Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Phiếu đánh giá sách giáo khoa lớp 11 để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 11 mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1: Trong môn Ngữ văn, yêu cầu cần đạt của bài học có vai trò:

a. Định hướng kết quả mà người biên soạn sách cần bám vào để giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt; căn cứ để đánh giá tiết học trên lớp.
b. Định hướng kết quả mà người biên soạn sách cần bám vào để giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt; căn cứ để đánh giá HS; căn cứ để GV thực hiện các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.
c. Căn cứ để đánh giá HS; căn cứ để GV đánh giá các hoạt động ngoài lớp học của HS.
d. Định hướng kết quả mà người biên soạn sách cần bám vào để giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt; căn cứ để đánh giá HS; căn cứ để đánh giá một tiết học đạt hiệu quả.

Tham khảo thêm:   Công văn 7389/2012/TCHQ-TXNK Thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí do Tổng cục Hải quan ban hành

Câu hỏi 2: SGK Ngữ văn 11 có sự tích hợp về kĩ năng và tích hợp về nội dung dạy học, cụ thể là:

a. Tích hợp dạy đọc văn bản theo thể loại; tích hợp dạy đọc, viết; tích hợp dạy viết, nói và nghe.
b. Tích hợp dạy đọc văn bản theo loại/ thể loại; tích hợp dạy đọc, viết; tích hợp dạy viết, nói và nghe.
c. Tích hợp dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy học đọc, viết với tiếng Việt.
d. Tích hợp dạy đọc văn bản theo loại/ thể loại với dạy học theo chủ điểm; tích hợp dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy học đọc, viết với tiếng Việt.

Câu hỏi 3: Chức năng của nhóm câu hỏi Trước khi đọc là:

a. Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, khơi gợi kiến thức nền cho HS để trực tiếp đọc văn bản.
b. Kích hoạt kiến thức mà HS đã có về thể loại.
c. Hướng dẫn HS rèn luyện một số kĩ năng trước khi đọc.
d. Giúp HS đáp ứng được các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Câu hỏi 4: Định hướng sử dụng nhóm câu hỏi Sau khi đọc là:

a. Hình thành cho HS thói quen đánh giá, tự đánh giá.
b. Thường xuyên giúp HS kết nối các tri thức nền (về thể loại, văn bản cùng loại, kiến thức và trải nghiệm đời sống của bản thân,…) để suy ngẫm, phản hồi nhanh, hiệu quả; hình thành cho HS thói quen đánh giá, tự đánh giá; GV luôn dành thời gian thích đáng để HS suy ngẫm, thảo luận và trình bày ý kiến về vấn đề nêu lên từ câu hỏi.
c. Ở mỗi câu hỏi, GV dừng lại một vài phút để HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi, sau đó đọc tiếp.
d. Hỗ trợ GV tổ chức các hoạt động dạy học thuận lợi hơn; GV luôn dành thời gian thích đáng để HS suy ngẫm, thảo luận và trình bày ý kiến về vấn đề nêu lên từ câu hỏi.

Tham khảo thêm:   Mẫu tờ trình cử đi đào tạo Biểu mẫu nhân sự

Câu hỏi 5: Một trong các chức năng của nhóm câu hỏi Đọc văn bản là:

a. Hướng dẫn HS rèn luyện một số kĩ năng trước khi đọc: liên tưởng, tưởng tượng, suy luận, dự đoán,…
b. Kích hoạt kiến thức nền cho HS, giúp tìm hiểu nhanh một số chi tiết quan trọng; các yếu tố, bộ phận của văn bản và tự kiểm soát việc hiểu của mình.
c. Chuẩn bị dữ liệu cho việc hiểu chỉnh thể văn bản ở bước đọc văn bản.
d. Phát triển kĩ năng tưởng tượng, suy luận sau khi đọc văn bản.

Câu hỏi 6: Hệ thống chủ điểm trong SGK Ngữ văn 11 được xây dựng theo ba cụm chủ điểm lớn là:

a. Nhận thức cộng đồng – Nhận thức bản thân
b. Nhận thức thế giới – Nhận thức cái tôi cá nhân
c. Nhận thức tự nhiên – Nhận thức xã hội – Nhận thức bản thân
d. Nhận thức bản thân – Nhận thức con người – Nhận thức thế giới

Câu hỏi 7: Đâu không phải là đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần tiếng Việt?

a. Gắn với ngữ liệu trong văn bản đọc.
b. Được thiết kế dựa trên yêu cầu về tiếng Việt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ở lớp 11.
c. Gồm các bài tập thực hành kiến thức mới và ôn lại các đơn vị kiến thức đã học ở những bài học dưới, cấp lớp dưới.
d. Gắn với thể loại của văn bản đọc.

Câu hỏi 8: Mục đích của việc dạy kĩ năng nói – nghe với kĩ năng viết là:

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Nguyễn Huệ, Khánh Hòa Đề kiểm tra môn Sinh

a. Tạo cơ hội cho HS chia sẻ những gì đã viết, phát triển năng lực giao tiếp ở cả hai hình thức nói và viết, đồng thời để HS nhận ra sự khác biệt đáng lưu ý giữa nói và viết.
b. Tạo cơ hội cho GV có thể thuận lợi trong quá trình tổ chức tiết học, định hướng cho HS đạt được các yêu cầu cần đạt của chương trình.
c. Tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá năng lực, phẩm chất của HS.
d. Tạo điều kiện thuận lợi để HS có thể tự đánh giá và đánh giá chéo kĩ năng tạo lập văn bản của nhau.

Câu hỏi 9: Lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Mục đích của việc tích hợp dạy học đọc với dạy học viết là để HS phát triển đòng thời hai loại kĩ năng chủ yếu liên quan đến ………….. và ……………., phát huy tính chất tương tạo tự nhiên giữa đọc và viết.

a. Tiếp nhận – Tạo lập
b. Tiếp nhận văn bản – Tạo lập văn bản
c. Đọc văn bản – Viết văn bản
d. Đọc – Viết

Câu hỏi 10: Các nội dung đánh giá trong môn Ngữ văn lớp 11 là:

a. Đánh giá hoạt động đọc, viết
b. Đánh giá hoạt động viết, nói – nghe
c. Đánh giá hoạt động đọc, viết, nói và nghe
d. Đánh giá chéo giữa các đối tượng người học

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *