Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 8 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Câu 1: Mục tiêu cuối của việc dạy học Ngữ văn theo Chương trình 2018 là gì?

A. Chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả Giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp

B. Học sinh biết sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả, từ việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hằng ngày đến đọc, viết, nói và nghe các văn bản, từ văn bản thông thường đến văn bản văn học

C. Đối với môn Ngữ văn, dạy học phát triển năng lực không hướng đến việc cung cấp thật nhiều kiến thức ngôn ngữ và văn học mà quan tâm đến việc vận dụng những kiến thức ấy, quan tâm đến năng lực thực hiện của người học

D. Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực

Câu 2: “Giáo viên cần phải chuyển từ cách dạy giảng văn sang dạy đọc hiểu; chuyển từ việc nói cho học sinh nghe những gì thầy cô hiểu, yêu thích về tác phẩm sang hướng dẫn để các em biết tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo cách nhìn và suy nghĩ cảm nhận của chính học sinh; chuyển từ việc giáo viên thuyết trình là chính sang tổ chức cho học sinh thực hành thông qua các hoạt động, bằng các hoạt động.”

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 10 Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7 năm 2022 - 2023

Câu văn trên nói về yêu cầu gì?

A. Mục tiêu dạy học

B. Đánh giá kết quả

C. Phương tiện dạy học

D. Phương pháp dạy học

Câu 3: Chương trình Ngữ văn 2018 yêu cầu lớp 8 phải đọc hiểu những loại văn bản lớn nào?

A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin

B. Truyện ngắn, tiểu thuyết, văn nghị luận, văn bản thông tin

C. Thơ, kịch bản văn học, truyện kí và văn bản thông tin

D. Truyện cười, truyện lịch sử, thơ Đường luật, thơ tự do

Câu 4: Phương án nào dưới đây nêu yêu cầu đọc hiểu về hình thức thể loại của văn bản văn học được dạy ở Ngữ văn 8?

A. Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản

B. Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười, truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

C. Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật

D. Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học

Câu 5: Câu nào sau đây không phải là yêu cầu riêng về đọc hiểu văn nghị luận?

A. Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản

B. Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề

C. Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

D. Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại

Câu 6: Sách Ngữ văn 8 (bộ Cánh Diều) có những bài học nào tập trung vào văn bản văn học?

A. Các bài 1, 2, 4, 6, 7, 8

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Em nghĩ sao về việc yêu anh?

B. Các bài 1, 2, 3, 4, 8, 9

C. Các bài 1, 3, 5, 6, 7, 8

D. Các bài 1, 2, 3, 6, 7, 10

Câu 7: Phương án nào nêu đúng các văn bản đọc mới trong Ngữ văn 8 so với Chương trình 2006?

A. Tôi đi học (Thanh Tịnh), Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao)…

B. Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư), Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thuý), Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri), Nếu mai em về Chiêm Hoá (Mai Liễu)…

C. Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương), Mời trầu (Hồ Xuân Hương), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)…

D. Cái kính (Nê-xin), Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ), Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)…

Câu 8: Phần viết ở sách Ngữ văn 8 có yêu cầu nào khác với Ngữ văn 7?

A. Cấu trúc có 2 nội dung lớn: định hướng và thực hành

B. Có thêm phần thực hành về kĩ năng viết và cách tìm ý mới

C. Yêu cầu lí thuyết chủ yếu nêu ở phần định hướng của bài học

D. Yêu cầu tạo lập văn bản theo bốn bước

Câu 9: Dòng nào nêu đúng nội dung văn bản nghị luận xã hội trong sách Ngữ văn 8 (bộ Cánh Diều)?

A. Tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống

B. Ca ngợi tình cảm nhân ái, vị tha và cảm xúc cao đẹp

C. Tập trung làm nổi bật lòng yêu nước và tự hào dân tộc

D. Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và phẩm giá con người

Câu 10: Yêu cầu bắt buộc của việc dạy đọc hiểu văn bản là gì?

A. Học sinh phải được đọc và tiếp xúc trực tiếp với văn bản

B. Tổ chức cho học sinh khám phá văn bản theo một quy trình

C. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của văn bản một cách tổng hợp

D. Tuỳ vào đối tượng học sinh mà vận dụng kết hợp các phương pháp

Câu 11: Yêu cầu nào cần chú ý chung khi dạy văn bản hài kịch và truyện cười?

A. Nhận biết và phân tích ý nghĩa của các chỉ dẫn sân khấu

B. Nhận biết và phân tích được vai trò của các lời thoại

Tham khảo thêm:   Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao Giải Công nghệ lớp 7 Bài 12 trang 61, 62, 63 sách Cánh diều

C. Nhận biết sự khác nhau giữa truyện cười dân gian và hiện đại

D. Nhận biết và phân tích các thủ pháp gây cười

Câu 12: Dạy đọc hiểu truyện lịch sử cần chú ý những gì?

A. Nhận biết được nhân vật, sự kiện lịch sử và vai trò của nhà văn

B. Nhận biết và hiểu được tầm quan trọng của các nhân vật lịch sử

C. Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các sự kiện lịch sử nêu trong văn bản

D. Nhận biết và hiểu được tính thời sự của vấn đề đặt ra trong văn bản

Câu 13: Dạy viết thực chất là dạy cho học sinh kĩ năng gì?

A. Cách tìm ý và lập dàn ý cho bài viết

B. Cách tư duy và cách diễn đạt suy nghĩ

C. Cách diễn đạt và phát hiện sửa lỗi

D. Cách lập luận, chứng minh và bác bỏ

Câu 14: Đâu là yêu cầu quan trọng nhất của việc dạy phần tiếng Việt?

A. Tập trung vào đơn vị tiếng Việt chính và giúp học sinh ôn lại các đơn vị đã học có trong văn bản đọc

B. Nhận rõ nội dung các loại bài tập và quyết định chọn bài tập trong sách giáo khoa để tổ chức dạy học phù hợp

C. Tổ chức cho học sinh làm các bài tập nêu trong phần Thực hành tiếng Việt, qua đó mà hình thành kiến thức

D. Tuỳ vào đối tượng học sinh và nội dung phần tiếng Việt, có thể điều chỉnh lên thời lượng dạy phần tiếng Việt

Câu 15: Đâu là yêu cầu quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả ngữ văn?

A. Cần đánh giá được năng lực của học sinh qua sản phẩm đọc, viết, nói và nghe

B. Các câu hỏi, bài tập cần chú trọng yêu cầu học sinh vận dụng cách đọc, cách viết

C. Kết hợp câu hỏi trắc nghiệm (đọc hiểu) với câu hỏi tự luận (kĩ năng viết)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *