hệ giữa đài phát thanh và máy thu thanh; Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh trên đài phát thanh; Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn.
C. Nếu được tác dụng của máy thu thanh; Dựa vào Sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh, kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh trên đài phát thanh; Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn.
D. Nêu được tác dụng của máy thu thanh; Dựa vào Sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh; Nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình trên đài phát thanh; Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn.
Câu 5: Trong mỗi bài học của mạch nội dung Công nghệ và đời sống, mạch nội dung được thiết kế gồm có những hoạt động nào?
A. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập, thực hành, vận dụng, ghi nhớ, ý tưởng sáng tạo, thông tin cho em.
B. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập thực hành, vận dụng, ghi nhớ, ý tưởng sáng tạo, thông tin cho em.
C. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập, thực hành, vận dụng, ghi nhớ.
D. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập/thực hành, vận dụng, ghi nhớ ý tưởng sáng tạo.
Câu 6: Thủ công kĩ thuật gồm những bài nào và tương ứng với những nội dung nào trong chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ 2018?
A. Gồm 4 bài dụng cụ và vật liệu làm thủ công, làm đồ dùng học tập, làm biển báo giao thông, làm đồ chơi và tương ứng với 4 nội dung như trên.
B. Gồm 4 bài dụng cụ và vật liệu làm thủ công, làm đồ dùng học tập, làm biển báo giao thông, làm đồ chơi và tương ứng với 3 nội dung là làm đồ dùng học tập, làm biển báo giao thông, làm đồ chơi.
C. Gồm 3 bài làm đồ dùng học tập, làm biển báo giao thông làm đồ chơi và tương ứng với 3 nội dung như trên.
D. Gồm 5 bài làm đồ dùng học tập, làm biển báo giao thông, làm đồ chơi, vẽ, hoạt động stem và tương ứng với các nội dung như trên.
Câu 7: Bài Dụng cụ và vật liệu làm thủ công được thiết kế nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng gì?
A. Mô tả và phân biệt được một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, đúng yêu cầu; Sử dụng các dụng cụ làm thủ công dụng cách và an toàn.
B. Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, đúng yêu cầu sử dụng các dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn.
C. Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công: Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, đúng yêu cầu; Sử dụng các dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn. Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công: Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, dùng yêu cầu; Sử dụng các dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn. Cắt dán được hình một số con vật yêu thích.
D. Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công, Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, đúng yêu cầu; Sử dụng được các dụng cụ làm thủ công dụng cách và an toàn như kéo, súng bắn keo.
Câu 8: Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa Công nghệ 3 nhằm phát triển những năng lực nào?
A. Nhằm phát triển tất cả các năng lực thành phần của năng lực công nghệ.
B. Nhằm phát triển năng lực chung và tất cả năng lực thành phần của năng lực công nghệ.
C. Tùy nội dung chủ yếu nhằm phát triển một vài năng lực thành phần của năng lực công nghệ và góp phần phát triển năng lực chung.
D. Nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng.
Cầu 9: Chỉ ra ý sai khi nói về tiêu chí Nhẹ nhàng- Hấp dẫn – Thiết thực được biểu hiện thể hiện như thế nào trong sách giáo khoa Công nghệ 3.
A. Kiến thức đưa vào phù hợp với tâm sinh lý và trải nghiệm của học sinh,
B. Nội dung kiến thức đảm bảo tính liên thông ngang, dọc. Các thuật ngữ được sử dụng trong sách đảm bảo chính xác, đơn giản, dễ hiểu.
C. Hiểu sâu về nguyên lý làm việc của đồ dùng học tập và thiết bị giải trí trong gia đình.
D. Các hoạt động định hướng trong hộp chức năng thực hành, luyện tập và vận dụng đều hưởng tới hình thành các năng lực cho học sinh, đảm bảo tính thực tiễn và thiết thực.
Câu 10: Nội dung môn Công nghệ 3 với chủ đề công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật được phân bố thời lượng như thế nào?
A. Công nghệ và đời sống 53%; Thủ công kĩ thuật 35%, Kiểm tra, đánh giá 12%.
B. Công nghệ và đời sống 50%; Thủ công kĩ thuật 38%, Kiểm tra, đánh giá 12%.
C. Công nghệ và đời sống 48%; Thủ công kĩ thuật 40%, Kiểm tra, đánh giá 12%.
D. Công nghệ và đời sống 55%; Thủ công kĩ thuật 33%, Kiểm tra, đánh giá 12%.
Đáp án tập huấn SGK Tự nhiên và xã hội 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
1C |
2B |
3A |
4B |
5D |
6C |
7D |
8B |
9C |
10A |
Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
1A |
2B |
3A |
4C |
5C |
6D |
7C |
8B |
9A |
10D |
Đáp án tập huấn SGK Tin học 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
1B |
2A |
3D |
4C |
5B |
6C |
7A |
8D |
9D |
10C |
Đáp án tập huấn SGK Âm nhạc 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
1B |
2A |
3D |
4A |
5C |
6C |
7D |
8D |
9B |
10D |
Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
1B |
2C |
3D |
4C |
5D |
6D |
7A |
8D |
9A |
10D |
Đáp án tập huấn SGK GDTC 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
1D |
2B |
3D |
4A |
5D |
6C |
7A |
8D |
9D |
10B |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (10 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.