Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 40 năm UNCLOS – Kỳ 7 Cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 40 năm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982″ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 7 giúp các bạn nhanh chóng trả lời 7 câu hỏi trắc nghiệm. Cuộc thi dành cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh (THCS trở lên), sinh viên sĩ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân trong cả nước.

Cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 40 năm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982″ được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm online, gồm 7 kỳ. Hiện tại đang diễn ra tuần thứ 7 từ 9h00 ngày 21/11/2022 và kết thúc vào 16h00 ngày 02/12/2022. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 7

Câu 1. Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam được gọi là gì?

a. Nội thủy.
b. Lãnh hải.
c. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa gồm mấy nhóm đảo chính? hãy kể tên cụ thể?

a. 02 nhóm; gồm: nhóm Lưỡi Liềm và nhóm An Vĩnh. 
b. 03 nhóm; gồm: nhóm Lưỡi Liềm, nhóm An Vĩnh và nhóm Quang Hòa.
c. 04 nhóm; gồm: nhóm Lưỡi Liềm, nhóm An Vĩnh, nhóm Phú Lâm và nhóm Quang Hòa.

Câu 3. Quy định “Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam” được nêu trong văn kiện nào?

a. Luật biên giới quốc gia năm 2003. 
b. Bộ Luật hàng hải năm 2005.
c. Luật biển Việt Nam năm 2012.

Câu 4. Đoạn trích “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi… đi bằng 5 chiếc thuyền tiểu câu ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó…” được nêu trong văn bản nào?

a. Giáp Ngọ Bình Nam đồ của Bùi Thế Đạt (1774).
b. Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776). 
c. Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Oánh (1785).

Câu 5. Hãy cho biết tại Hội nghị quốc tế nào, Việt Nam tuyên bố xác nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

a. Hội nghị Potsdam, diễn ra từ ngày 17/7 đến ngày 02/8/1945.
b. Hội nghị San Francisco, diễn ra từ ngày 04 đến ngày 08/9/1951.
c. Hội nghị Giơnevơ năm 1954.

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bờ biển ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang” trong hoàn cảnh nào, vào thời gian nào?

a. Trong bài nói chuyện tại hội nghị cán bộ phát động miền biển; ngày 10/4/1956.
b. Trong chuyến thăm Trường huấn luyện Hải quân; ngày 31/3/1959.
c. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai tại Hải Phòng; ngày 15/3/1961.

Câu 7. Đoạn trích: “Phát triển bền vững kinh tế biển phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát khai thác tài nguyên biển, phục hồi hệ sinh thái biển, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo” được nêu trong văn kiện nào?

a. Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020.
b. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025.
c. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030.

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 6

Câu 1. Tính đến tháng 5/2022, có bao nhiêu quốc gia tham gia Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)?

a. 168 quốc gia (Azerbaijan là quốc gia thứ 168 gia nhập ngày 16/6/2016).
b. 172 quốc gia (Philippines là quốc gia thứ 172 gia nhập ngày 16/7/2016).
c. 182 quốc gia (Campuchia là quốc gia thứ 182 gia nhập ngày 16/8/2016).

Câu 2. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển không được định ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về vấn đề nào dưới đây?

a. An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển.
b. Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và các đường dây cáp và ống dẫn.
c. Cách thiết kế, việc đóng hoặc đối với trang bị của tàu thuyền nước ngoài, nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến các quy tắc hay quy phạm quốc tế được chấp nhận chung.

Câu 3. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?

a. Ngày 12/9/1980.
b. Ngày 12/10/1981.
c. Ngày 12/11/1982.

Câu 4. Theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/4 /2007 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Trường Sa có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã? Có tên gọi là gì?

a. 02 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Thị trấn Trường Sa và xã Song Tử Tây.
b. 03 đơn vị hành chính cấp xã: Thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây.
c. 04 đơn vị hành chính cấp xã: Thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Song Tử Tây và xã Nam Yết.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 3 vòng 18 năm 2015 - 2016 Đề thi giải Toán trên mạng lớp 3 có đáp án

Câu 5. Việt Nam hiện có bao nhiêu cảng biển và bao nhiêu bến cảng?

a. Có 33 cảng biển (trong đó: 02 cảng biển loại đặc biệt (cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu), 11 cảng biển loại I, 6 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III); 290 bến cảng.
b. Có 34 cảng biển (trong đó: 02 cảng biển loại đặc biệt (cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu), 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III); 296 bến cảng.
c. Có 35 cảng biển (trong đó: 02 cảng biển loại đặc biệt (cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu), 10 cảng biển loại I và 7 cảng biển loại II và 16 cảng biển loại III); 298 bến cảng.

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuy còn non trẻ, nhưng nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự tin yêu, giúp đỡ của nhân dân, sự cố gắng không ngừng của mình, hải quân ta đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay và đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời và vùng biển của Tổ quốc” trong hoàn cảnh nào, vào thời gian nào?

a. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai tại Hải Phòng, ngày 15/3/1961.
b. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ ba tại căn cứ Vạn Hoa, Quảng Ninh, ngày 13/11/1962.
c. Trong Thư gửi cán bộ và chiến sĩ Hải quân; Báo Nhân dân, số 4147, ngày 11/8/1965.

Câu 7. Đoạn trích “Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, xây dựng thương hiệu biển Việt Nam; tạo được sự bứt phá về khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các vùng biển, ven biển và hải đảo…” được nêu trong văn kiện nào?

a. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
b. Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của BCHTW Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
c. Nghị quyết số 26/NQ-CP, ngày 05/03/2020 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của BCHTW Đảng (khóa XII).

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 5

Câu 1. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng biển nào nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, không được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải?

a. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
b. Thềm lục địa.
c. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 2. Nguyên tắc “Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng…” được nêu trong văn kiện nào?

a. Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2007
b. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
c. Tuyên bố chung về Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông.

Câu 3. Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền gì?

a. Tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu và đo đạc thủy văn.
b. Quyền phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.
c. Quyền đi qua không gây hại; đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền này phải thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Câu 4. Hiện nay ở nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển? Với bao nhiêu huyện ven biển và bao nhiêu huyện đảo?

a. 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 124 huyện ven biển và 14 huyện đảo.
b. 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo.
c. 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 126 huyện ven biển và 13 huyện đảo.

Câu 5. Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” được Tổng cục Bưu điện Việt Nam phát hành vào ngày, tháng, năm nào? Do họa sĩ nào thiết kế?

a. Ngày 19/01/1988; họa sĩ Trần Lương thiết kế.
b. Ngày 19/02/1989; họa sĩ Trần Văn Cẩn thiết kế.
c. Ngày 19/3/1990; họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm thiết kế.

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Là chiến sỹ Hải quân, các chú phải biết yêu quý đảo như nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa có ích cho đất nước” trong dịp nào? Vào thời gian nào?

a. Trong bài nói chuyện tại hội nghị cán bộ phát động miền biển; ngày 10/4/1956.
b. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai tại Hải Phòng; ngày 15/3/1961.
c. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ ba tại căn cứ Vạn Hoa, Quảng Ninh; ngày 13/11/1962.

Câu 7. Đoạn trích “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển…” được nêu trong văn kiện nào?

a. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
b. Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của BCHTW Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
c. Nghị quyết số 26/NQ-CP, ngày 05/03/2020 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của BCHTW Đảng (khóa XII).

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 4

Câu 1. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng biển nào tiếp liền với nội thủy, nằm phía ngoài đường cơ sở và có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở?

a. Vùng lãnh hải.

b. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

c. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 2. Nguyên tắc “Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua vùng trời phía trên Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982” được nêu trong văn kiện nào?

Tham khảo thêm:   Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ

a. Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2007.

b. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

c. Tuyên bố chung về Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông.

Câu 3. Quy định “Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo” được nêu trong văn bản nào?

a. Luật biên giới quốc gia năm 2003.

b. Bộ Luật hàng hải năm 2005.

c. Luật biển Việt Nam năm 2012.

Câu 4. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một nghi lễ truyền thống của địa phương nào? Và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày, tháng, năm nào?

a. Lý Sơn, Quảng Ngãi; ngày 24/4/2013.

b. Cồn Cỏ, Quảng Trị; ngày 20/5/2013.

c. Phú Quý, Bình Thuận; ngày 15/3/2012.

Câu 5. Việt Nam đang thực hiện chủ quyền và quản lý bao nhiêu đảo, điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa?

a. 20 đảo (09 đảo nổi; 11 đảo chìm) và 32 điểm đóng quân.

b. 21 đảo (09 đảo nổi; 12 đảo chìm) và 33 điểm đóng quân.

c. 22 đảo (09 đảo nổi; 13 đảo chìm) và 34 điểm đóng quân.

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Biển bạc của ta do dân ta làm chủ” trong dịp nào? Vào thời gian nào?

a. Trong bài nói chuyện tại hội nghị cán bộ phát động miền biển; ngày 10/4/1956.

b. Trong bài nói chuyện với bà con ngư dân ở làng cá Cát Bà (Hải Phòng); ngày 31/3/1959.

c. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai tại Hải Phòng; ngày 15/3/1961.

Câu 7. Hãy cho biết đoạn trích “Phát triển kinh tế biển phải nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” được nêu trong văn kiện nào?

a. Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

b. Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về

c. Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 3

Câu 1. Qua 5 năm trù bị, 9 năm thương lượng và 11 khóa họp, Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) đã được thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Tại Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ mấy?

a. Ngày 30/4/1980 với 129 phiếu thuận, 05 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 02 nước không tham gia bỏ phiếu; tại Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ hai.

b. Ngày 30/4/1982 với 130 phiếu thuận, 04 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 02 nước không tham gia bỏ phiếu; tại Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ ba.

c. Ngày 10/12/1982 với 131 phiếu thuận, 06 phiếu chống, 16 phiếu trắng và 01 nước không tham gia bỏ phiếu; tại Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ tư.

Câu 2. Nguyên tắc “Tất cả các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” được nêu trong văn kiện nào?

a. Tuyên bố chung về Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông.

b. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

c. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Câu 3. Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, quốc gia nào có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam?

a. Quốc gia lắp đặt đảo nhân tạo và thiết bị, công trình.

b. Quốc gia mà trên đảo nhân tạo có thiết bị, công trình mang cờ.

c. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 4. Có bao quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông?

a. 07 quốc gia và 01 vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Singapore và Đài Loan).

b. 08 quốc gia và 01 vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Singapore, Campuchia và Đài Loan).

c. 09 quốc gia và 01 vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan).

Câu 5. Huyện Trường Sa được thành lập vào ngày tháng năm nào? Theo quyết định số mấy của Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam và vào thời điểm đó thuộc tỉnh nào?

a. Ngày 09/12/1982; Quyết định số 193-HĐBT; tỉnh Đồng Nai.

b. Ngày 10/12/1982; Quyết định số 194-HĐBT; tỉnh Phú Khánh.

c. Ngày 11/12/1982; Quyết định số 195-HĐBT; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 6. “Việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Do vậy, chúng tôi hoan nghênh và trông đợi sự tham gia tích cực và đóng góp xây dựng của các nước để đạt được mục tiêu này”; Hãy cho biết câu nói trên là của ai?

a. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

b. Thủ tướng Phan Văn Khải.

c. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Câu 7. Đoạn trích “…đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, đảo góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh” được nêu trong văn kiện nào?

a. Chỉ thị số 20-CT/ TW, ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

b. Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

c. Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tham khảo thêm:   Mẫu hợp đồng tổng thầu EPC

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 2

Câu 1. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có mấy vùng biển? Đó là những vùng biển nào?

a. Có 03 vùng biển; bao gồm: Nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

b. Có 04 vùng biển; bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

c. Có 05 vùng biển; bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 2. “Tuyên bố chung về Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông” được thông qua ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

a. Ngày 18/5/2012; tại Bangkok, Thái Lan.

b. Ngày 19/6/2012; tại Jakarta, Indonesia.

c. Ngày 20/7/2012; tại Phnom Penh, Campuchia.

Câu 3. Quy định “Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan” được nêu trong văn bản nào?

a. Luật biển Việt Nam năm 2012.

b. Luật biên giới quốc gia năm 2003.

c. Bộ Luật hàng hải năm 2005.

Câu 4. Trong số 85 nghìn Châu bản triều Nguyễn còn lưu giữ được, có bao nhiêu Châu bản thể hiện cụ thể việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

a. Có khoảng 15 Châu bản thể hiện cụ thể việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Có khoảng 20 Châu bản thể hiện cụ thể việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Có khoảng 25 Châu bản thể hiện cụ thể việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Câu 5. Huyện Hoàng Sa được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Theo quyết định số mấy của Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam và vào thời điểm đó thuộc tỉnh nào?

a. Ngày 07/12/1982; Quyết định số 192-HĐBT; tỉnh Phú Khánh.

b. Ngày 08/12/1982; Quyết định số 193-HĐBT; tỉnh Quảng Nam.

c. Ngày 09/12/1982; Quyết định số 194-HĐBT; tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?… Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc” ở đâu? vào thời gian nào?

a. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phát động miền biển; ngày 10/4/1956.

b. Thư gửi cán bộ và chiến sĩ Hải quân; Báo Nhân dân, số 4147, ngày 11/8/1965.

c. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai tại Hải Phòng; ngày 15/3/1961

Câu 7. Hãy cho biết đoạn trích “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;…” được nêu trong văn kiện nào?

a. Chỉ thị 20-CT/ TW, ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

b. Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/2/2007 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

c. Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Gia Lai – Kỳ 1

Câu 1. Sau 5 năm trù bị, 9 năm thương lượng, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được ký ngày, tháng, năm nào? Với sự tham gia của bao nhiêu quốc gia? Có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

a. Ký ngày 10/10/1982, 105 quốc gia (trong đó có Việt Nam); có hiệu lực từ ngày 10/11/1992.

b. Ký ngày 10/11/1982, 106 quốc gia (trong đó có Việt Nam); có hiệu lực từ ngày 25/11/1993.

c. Ký ngày 10/12/1982, 107 quốc gia (trong đó có Việt Nam); có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.

Câu 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào ngày, tháng, năm nào và trở thành thành viên thứ mấy của Công ước?

a. Ngày 23/6/1994, thành viên thứ 63.

b. Ngày 23/7/1994, thành viên thứ 64.

c. Ngày 23/8/1994, thành viên thứ 65.

Câu 3. Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?

a. Ngày 04/11/2000; tại Jakarta, Indonesia

b. Ngày 04/11/2001; tại Bangkok, Thái Lan

c. Ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia.

Câu 4. Luật biển Việt Nam năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? Có mấy chương và bao nhiêu điều?

a. Ngày 20/5/2012 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII; có 06 chương và 50 điều.

b. Ngày 21/6/2012 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; có 07 chương và 55 điều.

c. Ngày 22/7/2012 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII; có 08 chương và 60 điều.

Câu 5. Quần đảo Trường Sa gồm mấy nhóm đảo chính? hãy kể tên cụ thể?

a. Gồm 06 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Bình Nguyên.

b. Gồm 07 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Bình Nguyên.

c. Gồm 08 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” trong hoàn cảnh nào? vào thời gian nào?

a. Trong Bài nói chuyện tại hội nghị cán bộ phát động miền biển; ngày 10/4/1956.

b. Trong chuyến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai tại Hải Phòng; ngày 15/3/1961.

c. Trong Thư gửi cán bộ và chiến sĩ Hải quân; Báo Nhân dân, số 4147, ngày 11/8/1965.

Câu 7. Đoạn trích “…Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước” được nêu trong văn kiện nào?

a. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

b. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

c. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 40 năm UNCLOS – Kỳ 7 Cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 40 năm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982″ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *