Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án Mô đun 4 Học thông qua Chơi Đáp án HTQC Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án Mô đun 4 Học thông qua Chơi giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thành bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, tự luận sau tập huấn Mô đun 4: Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về HTQC.

Qua đó, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thành khóa tập huấn Mô đun Học thông qua Chơi với kết quả cao nhất. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án tập huấn Mô đun 1, Mô đun 2, Mô đun 3 Học thông qua Chơi. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Nguyên tắc bồi dưỡng chuyên môn về HTGC

– Để thực hiện BDCM cho giáo viên tiểu học và Học thông qua Chơi (HTQC), các nhà trường có thể tổ chức nhiều hình thức khác nhau như tập huấn tập trung, sinh hoạt chuyên môn, hỗ trợ cá nhân, cộng đồng học tập chuyên môn…

– Tùy theo nội dung bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng cụ thể để nhà trưởng lựa chọn hình thức phù hợp ở từng thời điểm hay kết hợp linh hoạt, đan xen giữa các hình thức BDCM khác nhau.

– Tuy nhiên, dù triển khai hình thức bồi dưỡng nào, các nhà trường cũng nên cân nhắc đảm bảo một số nguyên tắc để BDCM và HTQC đạt hiệu quả tốt nhất. Để triển khai công tác BDCM cho giáo viên và HTQC cần phải đảm bảo 9 nguyên tắc sau:

  • 1. Đáp ứng nhu cầu của giáo viên và nhà trường
  • 2. Có mục tiêu rõ ràng
  • 3. Thực hiện thường xuyên và liên tục
  • 4. Tích cực suy ngẫm và phản hồi
  • 5. Gắn với trải nghiệm
  • 6. Cộng tác và hợp tác trong học tập
  • 7. Đáp ứng sự đa dạng và phân hóa
  • 8. Coi trọng sự tụ chủ
  • 9. Thực hiện tích hợp/lồng ghép

CH: Để tìm hiểu nguyên tắc BDCM và HTQC có hiệu quả, các thầy có thực hiện nhiệm vụ sau:

  • Đọc nội dung của các thể: 1 nhóm thì bao gồm tên các nguyên tắc, 1 nhóm thì bao gồm phần giải nghĩa của từng nguyên tắc.
  • Tìm và nối tên Nguyên tắc với phần giải nghĩa tương ứng.

Đáp ứng nhu cầu của giáo viên và nhà trường: BDCM không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của cả nhân giáo viên mà còn phải phù hợp với chính sách, chiến lược của ngành giáo dục và nhà trường.

Có mục tiêu rõ ràng: Hoạt động BDCM cho giáo viên cần phải có trọng tâm và mục tiêu rõ ràng. CBQL và giáo viên cần biết chính xác mình muốn gì khi triển khai HTQC, tại sao lại mong muốn điều đó?

Gắn với trải nghiệm: Hoạt động BDCM về HTQC muốn hiệu quả cần được gắn với trải nghiệm thực tiễn của giáo viên thông qua việc áp dụng HTQC trong lớp học.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán trường Lý Thái Tổ - Bắc Ninh lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử môn Toán THPT Quốc gia 2018

1. Đáp ứng nhu cầu của giáo viên và nhà trường

BDCM không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của cả nhân giáo viên mà còn phải phù hợp với chính sách, chiến lược của ngành giáo dục và nhà trường.

Hiểuhỗ trợ giáo viên hiểu HTQC là một cách tiếp cận được xác định góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

2. Có mục tiêu rõ ràng

Hoạt động BDCM cho giáo viên cần phải có trọng tâmmục tiêu rõ ràng.

BDCM về HTQC cần tập trung vào nâng cao năng lực áp dụng HTQC cho giáo viên trong nhà trường tiểu học.

CBQL và giáo viên cần biết chính xác mình muốn gì khi triển khai HTQC, tại sao lại mong muốn điều đó.

Mục tiêu này phải gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3. Thực hiện thường xuyên và liên tục

Hoạt động BDCM và HTQL cần được thực hiện thường xuyênđịnh kì dưới các hình thức khác nhau: tập huấn tập trung, sinh hoạt chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp, cộng đồng học tập chuyên môn…

Đồng thời, giáo viên cần tích cực áp dụng HTQC trong lớp học của mình.

CBQL và giáo viên cần xây dựng kế hoạch với các hoạt động BDCM thường xuyên liên tục trong năm học.

4. Tích cực suy ngẫm và phản hồi

CDQL cần thúc đẩy giáo viên tựsuy ngẫm cởi mở chia sẻ với đồng nghiệp. Chúng ta đang làm gì? Chúng ta tổ chức HTQC như thế nào? Việc áp dụng HTQC mang lại kết quả như thế nào? Căn cải thiện điều gì để học sinh học tập tốt hơn?

Giáo viên sẽ hiểu sâu sắc và biết cách thực hiện HTQC phù hợp với điều kiện cụ thể và rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng vào công việc giảng dạy trên lớp hàng ngày.

5. Gắn với trải nghiệm

CBQL cần tạo cơ hội để giáo viên áp dụng kiến thức và thực hành về HTQC.

Khuyến khích giáo viên chia sẻ những gì họ đã quan sát thấy, đã gặp phải trong quá trình áp dụng và thực hành và HTQC.

6. Cộng tác và hợp tác trong học tập

BDCM về HTQC hiệu quả hơn khi giáo viên học cùng nhauhọc hỏi lẫn nhau.

Giáo viên hợp táccộng tác với đồng nghiệp càng nhiều thì sự tự tin và sự hài lòng với công việc sẽ càng tăng lên.

CBQL xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, mang tính học hỏi để giáo viên cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hỗ trợ nhau.

7. Đáp ứng sự đa dạng và phân hóa

Mỗi giáo viên đều có một cách học riêng.

Mối quan tâm, bối cảnh (nông thôn, thành thị…), các nhu cầunăng lực khác nhau của giáo viên được chú trọng và đáp ứng.

CBQL cần biết cách chấp nhậntôn trọng sự khác biệt của từng giáo viên để có kế hoạch BDCM phù hợp.

8. Coi trọng sự tự chủ

Khi giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động áp dụng HTQC đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Giáo viên chủ động tìm tòi, học hỏi nghiên cứu về HTQC và mong muốn thực hành HTQC hiệu quả trên lớp.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn ngắn kể về người anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Giải Lịch sử 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo

CBQL cần khuyến khích tạo động lực để giáo viên chủ động và tích cực tự học, tham gia vào các hoạt động BDCM về HTQC.

9. Thực hiện tích hợp/lồng ghép

CBQL cần lồng ghép các nội dung BDCM về HTQC vào các hoạt động BDCM phù hợp đang triển khai tại nhà trường

HTQC có thể được lồng ghép vào các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn cấp trường/cụm trường, hội thảo chuyên đề, dự giờ-góp ý.

Các hoạt động BDCM cho giáo viên của trường thầy/cô đáp ứng được những nguyên tắc nào trong 9 nguyên tắc đã được tìm hiểu?

Đáp ứng nhu cầu của GV nhà trường:

  • Có mục tiêu rõ ràng
  • Thực hiện trường xuyên, liên tục
  • Thực hiện tích hợp lồng ghép

Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về HTQC

Để giúp CBQL và giáo viên cốt cán hệ thống hóa và xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về HTQC, các nhà trường có thể triển khai theo Chu trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về HTQC như sau:

Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về HTQC

Sơ đồ trên cho thấy chu trình BDCM cho giáo viên về HTQC cần diễn ra trong suốt năm học. Tập huấn về HTQC dành cho giáo viên là bước khởi đầu của quá trình tìm hiểu và áp dụng HTQC trong dạy học. Giáo viên cần tiếp tục tìm hiểu, áp dụng, chia sẻ về HTQC để tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động. Chu trình này được xây dựng với mục đích khai thác tối đa các hình thức BDCM phổ biến hiện nay để hỗ trợ CBQL trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động BDCM về HTQC cho GV tại trường tiểu học. Chu trình bao gồm các hoạt động cụ thể như sau:

Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về HTQC

1. Lồng ghép BDCM cho giáo viên về HTQC vào kế hoạch giáo dục năm học hoặc kế
hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường với các nội dung, hoạt động cụ thể
và phù hợp.

2. Tập huấn tập trung về HTQC cho giáo viên trong nhà trường: Khóa tập huấn nên được tổ chức vào đầu năm học với mục tiêu cung cấp những kiến thức và kĩ năng triển khai HTQC trong trường tiểu học. Báo cáo viên của khóa tập huấn là CBQL nhà trường và giáo viên cốt cán – những người đã được tập huấn về HTQC do Bộ GD&ĐT cùng VVOB tổ chức.

3. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Đẩy mạnh áp dụng HTQC của giáo viên thông qua việc đưa HTQC vào các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kì của nhà trường, tạo cơ hội cho giáo viên nghiên cứu, thực hành 4 nguyên tắc và 5 đặc điểm của HTQC, cùng nhau suy ngẫm và chia sẻ với đồng nghiệp. Các buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

4. Hỗ trợ cá nhân: Trong quá trình áp dụng HTQC trên lớp, một số giáo viên có thể gặp khó khăn. Khi đó, họ cần được hỗ trợ cá nhân để tháo gỡ những vướng mắc trong cách hiểu, cách vận dụng HTQC. Hoạt động hỗ trợ cá nhân cho giáo viên được thực hiện chủ yếu bởi CBQL và giáo viên cốt cán trong suốt năm học, nhằm củng cố và bổ sung các kiến thức, kĩ năng HTQC mà giáo viên đã tìm hiểu qua hoạt động tập huấn và các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua lớp tập huấn để nâng cao hiệu quả áp dụng HTQC của giáo viên.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX) Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 15, 16, 17, 18

5. Tự học: Song song với các buổi SHCM, việc giáo viên chủ động tìm kiếm tài liệu, ý tưởng về HTQC sẽ giúp họ có thêm hiểu biết, kinh nghiệm thực hành HTQC. CBQL nên khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên xây dựng kế hoạch tự học và đưa ra những hỗ trợ cần thiết để đảm bảo quá trình tự học của giáo viên hiệu quả.

6. Phát triển cộng đồng học tập chuyên môn về HTQC: Việc áp dụng HTQC sẽ trở nên hiệu quả và có ý nghĩa nếu các giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, học hỏi, chia sẻ với nhau. Vì vậy, việc thành lập và vận hành cộng đồng chuyên môn về HTQC sẽ tạo môi trường và điều kiện cho giáo viên trong trường/liên trường học cùng nhau và học hỏi lẫn nhau về HTQC qua những thực hành, trải nghiệm của giáo viên trên lớp.

7. Tập huấn bổ sung: Trong quá trình triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn về HTQC, một số giáo viên chưa có cơ hội tham gia tập huấn hoặc còn vướng mắc khi áp dụng HTQC. Khi đó các nhà trường cần tổ chức hoạt động tập huấn bổ sung nhằm hỗ trợ GV tháo gỡ khó khăn.

8. Họp tổng kết cuối năm: Mục đích của hoạt động là nhìn nhận lại và định hướng việc thực hiện HTQC của nhà trường trong năm học tiếp theo. Đây là cơ hội để giáo viên và CBQL chia sẻ và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm học tới. Tùy theo thực tế từng trường, cuộc họp này có thể tổ chức độc lập hoặc lồng ghép vào hoạt động tổng kết năm học của nhà trường.

Việc thực hiện đồng thời các hình thức bồi dưỡng chuyên môn về HTQC nói trên sẽ
tạo nhiều cơ hội học tập cho giáo viên. Giáo viên thường xuyên được hỗ trợ, được
tiếp cận kiến thức và kĩ năng về HTQC, từng bước cải thiện năng lực chuyên môn
của mình, từ đó tạo cơ hội cho học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần
thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thực hành xây dựng chu trình BDCM về HTQC dành cho giáo viên

Dựa vào hiểu biết của thầy/cô về Chu trình BDCM dành cho giáo viên về HTQC đã tìm hiểu ở những phần trước, thầy/cô hãy xây dựng 1 chu trình BDCM về HTQC phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trường?

Xây dựng kế hoạch tập huấn tập trung sử dụng phần mềm đưa bài giảng điện tử lên mạng ( ngày giờ, địa điểm, thành phần giáo viên tập huấn, nội dung tập huấn….)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án Mô đun 4 Học thông qua Chơi Đáp án HTQC Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *