Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Chỉ thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội Về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc thi “Tìm hiểu Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” gồm 3 vòng thi: Vòng thi trực tuyến, Vòng thi trực tiếp, Vòng thi mô hình, sáng kiến.

Thời gian bắt đầu từ ngày 13/11/2023 đến đến 25/7/2024. Cụ thể vòng thi trực tuyến diễn ra trong 4 tuần như sau:

  • Tuần 1: Bắt đầu từ 8h00 ngày 13/11/2023 đến 23h00 ngày 19/11/2023.
  • Tuần 2: Bắt đầu từ 8h00 ngày 20/11/2023 đến 23h00 ngày 26/11/2023
  • Tuần 3: Bắt đầu từ 8h00 ngày 27/11/2023 đến 23h00 ngày 03/12/2023.
  • Tuần 4: Bắt đầu từ 8h00 ngày 04/12/2023 đến 23h00 ngày 10/12/2023.

Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án thi Tìm hiểu Chỉ thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội – Tuần 1

Câu 1: Chỉ thị 24 yêu cầu thường xuyên tự soi tự sửa, liên hệ bản thân với nhận diện bao nhiêu biểu hiện về suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa?

  1. 25
  2. 26
  3. 27

Câu 2: Anh, chị hãy cho biết nhóm biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật gồm bao nhiêu biểu hiện cụ thể?

  1. 10 biểu hiện
  2. 11 biểu hiện
  3. 12 biểu hiện

Câu 3: Biểu hiện “không tự giác khắc phục, sửa chữa hoặc khắc phục không hiệu quả những khuyết điểm, tồn tại đã được chỉ ra sau kiểm điểm, đánh giá” thuộc nhóm biểu hiện nào trong phụ lục nhận diện các biểu hiện vi phạm?

  1. Nhóm biểu hiện vi phạm về kỷ cương, kỷ luật.
  2. Nhóm biểu hiện về né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.
  3. Nhóm biểu hiện trọng việc thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích những người dám đấu tranh; khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo.

Câu 4: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội yêu cầu về thời gian làm việc như thế nào?

  1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả.
  2. Được làm việc riêng trong giờ làm việc nhưng không gây ảnh hưởng cho người khác.
  3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố chủ động quyết định thời gian làm việc tại công sở.

Câu 5: Phủ Ứng Thiên được đổi tên thành Phủ Ứng Hòa vào năm nào?

  1. Năm 1815
  2. Năm 1816
  3. Năm 1814.

Câu 6: Anh, chị hãy cho biết Chỉ thị số 24-CT/TU nêu mấy nhóm nhiệm vụ trọng tâm?

  1. 05
  2. 06
  3. 07

Câu 7: Anh, chị hãy cho biết nhóm biểu hiện trong việc thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích những người dám đấu tranh, khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo gồm bao nhiêu biểu hiện?

  1. 3 biểu hiện
  2. 4 biểu hiện
  3. 5 biểu hiện

Câu 8: Anh, chị hãy cho biết Nghị quyết số 18-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy đưa ra bao nhiêu mục tiêu thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy trên địa bàn huyện.

  1. 3
  2. 6
  3. 4

Câu 9: Anh, chị hãy cho biết Chỉ thị số 24-CT/TU kèm theo phụ lục, gợi ý nhận diện một số biểu hiện vi phạm kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội gồm mấy nhóm?

  1. 5 nhóm
  2. 4 nhóm
  3. 3 nhóm
Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Anime Cross 2

Câu 10: Anh, chị hãy cho biết tên đầy đủ của Chỉ thị số 24-CT/TU của thành ủy Hà Nội.

  1. Tăng cường kỷ cương, trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội
  2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội.
  3. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội.

Câu 11: Chỉ thị số 24-CT/TU yêu cầu xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa liêm chính trong thực thi công vụ gắn với nội dung nào dưới đây?

  1. Gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  2. Gắn với học tập và làm theo gương Bác
  3. Gắn với tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng.

Câu 12: Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ứng Hòa lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2020 – 2025, BCH Đảng bộ huyện đã ban hành bao nhiêu chương trình, kế hoạch?

  1. 3 chương trình, 3 kế hoạch
  2. 4 chương trình, 2 kế hoạch
  3. 2 chương trình, 4 kế hoạch

Câu 13: Anh, chị hãy cho biết Nghị quyết số 18-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy đưa ra bao nhiêu quan điểm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy trên địa bàn huyện.

  1. 5
  2. 3
  3. 4

Câu 14: Anh, chị hãy cho biết Chỉ thị số 24-CT/TU của BTV Thành ủy nhằm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị về nội dung nào sau đây?

  1. Về tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
  2. Về tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội.
  3. Về cải cách hành chính.

Câu 15: Năm 2023, có bao nhiêu xã trên địa bàn huyện đăng ký về đích xã nông thôn mới nâng cao? Là những xã nào?

  1. 3 xã: Phù Lưu, Trung Tú, Đồng Tân.
  2. 3 xã: Đội Bình, Phù Lưu, Trung Tú.
  3. 3 xã: Phù Lưu, Minh Đức, Viên An.

Câu 16: Anh, chị hãy cho biết trách nhiệm của cá nhân các đồng chí cấp ủy viên, cán bộ, lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy?

  1. Phải thực sự gương mẫu, đi đầu về tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, tinh thần tận tụy, phục sự nhân dân, nói đi đôi với làm, chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách vì công việc chung; thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy trình công tác; tự giác, nghiêm túc nhận trách nhiệm khi tập thể, lĩnh vực được giao phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  2. Phải thực sự gương mẫu, đi đầu về tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, tinh thần tận tụy, phục sự nhân dân, nói đi đôi với làm, chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách vì công việc chung.
  3. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy trình công tác; tự giác, nghiêm túc nhận trách nhiệm khi tập thể, lĩnh vực được giao phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 57, 58, 59, 60

Câu 17: Huyện Ứng Hòa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào ngày tháng năm nào?

  1. Ngày 21/9/2023
  2. Ngày 24/10/2022
  3. Ngày 24/10/2023

Câu 18: Chỉ thị số 24-CT/TU yêu cầu rà soát tổng thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, đơn vị theo nguyên tắc nào?

  1. Theo nguyên tắc toàn bộ nội dung công tác Đảng, quản lý nhà nước, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội từ thành phố đến cơ sở phải được quản lý đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, một việc giao một đơn vị chủ trì, tránh chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, phù hợp với thực tiễn, đúng quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố.
  2. Theo nguyên tắc toàn bộ nội dung công tác Đảng, quản lý nhà nước, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội từ thành phố đến cơ sở phải được quản lý đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, tránh chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
  3. Theo nguyên tắc toàn bộ nội dung công tác Đảng, quản lý nhà nước, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội từ thành phố đến cơ sở phải được quản lý một việc giao một đơn vị chủ trì.

Câu 19: Nội dung Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 của Đảng bộ huyện Ứng Hòa là gì?

  1. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “xây dựng văn hóa, con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay”.
  2. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “xây dựng văn hóa, con người Ứng Hòa phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay”.
  3. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “xây dựng văn hóa, con người Ứng Hòa phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững”.

Câu 20: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ứng hòa lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2020 -2025 đề ra bao nhiêu khâu đột phá.

  1. 3
  2. 4
  3. 5

Câu 21: Anh/chị nêu giải pháp để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị huyện về vai trò và trách nhiệm trong việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ trong thực hiện nhiệm vụ được phân công? (từ 250 – 500 từ)

Trong thời gian qua, UBND huyện Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành, xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh; chú trọng nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định, quy chế, kỷ luật, kỷ cương hành chính, việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa nghiêm; việc triển khai các nhiệm vụ theo văn bản được cấp trên giao chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng chưa cao.

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng

Dưới đây, tôi xin trình bày một số giải pháp để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị huyện về vai trò và trách nhiệm trong việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ trong thực hiện nhiệm vụ được phân công:

– Nêu cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của người lãnh đạo, đứng đầu đơn vị. Ở một cơ quan, đơn vị mà người đứng đầu tổ chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; đảm bảo chuẩn mực về văn hoá công vụ, đạo đức công vụ thì cán bộ công chức, đảng viên cấp dưới cũng nghiêm túc thực hiện theo. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, ngăn chặn tệ “tham nhũng vặt”, biểu hiện nhũng nhiễu phiền hà trong giải quyết công việc đối với người dân và doanh nghiệp.

– Phối hợp cùng phòng tư pháp tổ chức các buổi tuyên truyền, phân tích cụ thể đến các cán bộ công chức các quy định về văn hóa công vụ, kỷ cương kỷ luật hành chính, như: Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 – 2030; Chỉ thị 24/CT-TU Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội…

– Bên cạnh tuyên truyền theo hình thức truyền thống, cần đổi mới, phong phú thêm các hình thức tuyên truyền đa dạng khác như: tổ chức các cuộc thi trực tuyến, tạo sức lan tỏa sâu rộng đến mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân; in banner, khẩu hiệu, băng rôn treo tại nơi làm việc, bộ phận một cửa của UBND các xã, thị trấn; tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ hằng tháng…

– Kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ; phê bình đối với cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc chậm tham mưu, tham mưu không đúng quy định, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc được giao. Trường hợp có hành vi vi phạm thì thực hiện xem xét xử lý kỷ luật nghiêm theo các quy định của pháp luật.

– Đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện các quy định, quy chế, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, đưa phong trào đi vào thực chất để mỗi cán bộ, công chức, đảng viên thấy rằng, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính là thể hiện sự tự trọng với công việc, tự trọng nghề nghiệp và tôn trọng nhân dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Chỉ thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội Về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *