Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính tỉnh Hà Nam 2023 Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính năm 2023” tỉnh Hà Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính tỉnh Hà Nam 2023 giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính năm 2023” tỉnh Hà Nam.

Cuộc thì dành cho cán bộ, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tuần 1 cuộc thi diễn ra từ ngày 14/8/2023 – 20/8/2023. Vậy mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com để đưa ra lựa chọn đáp án chính xác, đạt kết quả cao trong cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Hà Nam năm 2023:

Đáp án Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính tỉnh Hà Nam – Tuần 1

Câu 1. Theo Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy, Cải cách hành chính tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025 đưa ra bao nhiêu nhiệm vụ giải pháp chủ yếu?

  1. 5
  2. 4
  3. 3

Câu 2. Theo Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách thủ tục hành chính là?

  1. Thủ tục hành chính được cải cách, đơn giản hóa, thuận lợi trong giao dịch, giảm thời gian, chi phí thực hiện, góp phần giảm thiểu phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực.
  2. Thủ tục hành chính giảm thiểu phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, nâng cao được mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
  3. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian giải quyết đối với tất cả các lĩnh vực, ưu tiên các thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm: đầu tư, đất đai, xây dựng…

Câu 3. Theo Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của của Tỉnh ủy, một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về phát triển chính quyền số là?

  1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật số trên cơ sở kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để kết nối liên thông, xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Thực hiện kịp thời việc cập nhật, liên thông các cơ sở dữ liệu quốc gia theo lộ trình triển khai của các bộ, ngành và Chính phủ; ứng dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
  2. Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các ban, sở, ngành, địa phương; chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, quản lý tập trung các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.
  3. Nâng cấp hệ thống mạng kết nối liên thông, xuyên suốt các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cấp xã, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Mở rộng tổ chức hội nghị bằng hình thức trực tuyến, hệ thống phòng họp không giấy tờ.
Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 13 Bài tập cuối tuần lớp 2

Câu 4. Theo Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của của Tỉnh ủy, một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số là?

  1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật số trên cơ sở kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để kết nối liên thông, xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã.
  2. 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ tài liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).
  3. Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các ban, sở, ngành, địa phương; chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, quản lý tập trung các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.

Câu 5. Chỉ số PCI là chỉ số phản ánh về nội dung gì?

  1. Chỉ số phản ánh hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam.
  2. Chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.
  3. Chỉ số để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Câu 6. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được dựa trên cơ sở nào?

  1. Trải nghiệm và đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương.
  2. Đánh giá, chấm điểm của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới.
  3. Đánh giá, chấm điểm giữa các cơ quan hành chính cùng cấp.

Câu 7. Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy định cơ quan nào quyết định việc thành lập hay không thành lập các phòng thuộc UBND cấp huyện?

  1. UBND cấp tỉnh.
  2. HĐND cấp huyện.
  3. UBND cấp huyện.

Câu 8. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cán bộ được thực hiện theo hình thức nào?

  1. Thi tuyển
  2. Xét tuyển
  3. Bổ nhiệm

Câu 9. Tiếp tục hoàn thiện dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng”, “đủ”, “sạch”, “sống” là mục tiêu cụ thể được nêu tại văn bản nào sau đây?

  1. Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ.
  2. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
  3. Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 10. Tài khoản nào có thể dùng để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia?

  1. Tài khoản đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  2. Tài khoản Định danh điện tử VNeID.
  3. Tất cả đáp án trên đều đúng
Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 (Có đáp án) Trắc nghiệm Công dân 9 bài 2

Câu 11. Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?

  1. Mức 1 công dân đăng ký trực tiếp trên ứng dụng VNeID; mức 2 công dân đến Công an tỉnh (Phòng PC06), Công an huyện, thành phố (Đội Cảnh sát QLHC về TTXH) và đến Công an làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử.
  2. Mức 1 và Mức 2 công dân đăng ký trực tiếp trên ứng dụng VNeID.
  3. Mức 1 và Mức 2 công dân đến Công an tỉnh (Phòng PC06), Công an huyện, thành phố (Đội Cảnh sát QLHC về TTXH) và đến Công an làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử.

Câu 12. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức bằng Phiếu lấy ý kiến được áp dụng khi nào?

  1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức muốn phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện quy định hành chính.
  2. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
  3. Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.

Câu 13. Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính được chuyển phát hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích phải có trách nhiệm nào sau đây?

  1. Niêm yết tại nơi giải quyết thủ tục hành chính và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó (nếu có) danh mục thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công theo quy định (bổ sung cho đúng với văn bản luật).
  2. Niêm yết tại nơi giải quyết thủ tục hành chính và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó (nếu có) thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
  3. Cả 2 ý trên.

Câu 14. Theo Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ, việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính là gì?

  1. Là việc cá nhân, tổ chức có thể được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, trả kết quả hoặc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi cư trú, đặt trụ sở hoặc nơi đã cấp các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức.
  2. Là việc cá nhân có thể được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, trả kết quả hoặc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi cư trú, đặt trụ sở hoặc nơi đã cấp các loại giấy tờ cho cá nhân.
  3. Là việc cá nhân, tổ chức có thể được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, trả kết quả không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi cư trú, đặt trụ sở hoặc nơi đã cấp các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về giờ Trái đất Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

Câu 15. Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính được giải thích như thế nào?

  1. Là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau.
  2. Là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
  3. Là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.

Câu 16. Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, nhiệm vụ rà soát, thống kê và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan nào?

  1. Các cơ quan hành chính nhà nước.
  2. Các cơ quan lập pháp.
  3. Các cơ quan tư pháp

Câu 17. Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đến năm 2025, tỷ lệ tối thiểu thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời là bao nhiêu?

  1. 85%
  2. 90%
  3. 95%

Câu 18. Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo bao nhiêu mức độ?

  1. 02 mức độ.
  2. 04 mức độ.
  3. 06 mức độ.

Câu 19. Theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ mức độ đảm bảo xác thực người dùng khi đăng nhập tài khoản dựa trên ít nhất bao nhiêu yếu tố xác thực của tổ chức, cá nhân?

  1. 2 yếu tố.
  2. 1 yếu tố.
  3. 3 yếu tố.

Câu 20. Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm?

  1. Cải cách mô hình tổ chức, quy trình công việc để có thể ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
  2. Nộp hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp.
  3. Trang bị máy tính cho người dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính tỉnh Hà Nam 2023 Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính năm 2023” tỉnh Hà Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *