Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án Hội thi An toàn Vệ Sinh Viên giỏi 2020 – Đợt 2 Bộ câu hỏi thi An toàn vệ sinh viên giỏi lần thứ 6 năm 2020 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hội thi An toàn Vệ Sinh Viên giỏi 2020 được tổ chức thi thành 2 đợt, đợt 1 từ ngày 04/05 – 10/05/2020, đợt 2 từ 25/05 đến 31/05/2020. Nhằm góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Mỗi thí sinh phải thực hiện 30 câu trắc nghiệm kiến thức chung, với thời gian 20 phút. Mỗi đợt thi được tham gia nhiều lần và lấy số điểm cao nhất để tính giải. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham gia thêm cuộc thi Tìm hiểu 90 năm truyền thống ngành Tuyên giáo.

Đáp án Hội thi An toàn Vệ Sinh Viên giỏi 2020 đợt 2

Câu 1. Một người lao động làm việc về cơ khí, được Công ty quyết định cử ra nước ngoài tham gia hội chợ và giới thiệu sản phẩm của Công ty, nhưng trong quá trình làm việc bị tai nạn ở nước ngoài. Trường hợp này có được xem là Tai nạn Lao động không?

A. Không xem là Tai nạn lao động
B. Được xem là Tai nạn lao động theo luật định.
C. Tùy Giám đốc Công Ty quyết định
D. Tùy vào lý do bị tai nạn.

Câu 2. Chọn câu sai: Tác động kích thích của hóa chất đối với cơ thể thường gây:

A. Kích thích đối với da.
B. Gây mê và gây tê.
C. Kích thích đối với đường hô hấp.
D. Kích thích đối với mắt.

Câu 3. Ảnh hưởng đầu tiên của tiếng ồn và rung động đối với sinh lý con người là:

A. Đến hệ thần kinh trung ương.
B. Đến cơ quan thính giác.
C. Đến hệ thống tim mạch.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 4. Khi đám cháy xảy ra, có nhiều khói gây ra ngạt thở hay cay mắt ta làm thế nào để thoát hiểm?

A. Bò sát mặt đất vì khói thường tập trung bên trên tìm đường thoát ra ngoài
B. Dùng khăn thấm nước để che mũi và tìm đường thoát ra ngoài
C. Dùng một tay để lần tìm ra lối thoát
D. Tất cả các ý trên đều cần thiết

Câu 5. Khi kết thúc ca, giờ làm việc thì AT-VSV sẽ cùng với Tổ trưởng:

A. Ghi chép vào sổ theo dõi riêng tinh thần lao động và đánh giá thành tích lao động trong ngày
B. Họp kiểm điểm những cá nhân vi phạm giờ giấc lao động
C. Báo cáo với Công đoàn tình hình lao động trong ngày
D. Không ý nào đúng

Câu 6. Khi làm việc trong nồi hơi hoặc trong những thùng lớn thì qua một thời gian nhất định phải:

A. Ra ngoài để hô hấp không khí mới.
B. Được thông gió tốt.
C. Đeo kính trắng để đề phòng xỉ hàn bắn vào mắt gây tai nạn.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 7. Khi kê thang để lên làm việc, thang được kê ở góc độ nào so với mặt phẳng nền để có vị trí ổn định nhất?

A. Thang tạo với mặt phẳng nền một góc 75 độ
B. Thang tạo với mặt phẳng nền một góc 80 độ
C. Thang tạo với mặt phẳng nền một góc 60 độ
D. Tùy theo địa hình và kích thước của Thang

Câu 8. Các tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn bao gồm là:

A. Yếu tố vật lý và hóa học.
B. Yếu tố vi sinh vật.
C. Bụi và các chất độc hại trong sản xuất.
D. Cả a,c đều đúng.

Câu 9. Kỹ thuật cố định gãy xương hở?

A. Theo trình tự: Cố định nẹp; đè ép 2 bên mép vết thương; băng che phủ vết thương .
B. Theo trình tự: Rửa vết thương; ép gạc 2 bên mép vết thương, băng che phủ vết thương; cố định nẹp
C. Theo trình tự: Dùng tay ấn gạc lên 2 bên mép vết thương, băng che phủ vết thương, cố định nẹp.
D. Theo trình tự: Cầm máu băng ga-rô; băng che phủ vết thương; cố định nẹp

Câu 10. Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì đối tượng nào không thuộc thành phần của Hội đồng AT-VSLĐ cơ sở?

A. Đại diện NSDLĐ; Đại diện BCH CĐCS hoặc đại diện tập thể NLĐ nơi chưa có tổ chức Công đoàn
B. Đại diện bộ phận tổ chức lao động và Đoàn thanh niên cơ sở
C. Người làm công tác AT-VSLĐ ở cơ sở sản xuất, kinh doanh
D. Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh và các thành viên khác có liên quan

Câu 11. Đoàn viên công đoàn có những trách nhiệm gì?

A. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
B. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
C. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.
D. Tất cả đều đúng

Câu 12. Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

A. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất.
B. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
C. Các quy định về tổ chức lao động.
D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng.

Câu 13. Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì NSDLĐ huấn luyện cho NLĐ như thế nào?

A. NSDLĐ tổ chức huấn luyện cho tất cả NLĐ trong doanh nghiệp mình và cấp Thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này
B. NSDLĐ tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và cấp Thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này
C. NSDLĐ tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và cấp Chứng nhận đã được huấn luyện AT-VSLĐ trước khi bố trí làm công việc này
D. NSDLĐ trực tiếp huấn luyện cho NLĐ theo Quy định và cấp Thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này

Câu 14. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật tính theo định suất hàng ngày có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

A. Mức 1: 10.000 đồng; mức 2: 15.000 đồng; mức 3: 20.000 đồng; mức 4: 25.000 đồng
B. Mức 1: 8.000 đồng; mức 2: 12.000 đồng; mức 3: 16.000 đồng; mức 4: 20.000 đồng.
C. Mức 1: 15.000 đồng; mức 2: 20.000 đồng; mức 3: 25.000 đồng; mức 4: 30.000 đồng
D. Mức 1: 12.000 đồng; mức 2: 16.000 đồng; mức 3: 22.000 đồng; mức 4: 26.000 đồng

Câu 15. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để phòng chống lây nhiễm COVID-19, cơ sở lao động cần sử dụng dung dịch khử khuẩn tại nơi làm việc nào sau đây?

A. Dung dịch chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc cồn 70 độ
B. Dung dịch xà phòng hoặc cồn 60 độ
C. Dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính
D. Cả b và c

Câu 16. Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, quy định về thời hạn điều tra đối với một vụ tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 2 người trở lên là:

A. Không quá 20 ngày
B. Không quá 25 ngày
C. Không quá 30 ngày
D. Không quá 60 ngày

Câu 17. Trong các đám cháy có chất cháy ở dạng sau đây thì đám cháy nào khó chữa cháy nhất?

A. Chất cháy ở dạng rắn.
B. Chất cháy ở dạng lỏng.
C. Chất cháy ở dạng khí.
D. Mỗi dạng đều có sự khó khăn khác nhau

Câu 18. Chiều quay của dao quay tròn tại chỗ, phôi tịnh tiến ngang dọc lên xuống là đặc điểm của loại máy nào sau đây:

A. Máy tiện.
B. Máy phay.
C. Máy khoan.
D. Máy xọc.

Câu 19. Cách xử trí chảy máu cam:

A. Đỡ nạn nhân ngồi, đầu cúi về phía trước; sơ viên cứu dùng một ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu khoảng 5 phút.
B. Đỡ nạn nhân ngồi, đầu cúi về phía trước, sơ viên cứu dùng hai ngón tay bóp nhẹ hai bên cánh mũi khoảng 10 phút.
C. Đỡ nạn nhân nằm ngửa đầu ra phía sau, sơ viên cứu dùng hai ngón tay bóp nhẹ hai bên cánh mũi khoảng 10 phút..
D. Đỡ nạn nhân nằm ngửa đầu ra phía sau, dùng khăn có đá chườm lên trán nạn nhân.

Câu 20. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được hưởng theo số ngày làm việc thực tế trong tháng?

A. Đúng
B. Sai.
C. Được hưởng cố định hàng tháng.
D. Tùy theo Thỏa ước lao động tập thể

Câu 21. Tai nạn lao động xảy ra do máy móc không được bảo trì tốt đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất , đây là tai nạn lao động do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nguyên nhân về mặt kỹ thuật
B. Nguyên nhân về mặt tổ chức lao động
C. Nguyên nhân về mặt vệ sinh lao động
D. Nguyên nhân khác

Câu 22. Ai là người chịu trách nhiệm dự thảo trình lãnh đạo ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành, tham gia điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp?

A. Cán bộ chuyên trách AT-VSLĐ
B. Chủ tịch Công đoàn cơ sở
C. Chủ tịch Hội đồng BHLĐ
D. Quản đốc phân xưởng

Câu 23. Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có mấy quyền về an toàn, vệ sinh lao động?

A. Có 4 quyền.
B. Có 5 quyền
C. Có 6 quyền.
D. Có 7 quyền.

Câu 24. Tác hại lao động ở tư thế bắt buộc là gì ?

A. Làm biến dạng cột sống
B. Gây ra các loại bệnh về đường sinh dục cả nam và nữ
C. Ngoài hai ý trên còn gây ra bệnh trĩ táo bón kinh niên
D. Gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp

Câu 25. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ:

A. Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động. điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
B. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc.
C. Cả 2 câu a và b đều đúng.
D. Cả 2 câu a và b đều sai.

Câu 26. An toàn vệ sinh viên được quyền hạn gì.

A. Được cung cấp thông tin đầy đủ về ATVSLĐ tại nơi làm việc
B. Được phụ cấp trách nhiệm bằng tiền.
C. Được dành thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ
D. Cả 3 quyền hạn trên

Câu 27. Phương tiện kỹ thuật bao gồm:

A. Máy móc, thiết bị, bộ phận, dụng cụ, chi tiết.
B. Nội quy, qui trình, quy phạm.
C. Cách thức, trình tự làm việc.
D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 28. Trước khi vào ca làm việc AT-VSV có nhiệm vụ gì?

A. Nhắc nhở tổ trưởng, người lao động trong tổ kiểm tra tình trạng an toàn máy, thiết bị, các phương tiện bảo vệ cá nhân,… thực hiện các quy trình, nội quy, biện pháp làm việc an toàn, sử dụng đầy đủ các PTBVCN.
B. Đôn đốc người lao động trong tổ, kiến nghị tổ trưởng thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, khắc phục tình trạng mất an toàn, vệ sinh lao động trước khi làm việc
C. Hai ý trên đều đúng
D. Thay mặt tổ trưởng điểm danh lao động và phân công vị trí làm việc của người lao động trong tổ

Câu 29. Những người thường xuyên làm việc với tiếng ồn cần phải?

A. Ban đêm đi ngủ sớm
B. Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ
C. Ăn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng .
D. Năng rèn luyện thân thể

Câu 30. Đơn vị nào có chức năng đo kiểm tra môi trường lao động?

A. Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường
B. Các đơn vị dịch vụ có đủ điều kiện được ngành y tế chấp thuận
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai

Đáp án cuộc thi An toàn Vệ Sinh Viên giỏi 2020 đợt 1

PHẦN I: 100 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo QCVN 09: 2012/BLĐTBXH thời gian kiểm tra định kỳ cho các dụng cụ điện cầm tay là?

a. 3 tháng/một lần
b. 6 tháng/một lần
c. 12 tháng/một lần
d. 24 tháng/một lần

Câu 2: Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là gì?

a. Là việc gây ra cháy, nổ, tai nạn lao động.
b. Là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.
c. Là thiết bị lạc hậu trong quá trình sản xuất gây ra tai nạn lao động.
d. Cả a,b,c đều sai.

Câu 3: Yêu cầu nào đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như bình chịu áp lực, thiết bị nâng… trước khi đưa vào sử dụng?

a. Công nhân vận hành thiết bị phải có chứng chỉ về chuyên môn, nắm được nguyên tắc an toàn khi sử dụng và có thẻ an toàn lao động.
b. Ban hành và niêm yết nội quy an toàn, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố tại nơi để thiết bị ở vị trí dễ thấy, dễ đọc.
c. Phải được kiểm định kỹ thuật an toàn với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
d. Cả a, b và c đều đúng.

Câu4:Điều kiện cần thiết cho sự cháy xảy ra khi có đủ các yếu tố?

a. Chất cháy, O-xy trong không khí
b. Nguồn nhiệt.
c. Chất cháy và nguồn nhiệt.
d. Cả a và b đều đúng.

Câu 5: Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động được quy định chi tiết trong văn bản pháp luật nào?

a. Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.
b. Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
c. Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
d. Thông tư số 15/2013/TT-BLĐTBXH ngày 06/05/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Câu 6: Đối với thiết bị điện có trung tính cách ly, trị số điện trở nối đất của thiết bị điện không được lớn hơn?

a.1Ω
b. 2Ω
c. 4Ω (Ohm)
d. 10Ω

Câu 7: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện nào sau đây?

a. Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 điều 37 Luật An toàn vệ sinh lao động và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.
b. Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 điều 37 Luật An toàn vệ sinh lao động và suy giảm khả năng lao động từ 10% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.
c. Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 điều 37 Luật An toàn vệ sinh lao động và suy giảm khả năng lao động từ 15% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.
d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 8: Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bao nhiêu lần trong 01 năm?

a. Ít nhất 2 lần/năm;
b. Ít nhất 1 lần/năm;
c. 2 năm/1 lần.
d. Tùy điều kiện kinh tế của từng doanh nghiệp.

Câu 9: Khi chữa cháy đám cháy xăng dầu ta không được sử dụng loại gì?

a. Cát
b. Bình bọt AB
c. Bình bọt MFZ
d. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

Câu 10:Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do ai chi trả?

a. Người lao động
b. Người sử dụng lao động
c. Người sử dụng lao động và Người lao động kết hợp chi trả
d. Tất cả đều sai.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

Câu 11: Tổ chức công đoàn có bao nhiêu quyền, trách nhiệm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động?

a. 5
b. 6
b. 7
d. 8

Câu 12: Khi tai nạn điện xảy ra, để cấp cứu người bị nạn cần thực hiện theo các bước sau?

a. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện, tiến hành sơ cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
b. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện và chở đến bệnh viện
c. Giữ nguyên hiện trường và báo cáo cơ quan chức năng
d. Báo cáo với người phụ trách và bộ phận y tế

Câu 13: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động như thế nào?

a. Trả 75% tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
b. Trả 85% tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
c. Tùy vào điều kiện của doanh nghiệp để hỗ trợ cho người lao động;
d. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

Câu 14:Nếu trong đơn vị bạn có một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là?

a. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
b. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
c. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
d. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.

Câu 15: Chọn phát biểu sai?

a. Mỗi máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (cần cẩu, thiết bị nâng, hệ thống lạnh, nồi hơi …) phải có sổ nhật ký vận hành?
b.Tất cả các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
c. Người lao động không làm những công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì không phải huấn luyện định kỳ về AT-VSLĐ.
d. Những yếu tố nguy hiểm trong lao động là những yếu tố có thể gây tai nạn lao động cho người lao động.

Câu 16: An toàn lao động là gì?

a. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
b. An toàn lao động là không xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
c. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
d. Cả a,b,c đều sai.

Câu 17: Chính phủ quy định thời gian tự kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ đối với những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

a. Ít nhất 01 lần trong 03 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 01 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
b. Ít nhất 01 lần trong 1 năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
c. Ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
d. Doanh nghiệp tự quyết định số lần kiểm tra hoặc có kiểm tra hay không.

Câu 18: Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có bắt buộc phải huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động không?

a. Không bắt buộc.
b. Bắt buộc.
c. Tùy khả năng kinh tế của người lao động.
d. Cả b và c

Câu 19: Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có những nghĩa vụ gì sau đây?

a. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 20: Để chống chạm vào các bộ phận mang điện cần phải?

a. Bọc cách điện và che chắn
b. Giữ khoảng cách an toàn
c. Nối trung tính
d. Câu a và b

Câu 21:Vệ sinh lao động là gì?

a. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
b. Vệ sinh lao động là giải pháp an toàn nhất trong quá trình lao động.
c. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
d. Cả a,b,c đều sai.

Câu 22:Biện pháp che chắn vùng nguy hiểm nhằm mục đích chính là?

a. Ngăn ngừa sự cố của thiết bị
b. Không cho yếu tố nguy hiểm tác động lên người lao động
c. Báo trước cho người lao động sự cố có thể xảy ra
d. Cả a và c

Câu 23: Chính phủ quy định nội dung tự kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ ở cơ sở lao động như thế nào?

a. Kiểm tra chặt chẽ toàn bộ hệ thống phòng cháy.
b. Kiểm tra tất cả máy, thiết bị, môi trường làm việc, việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
c. Kiểm tra các yếu tố môi trường làm việc, tác phong làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động, tình trạng an toàn của máy thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy, …
d. Kiểm tra hệ thống điện, môi trường xung quanh khu vực làm việc.

Câu 24:Khi một công nhân bị tai nạn lao động, cẳng chân bị biến dạng, nghi ngờ gãy xương, bạn cần phải làm gì?

a. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
b. Nắn kéo đầu chi nghi bị gãy cho thẳng, sau đó cố định bằng nẹp cứng và chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất.
c. Để nạn nhân nguyên hiện trạng, cố định xương gãy, sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế, không được nắn kéo đầu chi gãy.
d. Cả a, b, c đều sai

Câu 25: Theo quy định về cơ cấu tổ chức, An toàn vệ sinh viên phải là?

a. Người có kiến thức đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động, được chủ doanh nghiệp tín nhiệm.
b. Người có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên và phải có kiến thức, kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc
c. Phải là người có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, gương mẫu và có kiến thức đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động.
d. Là người lao động động trực tiếp sản xuất, am hiểu chuyên môn, kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, tự nguyện và gương mẫu.

Câu 26: Hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng máy, thiết bị , vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động?

a. Chưa được kiểm định;
b .Không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
c. Hết hạn kiểm định;
d. Tất cả các hành vi trên

Câu 27:Yếu tố nguy hiểm là gì?

a. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
b. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
c. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây ra cháy, nổ, mất an toàn lao động
d. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có hại.

Câu 28:Hoá chất độc được hấp thụ vào cơ thể người lao động qua các con đường sau?

a. Qua đường hô hấp và tiêu hoá
b. Qua đường tiêu hoá.
c. Hấp thụ qua da
d. Cả a và c

Câu 29: Theo QCVN 22:2016/BYT, phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh duy trì ánh sáng có độ rọi tối thiểu là:

a. 150 Lux.
b. 200 Lux.
c. 250 Lux.
d. 300 Lux

Câu 30: Yếu tố có hại là gì?

a. Yếu tố có hại là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động
b. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
c. Yếu tố có hại là yếu tố tác động làm người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau quá trình lao động.
d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 31: Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ có được khám chuyên khoa phụ sản không?

a. Có
b. Không bắt buộc.
c. Tùy điều kiện của từng doanh nghiệp.
d. Khi có yêu cầu của người lao động hoặc Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Câu 32: Nguyên tắc thực hiện việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động?

a. Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
b. Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 33: Hãy chọn phát biểu sai về các yếu tố có thể gây tai nạn trong sản xuất?

a. Địa điểm, không gian, mặt bằng chật hẹp; máy thiết bị lặp đặt không đảm bảo quy phạm an toàn, không đúng kỹ thuật.
b. Máy, thiết bị bố trí không hợp lý; người lao động để bừa bãi, không sắp xếp gọn gàng, hợp tầm với.
c. Máy, thiết bị, phương tiện làm việc không phù hợp với nhân trắc người lao động; phương tiện, dụng cụ phục vụ sản xuất thiếu hoặc kém chất lượng.
d. Các yếu tố vi khí hậu không đạt các tiêu chuẩn cho phép, người lao động thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, bụi.

Câu 34: Câu nào không phải là nhiệm vụ chính của An toàn vệ sinh viên?

a. Kiểm tra, nhắc nhở người lao động trong tổ, đội chấp hành các quy tắc về ATVSLĐ, kỷ luật lao động.
b. Hướng dẫn người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
c. Nhắc nhở, kiến nghị tổ trưởng hoặc người quản lý đảm bảo các chế độ chính sách về ATVSLĐ cho người lao động.
d. Tổ chức kiểm tra định kỳ về công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

Câu 35: Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có quyền như thế nào đối với công tác ATVSLĐ ?

a. Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
b. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
c. Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
d. Cả a, b, c, đều đúng.

Câu 36: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động như thế nào?

a. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b. Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c. Chỉ hỗ trợ chi phí y tế
d. Cả a, b đều đúng.

Câu 37: Bình bọt AB không được dùng để chữa đám cháy loại gì?

a. Cháy xăng dầu
b. Cháy cồn, rượu
c. Cháy cao su
d. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

Câu 38:Tác hại của tiếng ồn đối với người lao động trong sản xuất là?

a. Làm giảm sự tập trung, chú ý khi làm việc; làm cho cơ thể nhanh mệt mỏi, giảm năng suất lao động, dễ gây tai nạn lao động, …
b. Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như về xương khớp, hô hấp và tiêu hoá.
c. Gây nhiễm độc, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư và một số bệnh mãn tính khác.
d. Tất cả các tác hại trên.

Câu 39:Ý nghĩa của Công tác An toàn, vệ sinh lao động là?

a. Mang ý nghĩa về luật pháp, quốc tế.
b. Mang ý nghĩa về đạo đức, nhân văn.
c. Mang ý nghĩa về chính trị, kinh tế và xã hội.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 40:Người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi nào?

a. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu: Nhiệt độ, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng, bức xạ, phóng xạ,… không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; tiếp xúc với hơi khí độc, bụi độc, các sản phẩm có chì, thủy ngân, mang gan, bazơ, axit, xăng, dầu mỡ hoặc hóa chất …;
b. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường lao động xấu: Virut, vi khuẩn độc hại, côn trùng có hại; phân, nước, rác, các yếu tố sinh học độc hại khác.
c. Làm việc với máy thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, …
d. Cả a, b và c

Câu 41: Anh (chị) phải thay hộp lọc của Bán mặt nạ phòng độc khí?

a. Theo yêu cầu của tổ trưởng
b. Một tháng/một lần
c. Khi bạn mang mặt nạ vào nhưng vẫn nhận biết mùi của hơi khí độc
d. Khi được cấp phát mặt nạ mới theo định kỳ.

Câu 42:Theo quy định, đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất mấy tháng một lần?

a. 03 tháng
b. 06 tháng
c. 12 tháng
d. 15 tháng

Câu 43:Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm nguyên tắc nào sau đây?

a. Đúng đối tượng, đúng chủng loại
b. Tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp
c. Đủ số lượng và Bảo đảm chất lượng
d. Câu a và c đều đúng.

Câu 44:Khi thực hiện việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, người sử dụng lao động không được?

a. Phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
b. Buộc Người lao động tự mua
c. Thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân
d. Câu a, b, c đều đúng.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 36 sách Kết nối tri thức tập 1

Câu 45:Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải theo nguyên tắc nào sau đây?

a. Trong ca làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
b. Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.
c. Tùy điều kiện của từng doanh nghiệp
d. Câu a, b đều đúng

Câu 46:Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở phải đảm bảo thành phần nào sau đây?

a. Người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở
b. Người sử dụng lao động, Người làm công tác an toàn lao động, và người làm công tác y tế
c. Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Người làm công tác an toàn lao động, và người làm công tác y tế
d. Người sử dụng lao động, đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Người làm công tác an toàn lao động và người làm công tác y tế.

Câu 47: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) về công tác an toàn vệ sinh lao động được quy định trong văn bản pháp luật nào, gồm mấy nghĩa vụ?

a. Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động được quy định trong Thông tư 01/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, gồm 7 nghĩa vụ.
b. Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động được quy định trong Nghị định 39/2016 của Chính phủ, gồm 6 nghĩa vụ.
c. Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động được quy định trong Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015, gồm 7 nghĩa vụ.
d. Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động được quy định trong Bộ Luật Lao động năm 2012, gồm 6 nghĩa vụ.

Câu 48: Trong các nguyên tắc bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động có nguyên tắc?

a. Bảo đảm quyền của NLĐ được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động
b. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động
c. Câu a, b đều đúng
d. Câu a, b đều sai

Câu 49: Theo quy định, khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động phải lấy ý kiến của ai?

a. Người lao động
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
c. Câu a và câu b đều sai
d. Câu a và câu b đều đúng

Câu 50:Trong công tác an toàn vệ sinh lao động, tổ chức công đoàn có quyền và trách nhiệm như thế nào?

a. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
b. Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
c. Câu a và b đều đúng.
d. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình làm việc an toàn cho người lao động.

Câu 51:Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong công tác ATVSLĐ?

a. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
b. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
c. Câu a và câu b đều đúng
d. Câu a và câu b đều sai

Câu 52:Theo quy định, việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của ai?

a. Người lao động
b. Người sử dụng lao động
c. Công đoàn cơ sở
d. Câu a, b, c đều đúng

Câu 53:Người lao động (có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về đến nơi ở được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đảm bảo các điều kiện nào?

a. Trong khoảng thời gian hợp lý.
b. Do người gây tai nạn vi phạm Luật giao thông.
c. Trên tuyến đường hợp lý và trong khoảng thời gian hợp lý.
d. Trên tuyến đường hợp lý.

Câu 54: Anh /Chị hãy cho biết Nghị định nào sau đây của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động?

a. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016.
b. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016.
c. Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016.
d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 55: Một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ như: SX cơ khí, hóa chất, xây dựng … có bao nhiêu lao động thì được phép bố trí 01 cán bộ bán chuyên trách làm công tác ATVSLĐ. (NĐ 39/2016 của Bộ Lao động)

a. Dưới 30 lao động.
b. Dưới 50 LĐ;
c. Dưới 100 LĐ;
d. Dưới 300 LĐ.

Câu 56: Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động nào sau đây?

a. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; Giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
b. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c. Cả a, b đều đúng.
d. cả a, b đều sai.

Câu 57: Theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT, số lượng bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta là?

a. 24 bệnh nghề nghiệp
b. 34 bệnh nghề nghiệp
c. 44 bệnh nghề nghiệp
d. 54 bệnh nghề nghiệp

Câu 58: Nguyên tắc an toàn đối với thiết bị cầm tay?

a. Bảo quản và bảo dưỡng thiết bị tốt.
b. Sử dụng công cụ phù hợp với công việc; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách và phù hợp.
c. Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng; vận hành thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất
d. Tất cả nguyên tắc trên.

Câu 59: Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm mục đích chính là gì?

a. Đảm bảo khoảng cách an toàn
b. Không cho yếu tố nguy hiểm tác động lên NLĐ
c. Báo trước cho NLĐ sự cố có thể xảy ra và đưa ra hướng dẫn, quy định.
d. Không cho tai nạn xảy ra.

Câu 60: Trong các mục tiêu củaPhong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” thì mục tiêu nào mới được bổ sung trong Chỉ thị 04/CT-TLĐ ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN?

a. Làm cho bộ mặt, cảnh quan cơ quan, đơn vị ngày càng xanh, sạch và đẹp.
b. Bảo đảm ATVSLĐ gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc thực hiện Tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
c. Đảm bảo cho điều kiện và môi trường khu vực sản xuất được cải thiện hơn, bớt ô nhiễm.
d. Nâng cao văn hóa an toàn trong sản xuất, giúp cho người lao động càng thêm yêu mến, gắn bó với đơn vị cơ sở, phấn khởi nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công tác.

Câu 61: An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của ai?

a. Người sử dụng lao động
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
c. Cán bộ ATVSLĐ tại đơn vị
d. Cả a,b,c đều sai.

Câu 62:Theo quy định,việc quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại đối với sức khỏe người lao động phải được thực hiện như thế nào?

a. Khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
b. Khi Công đoàn cơ sở có kiến nghị.
c. Ít nhất một lần trong một năm.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 63:Người lao động được hưởng trợ cấp một lần, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào sau đây?

a. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 60%
b. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%
c. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 35%
d. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động trên 80%.

Câu 64: Theo quy định, người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì được?

a. Giảm thời giờ làm việc
b. Khám sức khỏe thường xuyên
c. Bồi dưỡng bằng hiện vật
d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 65:Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi hết hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà đang trong nhiệm kỳ thì?

a. Được gia hạn HĐLĐ, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
b. Chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc
c. Ký lại hợp đồng lao động mới
d. Chuyển qua làm công việc khác

Câu 66: Mục đích của cơ cấu phòng ngừa là gì?

a. Tự động loại trừ nguy cơ sự cố hoặc tai nạn một khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.
b. Tự động ngăn chặn các tác động xấu do sự cố của quá trình lao động gây ra và tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy khi đối tượng chuyển động quá giới hạn qui định.
c. Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra; ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất.
d. Báo hiệu yếu tố nguy hiểm, có hại, hướng dẫn thao tác máy, thiết bị.

Câu 67: Để phòng chống tiếng ồn tại nơi làm việc ta phải?

a. Thay đổi thiết bị công nghệ và sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm ồn
b. Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn
c. Dùng biện pháp hành chính và y tế
d. Cả ba biện pháp trên

Câu 68:Theo qui định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT, có trên bao nhiêu người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu?

a. Trên 100 người.
b. Trên 200 người.
c. Trên 300 người.
d. Trên 350 người
Câu 69: Thế nào là tai Thế nào là tai nạn lao động?

a. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
b. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động có tỷ lệ thương tật từ 5 đến 10%.
c. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất.
d. Cả a,b,c đều sai.

Câu 70:Quyết định thành lập và Quy chế hoạt động của mạng lưới An toàn, vệ sinh lao động do ai ban hành?

a. Ban chấp hành công đoàn cơ sở:

b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất với NSDLĐ;

c. Người sử dụng lao động thống nhất ý kiến với Ban chấp hành CĐCS

d. Người sử dụng lao động thống nhất ý kiến với Ban chấp hành CĐCS nếu cơ sở SXKD đã thành lập Ban chấp hành CĐCS

Câu 71: Làm việc ở trên cao, nơi có khả năng xảy ra nguy hiểm ngã cao cần phải?

a. Đội mũ BHLĐ đúng quy định
b. Không được hút thuốc lá
c. Đeo dây an toàn đúng quy định
d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 72:Phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn khi công nhân làm việc từ độ cao từ bao nhiêu mét trở lên?

a. 2 m
b. 3 m
c. 4 m
d. 5 m

Câu 73:Khi giao ca tổ trưởng hoặc trưởng ca hết ca phải bàn giao bằng miệng, hoặc bằng văn bản cho ca sau những nội dung nào sau đây?

a. Tiến trình công việc và công đoạn tiếp theo của công việc.
b. Tình trạng máy, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, những nghi vấn trong quá trình sản xuất có nguy cơ mất an toàn lao động.
c. Các sự cố hoặc tai nạn đã xảy ra, những triệu chứng không an toàn của quá trình SX ca trước và những kiến nghị khắc phục để ngăn ngừa tai nạn, sự cố tiếp theo.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 74: Khi cấp cứu người bị say nắng, say nóng; biện pháp đầu tiên cần phải thực hiện là?

a. Chườm bằng nước mát để nhiệt độ giảm từ từ
b. Đưa nạn nhân vào chỗ râm mát hoặc ra khỏi môi trường nóng.
c. Nới lỏng quần áo hoặc cởi hết quần áo ngoài.
d. Quạt cho thoáng mát

Câu 75:Khi tiến hành sơ cứu ban đầu do bị bỏng nhiệt, ta nên thực hiện biện pháp nào?

a. Dùng kem đánh răng bôi vào vùng bị bỏng
b. Dùng nước mát dội vào phần da bị bỏng
c. Băng kín vùng bị bỏng
d. Tất cả các biện pháp trên

Câu 76: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khi bị điện giật?

a. Nguồn tiếp xúc và điện trở người bị nạn
b. Đường đi của dòng điện
c. Thời gian dòng điện qua người
d. Cả 3 câu trên

Câu 77:Theo quy định, đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất mấy tháng một lần?

a. 03 tháng
b. 06 tháng
c. 12 tháng
d. 15 tháng

Câu 78:Ai có nghĩa vụ chính trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?

a. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở doanh nghiệp.
b. Cán bộ phụ trách an toàn, vệ sinh lao động.
c. Người sử dụng lao động tại doanh nghiệp
d. Hội đồng ATVSLĐ cơ sở.

Câu 79:Người lao động được trợ cấp hàng tháng, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào sau đây?

a. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%
b. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 15%
c. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 16% đến 30%
d. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Câu 80: Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện hạ áp, người cứu phải thực hiện?

a. Có thể dùng kìm cách điện; búa, rìu cán gỗ… để chặt đứt dây điện
b. Có thể dùng gậy khô (tre, gỗ…) để gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai

Câu 81: Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy CO2 là mấy tháng 1 lần?

a. 3 tháng
b. 6 tháng
c. 9 tháng
d. 12 tháng

Câu 82: Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc nào sau đây?

a. Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;
b. Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;
c.Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 83: Đối tượng áp dụng thực hiện Luật an toàn, vệ sinh lao động là?

a. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
b. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
c. Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 84: Tiếng ồn cho phép đối với người lao động làm việc bình thường trong 8 giờ tại các cơ sở sản xuất không được vượt quá bao nhiêu decibel?

a. 80dB (decibel)
b. 85dB
c. 90dB
d. 95dB

Câu 85:Các điều kiện lao động không được sử dụng lao động nữ là?

a. Nơi làm việc có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển, nơi cheo leo nguy hiểm; Ngâm mình thường xuyên dưới nước (từ 04 giờ một ngày trở lên, trên 3 ngày 1 tuần).
b. Tiếp xúc với điện từ trường quá giới hạn cho phép.
c. Nơi có tư thế làm việc gò bó.
d. Cả b và c.

Câu 86: Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động của người lao động do ai trang cấp?

a. Người lao động tự trang bị.
b. Người sử dụng lao động phải trang cấp cho người lao động.
c. 2 bên cùng phối hợp trang cấp.
d. Không có quy định cụ thể.

Tham khảo thêm:   Toán 12 Bài 1: Tính đơn điệu và cực trị của hàm số Giải Toán 12 Chân trời sáng tạo trang 6 → 13

Câu 87: Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo Luật ATVSLĐ năm 2015 phải đảm bảo các nội dung nào sau đây?

a. Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm; Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra; trang thiết bị ứng cứu;
b. Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài; phương án diễn tập.
c. Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy.
d. Câu a và b

Câu 88: Phương pháp hoạt động ATVSV là?

a. Hàng ngày bám sát vị trí sản xuất, để nắm chắc diễn biến tình hình AT-VSLĐ của máy móc thiết bị và việc chấp hành của các tổ viên trong tổ. Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về ATVSLĐ trong phạm vi được giao.
b. Kết hợp biện pháp vận động, thuyết phục với sử dụng các quyền hạn được giao để đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng làm bừa, làm ẩu.
c. Gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho tập thể.
d. cả a, b và c

Câu 89: Theo quy định tại Điều 35 của Luật an toàn, vệ sinh lao động, thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh bao gồm?

a. Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
b. Đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh
c. Đại diện Sở Y tế và một số thành viên khác
d. Câu a,b,c đều đúng

Câu 90:Thời hạn điều tra đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động, tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động không quá mấy ngày?

a. Không quá 04 ngày
b. Không quá 05 ngày
c. Không quá 06 ngày
d. Không quá 08 ngày

Câu 91:Thời hạn điều tra đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đếnkhi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động không quá mấy ngày?

a. Không quá 10 ngày
b. Không quá 15 ngày
c. Không quá 20 ngày
d. Không quá 22 ngày

Câu 92: Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động chết người, tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động không quá bao nhiêu ngày?

a. Không quá 30 ngày
b. Không quá 60 ngày
c. Không quá 90 ngày
d. Không quá 25 ngày

Câu 93: Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh định kỳ như thế nào?

a. Hàng tháng
b. 03 tháng
c. Hằng năm
d. 06 tháng và hàng năm

Câu 94: Những trường hợp nào sau đây, người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động?

a. Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân
b. Người lao động sử dụng ma túy
c. Người lao động thiếu tập trung do sức khỏe không tốt
d. Câu a, b đúng

Câu 95: Chỉ đặt garô cầm máu khi vết thương?

a. Vết thương có chảy máu.
b. Vết thương đứt động mạch, máu đỏ tươi chảy thành tia.
c. Đứt mạch máu, máu chảy rỉ ra từ vết thương.

Câu 96 : Trình tự cấp cứu người bị bỏng do hóa chất, cần làm thế nào là phù hợp nhất?

a. Cởi bỏ quần áo dính hóa chất, lau và rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch, nhanh chóng vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường.
b. Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường, cởi bỏ quần áo dính hóa chất, lau và rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch.
c. Cởi bỏ quần áo dính hóa chất, lau và rửa sạch vết thương.
d. Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường, cởi bỏ quần áo dính hóa chất.

Câu 97: Duy trì sự sống cho nạn nhân ngưng tim, ngưng thở bằng cách nào sau đây là phù hợp nhất?

a. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
b. Khai thông đường hô hấp, thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực.
c. Băng bó vết thương.
d. Gọi cấp cứu 115

Câu 98: Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới đây bắt buộc phải được huấn luyện ATVSLĐ trước khi giao việc?

a. Tất cả những người lao động đang làm việc.
b. Người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề.
c. Người mới vào thử việc, người lao động hành nghề tự do.
d. Cả a, b và c đều đúng.

Câu 99: Khi cần vào hầm chứa, thùng khoang kín để làm việc phải?

a. Sử dụng khẩu trang lọc bụi, sử dụng mặt nạ phòng độc
b. Yêu cầu 1 người cộng tác, thông khí hầm chứa mang đầy đủ bảo hộ lao động và mặt nạ lọc độc.
c. Yêu cầu 1 người cộng tác mang đầy đủ bảo hộ lao động và mặt nạ phòng độc.
d. Yêu cầu 1 người cộng tác, thông khí hầm chứa, mang đầy đủ bảo hộ lao động và mặt nạ cấp khí sạch.

Câu 100:Điều kiện của cán bộ chuyên trách ATVSLĐ tại doanh nghiệp phải có điều kiện nào sau đây. (NĐ 39/2016 của Bộ Lao động)

a. Có trình độ cao đẳng khối kỹ thuật;
b. Có trình độ cao đẳng thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở;
c. Có trình độ cao đẳng thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở;
d. Có trình độ đại học chuyên ngành ATVSLĐ.

PHẦN II: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Trong đơn vị có nhiều cầu chì không có nắp che, mất dây chì. Một số công nhân trong tổ tự ý thay dây chì bằng các dây đồng cỡ lớn, thậm chí thay bằng giấy bạc trong bao thuốc lá.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 2:

Công nhân đang làm việc thì Giám đốc Công ty đưa một đoàn khách tham quan đến thăm phân xưởng, mọi người đều mặc thường phục và toả đến các máy để xem công nhân làm việc.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 3:

Một nữ công nhân điều khiển máy có mái tóc dài và đẹp, khi làm việc chị không cuốn tóc và không đội mũ vải, chị cúi sát vào bộ phận truyền động bằng dây cu roa, sau lưng chiếc quạt công nghiệp đang quạt gió vào chị.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 4:

Nghỉ giữa ca, một số công nhân tìm chỗ ngủ, có người tìm chỗ kín hay chui xuống gầm máy, gầm xe để ngủ cho yên tĩnh (Hoặc không để người khác biết để có thể ngủ thêm).

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 5:

Một vận thăng dùng để chở vật liệu lên các tầng của công trình. Nhân lúc chưa có vật liệu để đưa lên tầng, công nhân A đề nghị người điều khiển vận thăng cho mình đi nhờ lên tầng 3 của công trình (nơi tổ đang làm việc) để cho nhanh.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 6:

Khi thao tác sửa chữa điện hạ thế mà không ngắt cầu dao (sửa chữa nóng) để cho an toàn, A đã dùng găng tay cách điện cao áp đã loại bỏ. A cho rằng găng tay cách điện cao áp đã loại bỏ thừa khả năng bảo vệ cách điện trong điều kiện làm việc với hạ áp. Trong khi làm việc tai nạn đã không xảy ra.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 7:

A hỏi B: “Các thiết bị di động dùng điện có được nối đất và nối không để bảo vệ chống điện giật như thiết bị dùng điện cố định không?” B trả lời: “Có lẽ không, có thể nó được bảo vệ chống giật bằng các biện pháp khác”.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 8:

Một công nhân đứng trên bậc cao nhất của thang nhôm hình chữ A, sử dụng máy khoan điện cầm tay có dây dẫn điện bị rách vỏ bọc cách điện để khoan tường trong khi không đội mũ nhựa cứng.

Hỏi:

  1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?
  3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 9:

Tại một công ty, theo lệnh của giám đốc, người ta lắp một máy mài 2 đá có đầy đủ bao che, bệ tì, kính chắn ở giữa xưởng cơ khí cho mọi người trong xưởng có nhu cầu thì đến sử dụng.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 10:

Một số công nhân khi sửa chữa máy thường cắt và đóng điện tuỳ tiện mà không báo cho ai biết.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 11:

Do nhu cầu thay đổi vị trí làm việc của máy, các công nhân cùng nhau dịch chuyển máy nhưng không ngắt điện. Các máy này không được nối đất bảo vệ.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 12:

Hết ca làm việc hai công nhân vệ sinh xin đi nhờ xe ép rác để trở về nhà bằng cách ngồi vào miệng nâng rác của xe. Người lái xe đồng ý.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 13:

Công việc đang tiến hành thì mất điện, nhiều công nhân nghỉ làm việc ngay. Riêng công nhân A cho rằng, trước khi ngừng việc phải thực hiện một số động tác để ngừng hẳn máy và phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo máy không hoạt động khi có điện trở lại.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 14:

Tại một vị trí trên dây chuyền công nghệ sản xuất liên tục, có một bộ phận nhỏ máy móc bị hỏng cần sửa chữa. Nhóm thợ sửa chữa thực hiện công việc sửa chữa mà không báo trước cho trưởng dây chuyền biết.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 15:

Hàng ngày công nhân phân xưởng phải dành thời gian cuối ca để làm vệ sinh máy, một vài người do muốn làm nhanh nên đã không tắt máy (hoặc không đợi máy dừng hẳn), mà tiến hành vệ sinh luôn để được về sớm.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 16:

Một số công nhân khi di chuyển trong phân xưởng thường chui qua chui lại dưới băng tải, gầm máy hay leo trèo bằng cách đu bám vào các kết cấu của máy hay công trình.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 17:

Anh A là một thợ giỏi điều khiển một máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, là người rất có trách nhiệm trong công việc. Gần đây, thấy anh A luôn buồn rầu, đăm chiêu không hiểu vì lý do gì. Gần đầy, công ty đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất để kịp giao hàng cho đối tác, A được chọn vào nhóm làm tăng giờ. Đó là quyết định của quản đốc mặc dù có một số người không đồng tình.

Hỏi:

  1. Là ATVSV đồng chí thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của đồng chí?
  3. Qua tình huống trên đồng chí thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 18:

Hai công nhân cùng nhau vác một cột bê tông nặng trên vai bên phải. Sau đó, do cột nặng, một người tự chuyển sang vác bên vai trái.

Hỏi:

  1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?
  3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 19:

Một tổ sản xuất đang đào móng công trình, do nước ngầm chảy ra nhiều, tổ trưởng phân công một công nhân vào kho lấy máy bơm để bơm nước, do máy bơm đặt quá xa ổ cắm, người công nhân lấy đoạn dây điện cũ trong khi đấu nối bằng cách một đầu dây nối nào phích cắm của máy bơm, dùng ni lông quấn lại; đầu kia gập đôi lõi dây điện để cắm vào ổ cắm điện.

Hỏi:

  1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?
  3. Qua tình huống trên anh (chị) cần ghi nhớ điều gì?

Tình huống 20:

Trong một phân xưởng may đệm xe ôtô, chân ghế ngồi (bằng sắt) của công nhân A (thợ may) bị gãy, công nhân B (thợ sửa chữa) tiến hành hàn chân ghế cho công nhân A khi chưa được dọn dẹp số vải da và đệm mút gần sát ngay chân ghế bị gãy. Khi hàn công nhân B không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Hỏi:

  1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?
  2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?
  3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

PHẦN III. THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

(15 tình huống)

Câu 1: Anh hay chị thực hành phương pháp băng vết thương ở đỉnh đầu (băng bằng băng cuộn)?

Câu 2: Anh hay chị thực hành băng sơ cứu thương ở một mắt (băng bằng băng cuộn)?

Câu 3: Anh hay chị thực hành băng vết thương ở trên mu bàn tay (băng bằng băng cuộn)?

Câu 4: Anh hay chị thực hành băng vết thương ở giữa gan bàn chân (băng bằng băng cuộn)?

Câu 5: Anh hay chị thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật và ngất (ngừng tuần hoàn, hô hấp)?

Câu 6: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương đùi kín?

Câu 7: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương cẳng chân hở?

Câu 8: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương cẳng tay hở?

Câu 9: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị lòi ruột ở bụng?

Câu 10: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị thủng lồng ngực còn dị vật bằng băng cuộn?

Câu 11: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị say nóng hoặc say nắng?

Câu 12: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cố định gãy xương hàm?

Câu 13: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị ngạt thở do hơi khí độc?

Câu 14: Anh hay chị thực hành phương pháp băng vết thương ở đỉnh đầu (băng bằng băng cuộn)?

Câu 15: Anh hay chị hãy nêu cách sơ cứu một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, do hoá chất?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án Hội thi An toàn Vệ Sinh Viên giỏi 2020 – Đợt 2 Bộ câu hỏi thi An toàn vệ sinh viên giỏi lần thứ 6 năm 2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *