Cuộc thi trực tuyến “Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với bác Hồ” diễn ra trong 8 tuần, từ ngày 15/4/2020 đến ngày 10/6/2020 nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó tạo điều kiện cho các em tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của bác Hồ kính yêu.
Mỗi nội dung thi đều được chia thành 2 bảng: Bảng tiểu học (từ 6 tuổi đến dưới 11 tuổi) và bảng THCS (từ 11 tuổi đến dưới 15 tuổi). Bên cạnh hình thức thi trực tuyến, các em còn có thể tham gia thi vẽ tranh Ngày hội sắc màu chủ đề Bác Hồ và thiếu nhi. Mời các em cùng theo dõi đáp án cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi trong bài viết dưới đây:
Đáp án thi trực tuyến “Bác Hồ với thiếu nhi” cấp Tiểu học
Thí sinh trả lời lần lượt các câu hỏi thuộc 10 địa danh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ.
Cao Bằng
Câu 1: Lần đầu tiên Bác Hồ đặt chân lên đất Pháp tại bến cảng nào?
- Cảng Đoong-kéc
- Cảng Mác-xây
- Cảng Lơ Ha-vơ-rơ
Câu 2: Bác Hồ lấy tên Nguyễn Ái Quốc vào năm nào?
- Năm 1918
- Năm 1919
- Năm 1917
Câu 3. Em hãy cho biết Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào?
- Ngày 19/5/1890
- Ngày 20/5/1890
- Ngày 22/6/1890
Câu 4. Đoạn nhạc các em vừa nghe là đoạn mở đầu của bài hát nào?
- Chúng em hát Bác Hồ bắt nhịp
- Nghe giọng hát Bác Hồ
- Cháu hát cùng Bác Hồ
- Nhớ giọng hát Bác Hồ
Câu 5.Câu hát sau trong bài hát nào? Do nhạc sĩ nào sáng tác? “Những cháu ngoan Bác Hồ, khăn hồng bay rực rỡ. Như những bông hoa thơm hoa đẹp trăm miền. Cùng về đây khoe sắc thắm, cùng về đây ngát hương thơm”.
- Nhớ ơn Bác Hồ, tác giả Phan Huỳnh Điểu
- Hoa thơm dâng Bác, tác giả: Hà Hải
- Tấm ảnh Bác Hồ, tác giả Mộng Lân
Bắc Kạn
Câu 1.Trong Thư gửi các cháu thiếu nhi Trường Hoàng Lệ Kha (Tây Ninh) và tất cả các cháu Miền Nam tháng 9/1965, Bác Hồ và Bác Tôn có viết mấy câu thơ. Em hãy điền từ còn thiếu trong dấu (…) ở câu thơ dưới đây:
“Bắc Nam sẽ sum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một … thiếu nhi”
- chiến sĩ
- đội viên
- anh hùng
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào dấu “…” trong bài Thư Trung thu gửi thiếu nhi năm 1952 của Bác Hồ:
“Mong các cháu cố gắng
Thi đua … …
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình”
- học và hành
- lao động tốt
- cùng chăm ngoan
Câu 3. Em hãy điền từ còn thiếu trong dấu (…) trong bài thơ chúc Tết xuân Đinh Mùi (năm 1967) của Bác Hồ.
“Xuân về xin có một bài ca
Gửi chúc đồng bào cả nước ta.
Chống … hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa!”
- Pháp
- Nhật
- Mỹ
Câu 4. Trong đoạn nhạc vừa nghe, từ nào bị dấu đi?
- Cùng như vẫn
- Còn vang mãi
- Còn theo mãi
- Còn yêu mãi
Câu 5. Bài hát “Tiếng chim trong vườn Bác” do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân
- Nhạc sĩ Phong Nhã
- Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích
Tuyên Quang
Câu 1. Bác Hồ lấy tên là Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
- Năm 1940
- Năm 1942
- Năm 1939
Câu 2. Em hãy điền từ còn thiếu vào dấu “…” để hoàn chỉnh câu nói của Bác Hồ: “… là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi”
- Truyện cổ tích
- Tiếng nói
- Chữ viết
Câu 3. Em hãy cho biết, bốn câu thơ sau nằm trong bài thơ nào của Bác Hồ?
“Đố ai bứt xé cho ra
Đó là lực lượng, đó là vẻ vang
Hỡi ai con cháu Hồng Bàng
Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau”
- Ca sợi chỉ
- Công nhân
- Dân cày
Câu 4. Hãy điền vào chỗ trống (….) của câu hát sau trong bài hát “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh, mong các cháu ……….. thi đua học và hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”.
- chăm ngoan
- phấn đấu
- cố gắng
Câu 5. Tại địa danh hang Pác Bó, khi đặt chân đến Việt Nam, Bác Hồ đã đi qua cột mốc biên giới nào:
- Cột mốc 109
- Cột mốc 107
- Cột mốc 108
- Cột mốc 106
Thái nguyên
Câu 1. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Những câu trên trích từ bức thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường năm nào?
- 1946
- 1947
- 1945
Câu 2. Ngày 01/01/1954, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nói: “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho chắc! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh!”. Trận đánh trong câu nói đó là chiến dịch nào?
- Thượng Lào
- Biên giới
- Điện Biên Phủ
Câu 3. Điền các từ còn thiếu vào dấu (…). Trong văn kiện Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ nói: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền … …”
- Bình đẳng
- Độc lập
- Tự do
Câu 4. Đoạn nhạc vừa nghe là ca khúc “Bay cao tiếng hát ước mơ” của nhạc sỹ Nguyễn Nam. Hãy cho biết, tên khai sinh của ông là :
- Nguyễn Xuân Nam
- Phạm Nhật Nam
- Nguyễn Văn Nam
- Phạm Văn Đồng
Câu 5. Trong bài hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ” (nhạc Thanh Phúc, thơ Tạ Hữu Yên), Bác Hồ và các cháu thiếu nhi đã cùng hát bài hát nào?
- Kết đoàn
- Hòa Bình về ta rồi
- Chiến thắng Điện Biên
Hà Nội
Câu 1. Điền các từ còn thiếu vào dấu (…). Trong câu thơ Bác Hồ viết cho thiếu nhi trong tác phẩm “Trẻ chăn trâu”, Bác viết:
“… … cứu quốc Hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong”.
- Nhi đồng
- Thiếu nhi
- Thiếu niên
Câu 2.
“Thu này Bác gửi thư chung
Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa
Thu này hơn những thu qua
Kháng chiến thắng lợi gấp ba, bốn lần”
Năm 1953 Bác Hồ đã viết đoạn thơ này gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp gì?
- Tết Trung thu
- Mừng Xuân mới
- Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
Câu 3. Hai bài thơ đầu tiên Bác Hồ viết cho thiếu nhi năm 1941 tên là gì?
- Trẻ con
- Trẻ chăn trâu
- Gửi các cháu miền Nam
Câu 4. Câu hát sau trong bài hát nào? Do nhạc sĩ sáng tác? “…Tay em nâng niu tấm ảnh Bác, kìa long lanh đôi mắt Bác đang cười mến yêu em. Vây quanh chân dung của Bác Hồ, lời ca bay trong gió chúng em vang tiếng cười”.
- Tấm ảnh Bác Hồ, tác giả Mộng Lân
- Em được nghe chuyện Bác Hồ, tác giả: Phạm Tuyên
- Nhớ ơn Bác Hồ, tác giả Phan Huỳnh Điểu
Câu 5. Đoạn nhạc vừa nghe là ca khúc “Bay cao tiếng hát ước mơ” của nhạc sỹ Nguyễn Nam. Hãy cho biết, tên khai sinh của ông là :
- Nguyễn Văn Nam
- Nguyễn Xuân Nam
- Phạm Văn Đồng
- Phạm Nhật Nam
Nghệ An
Câu 1. Các em hãy cho biết tên của bài hát trong đoạn nhạc vừa nghe có tên là:
- Bác Hồ của em
- Ai yêu Bác Hồ
- Nhớ ơn Bác
- Nhớ ơn Bác Hồ
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào dấu “…” trong thư chúc Tết các cháu thiếu niên, nhi đồng của Bác Hồ năm 1949:“Trong những năm vừa qua, các cháu khổ sở, nhưng các cháu tiến bộ nhiều. Các cháu đã xứng đáng là dòng dõi Phù Đổng Thiên Vương, …”?
- Võ Thị Sáu
- Trần Quốc Tuấn
- Trần Quốc Toản
Câu 3. “Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng”. Những câu trên trích từ thư Bác Hồ gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1/6 năm nào?
- Năm 1955
- Năm 1950
- Năm 1960
Câu 4. Bác Hồ hay tặng quà gì cho thiếu nhi?
- Sách vở, ảnh Bác
- Tất cả các đáp án
- Bánh kẹo
Câu 5. Nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân đã viết nhạc cho bài hát nào sau đây?
- Tấm ảnh Bác Hồ
- Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
- Bác Hồ – Người cho em tất cả
Thừa Thiên Huế
Câu 1. “Lần này là Trung thu kháng chiến thứ ba của các cháu”. Câu nói trên được trích từ bức thư Bác Hồ viết cho thiếu nhi nhân dịp Trung thu năm nào?
- 1949
- 1952
- 1954
Câu 2. Bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác Hồ được sáng tác năm nào?
- 1969
- 1968
- 1967
Câu 3. Em hãy cho biết hai câu thơ sau được Bác Hồ viết nhân dịp nào?
“Mấy câu thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”
- Chúc Tết
- Trả lời nhân dân
- Gửi tặng thiếu nhi
Câu 4. Hãy nghe đoạn nhạc trên, điền vào chỗ còn thiếu trong câu hát mở đầu của bài hát “Khăn quàng thắm mãi vai em”.
- Tới trường
- Đi học
- Chăm học
- Đến trường
Câu 5. Câu hát sau trong bài hát nào? Do nhạc sĩ nào sáng tác? “…Đi trong nắng mới dưới lá cờ Đội bay phấp phới. Tổ Quốc yêu thương mong chúng em mau trưởng thành. Lòng tự hào, nguyện xứng đáng với danh hiệu quang vinh. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh…”
- Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tác giả Phạm Tuyên
- Tấm ảnh Bác Hồ, tác giả Mộng Lân
- Nhớ ơn Bác Hồ, tác giả Phan Huỳnh Điểu
Bình Thuận
Câu 1. Cây tre Ngà trong đoạn nhạc có nguồn gốc từ truyện truyền thuyết nào dưới đây
- Cây tre trăm đốt
- Thánh Gióng
- Khắc nhập, khắc xuất
- Phù đổng Thiên vương
Câu 2. Bác Hồ đã từng làm việc gì ở Trường Dục Thanh – Phan Thiết?
- nấu ăn
- dạy học
- phụ trách Đội
Câu 3. Bài thơ đầu tiên Bác Hồ viết cho thiếu nhi Việt Nam có tên là gì?
- Trẻ chăn trâu
- Trẻ con
- Trung thu
Câu 4. Miêu tả cảnh vật ở Quảng Tây, Bác Hồ viết:
“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ”
Em hãy cho biết Quảng Tây là địa danh ở đâu?
- Nghệ An
- Cao Bằng
- Trung Quốc
Câu 5. Nhạc sĩ Mộng Lân đã sáng tác bài hát nào trong các bài hát sau?
- Tấm ảnh Bác Hồ
- Em được nghe chuyện Bác Hồ
- Hoa thơm dâng Bác
TP Hồ Chí Minh
Câu 1. Tại địa danh hang Pác Bó, khi đặt chân đến Việt Nam, Bác Hồ đã đi qua cột mốc biên giới nào:
- Cột mốc 107
- Cột mốc 108
- Cột mốc 109
- Cột mốc 106
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (…….) trong đoạn thơ sau trích trong bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” của nhà thơ Thanh Hải:
“Đêm nay trǎng lại sáng rồi
Trung thu nhớ Bác cháu ngồi cháu trông
Ngoài xa nghe tiếng trống rung
Nghe những ……. nhảy múa hò reo”.
- nhi đồng
- đội viên
- thiếu niên
Câu 3. Điền vào chỗ trống (…….) trong câu thơ sau của Bác Hồ:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường ………… nước nhà việt Nam”
- gốc tích
- lịch sử
- tận gốc
Câu 4. Công viên tượng đài Bác Hồ tại Thành phố Hồ Chí Minh được khánh thành vào thời gian nào?
- Năm 2015.
- Năm 2010.
- Năm 2011.
Câu 5. Bài hát “Em được nghe chuyện Bác Hồ” do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Nhạc sĩ Mộng Lân
- Nhạc sĩ Phạm Tuyên
- Nhạc sĩ Phong Nhã
Đồng Tháp
Câu 1. Xuân Đinh Mùi 1967, Bác Hồ đã tặng nhân dân và thiếu nhi quê hương “Nghìn việc tốt” một cây đa. Em hãy cho biết, huyện Từ Sơn – quê hương của phong trào “Nghìn việc tốt” thuộc tỉnh nào?
- Bắc Ninh
- Bắc Giang
- Phú Thọ
Câu 2. Trung thu năm 1952, Bác Hồ đã viết thơ tặng thiếu niên, nhi đồng. Em hãy điền từ còn thiếu vào dấu “…” trong câu thơ sau:
“Ai yêu các …
Bằng Bác Hồ Chí Minh”
- nhi đồng
- em nhỏ
- cháu nhỏ
Câu 3. Sáng ngày 19/5/1946, một đoàn đại biểu thiếu nhi Thủ đô đã đến Bắc Bộ phủ thăm Bác Hồ. Hôm đó, Bác đã tặng đoàn đại biểu thiếu nhi một cây bách. Em hãy cho biết, đoàn đại biểu thiếu nhi đến thăm Bác nhân dịp gì?
- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.
- Sinh nhật Bác.
- Cả hai đáp án trên.
Câu 4. Em hãy cho biết từ còn thiếu trong đoạn nhạc nằm trong bài “Đội ta lớn lên cùng đất nước”.
- Hát ca vang lừng
- Trống rung vang lừng
- Bước chân tưng bừng
- Hát vang tưng bừng
Câu 5. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát nào trong các bài hát sau?
- Em được nghe chuyện Bác Hồ
- Hoa thơm dâng Bác
- Tấm ảnh Bác Hồ
Đáp án thi trực tuyến “Bác Hồ với thiếu nhi” cấp THCS
Tỉnh Cao Bằng
Câu 1: Nơi nào hang thẳm rừng xa, Bác đã vạch đường đánh Nhật đuổi Tây?
Hai câu thơ trên nhắc tới một địa danh nào đó đã từng gắn bó với Bác Hồ?
- An toàn khu Định Hóa Thái Nguyên
- Lán Nà Lừa Tuyên Quang
- Pác Bó – Cao Bằng
Câu 2: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Nội dung trên được Bác Hồ viết vào dịp nào?
- Trong thư gửi thanh niên ngày 17/8/1947
- Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường 9/1945
- Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường 1946
Câu 3: Bác Hồ theo cha đến Huế lần thứ 2 để học tập ở trường Pháp – Việt Đông Ba khi nào?
- 1901
- 1910
- 1906
Câu 4: Bác Hồ theo cha mẹ và anh trai đến Huế lần đầu tiên vào năm nào?
- 1898
- 1896
- 1895
Câu 5: Em hãy điền từ còn thiếu vào bài thơ Tặng cháu Nông Thị Trưng của Bác Hồ:
Vở này ta tặng cháu yêu ta,
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà …………
Mai sau cháu giúp nước non nhà.
- Rèn luyện
- Học tập
- Lao động
Câu 6: Đây là ảnh chụp 1 di tích liên quan đến hoạt động của Bác Hồ tại Mỹ vào khoảng năm 1912-1913. Em hãy cho biết đây là thành phố nào?
Đáp án: Boston
Câu 7: Hãy cho biết bài hát nào của nhạc sĩ Phong Nhã được chọn làm bài hát Đội ca?
- Đội ta lớn lên cùng đất nước
- Cùng nhau ta đi lên
- Kim Đồng
Câu 8: Đoạn nhạc các em vừa nghe là mở đầu của bài hát nào?
- Nhớ giọng hát Bác Hồ
- Nghe giọng hát Bác Hồ
- Cháu hát cùng Bác Hồ
- Chúng em hát Bác Hồ bắt nhịp
Tỉnh Bắc Kạn
Câu 1: Bản dịch bài thơ sau nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ. Bài thơ có nhan đề là gì?
“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
- Nghe tiếng giã gạo
- Không ngủ được
- Chiều tối
Câu 2. Điền cụm từ còn thiếu vào các dấu “…” để hoàn thành câu nói của Bác Hồ:
“Người… thì mau tiến bộ
Cả nhà… thì chắc no ấm.
Cả làng… thì làng phồn thịnh.
Cả nước… thì nước mạnh giàu”.
- siêng năng
- đoàn kết
- thông minh
Câu 3. Bài thơ sau được Bác Hồ viết vào năm nào?
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”.
- Năm 1951
- Năm 1945
- Năm 1954
Câu 4. Bản dịch bài thơ trên nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ. Bài thơ có nhan đề là gì?
“Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao”.
- Vô đề
- Mới ra tù tập leo núi
- Nghe tiếng giã gạo
Câu 5. Bản dịch bài thơ trên nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ. Bài thơ có nhan đề là gì?
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
- Không ngủ được
- Chiều tối
- Nghe tiếng giã gạo
Câu 6. Cây tre Ngà trong đoạn nhạc có nguồn gốc từ truyện truyền thuyết nào dưới đây
- Khắc nhập, khắc xuất
- Cây tre trăm đốt
- Phù đổng Thiên vương Thánh Gióng
Câu 7. Đây là hình ảnh chụp một khu di tích lịch sử, nơi đây Bác Hồ đã dành tặng thanh niên xung phong 4 câu thơ
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Hãy cho biết đây là địa điểm nào?
Đáp án: Nà Tu (Bắc Kạn)
Câu 8. Câu hát sau trong bài hát nào? Do nhạc sĩ nào sáng tác? “A! Cháu cùng Bác hòa giọng hát một bài ca, Bác đi xa nay Bác đã đi xa, nhưng giọng hát còn vang mãi trong lòng cháu thơ”
- Bác sống đời đời, nhạc và lời Phong Nhã
- Nhớ giọng hát Bác Hồ, nhạc Thanh Phúc, thơ Tạ Hữu Yên
- Tấm ảnh Bác Hồ, nhạc và lời Mộng Lân
Tỉnh Tuyên Quang
Câu 1: Trong câu hát có nhắc đến chiếc khăn hồng, tức là khăn quàng đỏ đội viên. Em hãy cho biết chiều dài của khăn là:
- Chiều dài tối thiểu 1,2m
- Chiều dài tối thiểu 1,1m
- Chiều dài tối thiểu 1m
- Chiều dài tối thiểu 1,3m
Câu 2: Em hãy cho biết tác phẩm nào dưới đây của Bác Hồ được công nhận là “bảo vật quốc gia”?
- Thường thức chính trị
- Đường Kách mệnh
- Tuyên ngôn độc lập
Câu 3: Em hãy cho biết tập thơ Nhật ký trong tù được Bác Hồ viết bằng chữ Hán gồm bao nhiêu bài thơ?
- 133 bài
- 131 bài
- 130 bài
- 134 bài
Câu 4: Em hãy cho biết Bác Hồ viết tập thơ Nhật ký trong tù vào thời gian nào?
- 1931 – 1933
- 1945 – 1946
- 1942 – 1943
Câu 5: Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra trên phạm vi cả nước. Em hãy cho biết cuộc tổng tuyển cử đó diễn ra vào thời gian nào?
- Ngày 03/02/1946
- Ngày 06/01/1946
- Ngày 06/01/1947
Câu 6: Em hãy cho biết Bác Hồ ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” vào thời gian nào?
- Tháng 6/1948
- Tháng 6/1947
- Tháng 2/1948
Câu 7: Câu hát sau trong bài hát nào? Do nhạc sĩ nào sáng tác? “…Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh.
Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài. Bác chúng em nước da nâu vì sương gió. Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà. Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời. Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em ước sao Bác Hồ Chí Minh sống muôn năm…”
- Nhớ ơn Bác Hồ, tác giả Phan Huỳnh Điểu
- Tấm ảnh Bác Hồ, tác giả Mộng Lân
- Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, tác giả Phong Nhã
Câu 8: Đây là hình ảnh chụp cụm tượng Bác Hồ với nhân dân các dân tộc đặt tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, tỉnh Tuyên Quang.
Hãy cho biết công trình này được khánh thành vào năm nào?
- Tháng 5/2016
- Tháng 5/2017
- Tháng 5/2015
Tỉnh Thái nguyên
Câu 1: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Nội dung đó được Bác Hồ viết trong dịp nào?
- Trong Thư gửi thanh niên ngày 17/8/1947
- Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường 1946
- Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường 9/1945
Câu 2: Lúc ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ bao nhiêu tuổi?
- 19 tuổi
- 20 tuổi
- 21 tuổi
Câu 3:
“Nơi nào hang thẳm rừng xa,
Bác đã vạch đường đánh Nhật đuổi Tây?”
Hai câu thơ trên nhắc tới một địa danh nào đã từng gắn bó với Bác Hồ?
- Pác Bó – Cao Bằng
- Lán Nà Lừa – Tuyên Quang
- An toàn khu (ATK) Định Khóa – Thái Nguyên
Câu 4: Bác Hồ theo cha mẹ và anh trai đến Huế lần đầu tiên vào năm nào?
- 1896
- 1895
- 1898
Câu 5: Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi đang ở đâu?
- Liên Xô
- Anh
- Pháp
Câu 6: Trong đoạn nhạc vừa nghe, có một chỗ bị xóa. Em hãy chọn các từ đúng dưới đây
- Xê Đăng
- K’ Tu
- Tây Nguyên
- Ba Na
Câu 7: Em hãy cho biết bức tranh dưới đây của họa sĩ Phi Hoanh nói đến sự kiện lịch sử nào diễn ra năm 1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc?
- Nguyễn Ái Quốc giảng bài tại Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất
Câu 8: Hãy điền vào chỗ trống (….) câu hát sau trong bài hát “Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. “Cuộc đời của Bác sáng ngời gương người Cộng sản, nguyện làm theo lời Bác dạy khuyên. Quê hương yêu dấu, Bắc Nam chung một dòng máu, đoàn kết bên nhau, ……….. của Bác Hồ. Vì ngày mai bao tươi sáng, nhớ lời thề đinh ninh, nguyện xứng cháu của Bác – Hồ Chí Minh”
- những cháu ngoan
- xứng cháu ngoan
- đàn cháu ngoan
Hà Nội
Câu 1: Ngày 15/9/1945 Bác Hồ đã viết một bức thư gửi cho thiếu nhi nhân dịp nào?
- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ
- Tết Trung thu
- Khai trường
Câu 2: Trong những năm dưới đây, Bác Hồ đã viết thơ tặng thiếu nhi nhân dịp Trung thu vào năm nào?
- 1942
- 1954
- 1953
Câu 3: Năm duy nhất, nhân dịp Trung thu, Bác Hồ viết tới hai bức thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc. Đó là trung thu năm nào?
- 1949
- 1946
- 1945
Câu 4: Trung thu năm nay nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu quốc dân của một nước độc lập. Hôm nay, tha hồ các em vui chơi cho thỏa chí, ngày mai mong các em ra sức học tập”. Những câu trên trích từ bức thư Bác Hồ gửi thiếu nhi nhân dịp trung thu năm nào?
- 1947
- 1945
- 1946
Câu 5: Điền các từ còn thiếu vào dấu (…) trong câu trích từ bức thư Bác Hồ gửi thiếu nhi nhân dịp trung thu năm 1948: “Mặc dầu giặc Tây độc ác, chúng quyết không thể ngăn trở trăng thu vừa đẹp, vừa tròn. Mặc dầu giặc Tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở các cháu … … và hăng hái”.
- Vui tươi
- Vui sướng
- Vui vẻ
Câu 6: Câu hát trên nói về nơi Bác Hồ về nước và làm việc tại Pác Bó. Hãy cho biết Bác về nước thời gian nào sau đây:
- Tháng 1/1942
- Tháng 1/1941
- Tháng 1/1943
- Tháng 1/1940
Câu 7: Em hãy cho biết bức ảnh dưới đây chụp di tích nào?
- Nhà sàn Bác Hồ, khu di tích Phủ Chủ tịch
- Nơi Bác Hồ sống và làm việc tại ATK Định Hóa, Thái Nguyên
- Bắc Bộ Phủ, Hà Nội
Câu 8: Nhạc sĩ Hà Hải đã sáng tác bài hát nào trong các bài hát sau?
- Hoa thơm dâng Bác
- Em được nghe chuyện Bác Hồ
- Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác
Tỉnh Nghệ An
Câu 1: Các em hãy nghe đoạn nhạc sau đây và cho biết: Quàng khăn đỏ thế nào là đúng:
- Đáp án B và C đúng
- Hai dải khăn bằng nhau cho đẹp
- Dải khăn bên phải dài hơn dải khăn bên trái
- Dải khăn bên trái ngắn hơn dải khăn bên trái
Câu 2: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hoá”. Những câu trên trích từ bức thư Bác Hồ gửi cho ai?
- Cán bộ phụ trách nhi đồng
- Phụ nữ
- Thanh niên
Câu 3: Trong bức thư gửi thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 1960, Bác Hồ khen ngợi những cố gắng và tiến bộ của thiếu nhi cả nước như thế nào?
- Tất cả các đáp án
- Học tập khá
- Lao động khá, trồng cây khá
Câu 4:
“Oa… oa… oa
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha”
Bài thơ trên được Bác Hồ viết ở đâu?
- Thủ đô
- Nhà tù
- Chiến khu
Câu 5: Trong bức thư gửi thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 1960, Bác Hồ nhắc tới những nhân vật nào sau đây?
- Chú Cuội
- Tất cả các đáp án
- Chị Hằng Nga
Câu 6: Trong các bài thơ, bức thư gửi cho thiếu nhi nhân dịp Trung thu, Bác Hồ rất hay nhắc tới hình ảnh nào?
- Mâm ngũ quả
- Vầng trăng
- Đèn ông sao
Câu 7: Đây là bức ảnh chụp một tác phẩm của Bác Hồ, được viết trong khoảng thời gian từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Em hãy cho biết đây là tác phẩm nào?
- Nhật ký trong tù
- Con rồng tre
- Đường Kách mệnh
Câu 8: Em bé trong bài hát “Tiếng chim trong vườn Bác” sáng tác của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích đến từ vùng nào?
- Tây Nam bộ
- Tây Bắc
- Tây Nguyên
Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Bình thuận
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (…….) trong bài thơ “Tự khuyên mình” trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ?
“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện ……… thêm hăng”
- sức khỏe
- bản lĩnh
- tinh thần
Câu 2: Từ năm 1910 đến năm 1911, Bác Hồ đã dạy học tại trường nào?
- Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.
- Trường Quốc học ở Huế
- Trường Tiểu học Pháp – Việt ở Vinh
Câu 3: Tổ chức nào của thiếu nhi được thành lập sau khi Bác Hồ về nước năm 1941?
- Đội Thiếu niên Tiền phong
- Đội Thiếu nhi cứu quốc
- Hội Nhi đồng cứu quốc
Câu 4: Hai câu thơ sau nhắc tới địa danh nào đã từng gắn bó với Bác Hồ?
“Nơi nào nắng biển trong lành
ác dạy đàn trẻ học hành tiến nhanh?”
- Bến cảng Nhà Rồng – Thành phố Hồ Chí Minh
- Phan Thiết – Bình Thuận
- Nam Đàn – Nghệ An
Câu 5: Năm 1946, trước khi lên đường sang Pháp đàm phán, Bác Hồ đã ủy nhiệm cho ai giữ chức Quyền Chủ tịch nước cùng lời dặn “dĩ bất biến, ứng vạn biến”?
- Tôn Đức Thắng
- Bùi Bằng Đoàn
- Huỳnh Thúc Kháng
Câu 6: Điền cụm từ bị xoá trong đoạn nhạc thuộc bài hát “Bay cao tiếng hát ước mơ” của nhạc sỹ Nguyễn Nam
- Cờ bay rực rỡ
- Cờ hoa đỏ thắm
- Cờ sao rực rỡ
- Ngàn hoa rực rỡ
Câu 7: Nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác bài hát nào trong các bài hát sau?
- Cùng nhau ta đi lên
- Em được nghe chuyện Bác Hồ
- Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác
Câu 8: Ngày 11/8/1956, Bác Hồ đã tới thăm các cháu thiếu nhi tại đâu?
- Trại Nhi đồng Miền Nam tại Hà Nội
- Trại Nhi đồng Việt Bắc
- Trại Nhi đồng Nghệ thuật
- Trại mồ côi Kim Đồng
Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 1: Hãy nghe đoạn nhạc sau đây và cho biết tên bài hát và tác giả là:
- Khăn quàng thắm mãi vai em – Nguyễn Hùng Văn
- Khăn thắm mãi trên vai – Nguyễn Trường An
- Khăn quàng đỏ thắm trên vai – Đỗ Hòa An
- Khăn quàng thắm mãi vai em – Ngô Ngọc Báu
Câu 2: Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát nào trong các bài hát sau?
- Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác
- Kim Đồng
- Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Câu 3: Khi Bác Hồ rời Tổ quốc để ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Cảng Nhà Rồng, Người lấy tên là gì khi làm việc trên một chiếc Tàu Pháp?
- Tống Văn Sơ
- Văn Ba
- Nguyễn Ái Quốc
Câu 4: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” do nhà thơ Minh Huệ sáng tác vào năm nào?
- Năm 1951
- Năm 1950
- Năm 1952
Câu 5: Đoạn thơ sau nằm trong bài thơ nào của nhà thơ Thanh Hải:
“Đêm nay trǎng lại sáng rồi
Trung thu nhớ Bác cháu ngồi cháu trông
Ngoài xa nghe tiếng trống rung
Nghe những nhi đồng nhảy múa hò reo”.
- Bác ơi
- Trung thu nhớ Bác
- Cháu nhớ Bác Hồ
Câu 6: Mùa hè năm 1961, tại ngôi nhà của Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch đã diễn ra một sự kiện đáng nhớ với thiếu nhi cả nước. Em hãy cho biết đó là sự kiện gì?
- Triển lãm ảnh Bác Hồ với thiếu nhi
- Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy
- Trưng bày sách truyện cho thiếu nhi
Câu 7: Câu thơ sau được Bác Hồ viết gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp nào?
“Thư này Bác gửi thư chung
Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa”
- Tết Trung thu năm 1953
- Ngày Quốc tế thiếu nhi năm 1953
- Tết Nguyên đán năm 1953
Câu 8: Bức ảnh dưới đây chụp Bác Hồ với các bạn thiếu nhi nước nào?
- Trung Quốc
- Mông Cổ
- Triều Tiên
Tỉnh Đồng Tháp
Câu 1: Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi đang ở đâu?
- Anh
- Pháp
- Liên Xô
Câu 2: Điền từ còn thiếu trong dấu “…” để hoàn chỉnh những câu thơ sau của Bác Hồ?
“Ngâm thơ … không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
- ta cũng
- ta vốn
- tôi vốn
Câu 3: Trước bản “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ, Việt Nam có những tác phẩm nào cũng được ví như tuyên ngôn độc lập của đất nước?
- “Nam quốc sơn hà” và “Hịch tướng sĩ”
- “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo”
- “Hịch tướng sĩ” và “Bình Ngô đại cáo”
Câu 4: Em hãy điền từ còn thiếu trong dấu “…” để hoàn chỉnh bài thơ sau của Bác Hồ?
“Càng già, càng dẻo lại càng dai
Tinh thần … chẳng nhường ai
Đôn đốc con em làm nhiệm vụ
Vuốt râu mừng xã hội tương lai”.
- sảng khoái
- gương mẫu
- phấn chấn
Câu 5: Năm 1962, Bác Hồ được kết nạp làm đội viên danh dự của tổ chức nào?
- Đội Thiếu niên Tiền phong
- Đội Thiếu niên Tiền phong Lê-nin Liên Xô
- Hội Nhi đồng cứu quốc
Câu 7: Hãy điền các từ sau vào đoạn nhạc bị thiếu trong đoạn nhạc trên
- Hót mê say
- Hót ngân nga
- Hát hôm nay
- Hót trong veo
Câu 8: Đây là hình ảnh 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Em hãy cho biết “5 điều Bác Hồ dạy” ra đời trong dịp nào?
- Trong Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc 1959
- Nhân dịp Tết Trung thu 1961
- Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, năm 1961
Câu 9: Câu hát sau trong bài hát nào? Do nhạc sĩ nào sáng tác? “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh, mong các cháu cố gắng thi đua học và hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình…”.
- Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, tác giả: Phạm Tuyên
- Tấm ảnh Bác Hồ, tác giả Mộng Lân
- Nhớ ơn Bác Hồ, tác giả Phan Huỳnh Điểu
Bài dự thi Bác Hồ với thiếu nhi – Thi viết
Cảm nghĩ về 5 điều Bác Hồ dạy
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng. Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục các em. Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy. Vậy 5 điều Bác dạy thiếu nhi có xuất xứ như thế nào ?
Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 – 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh,
Thật thà, dũng cảm”.
Nhưng trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 – 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).
Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.
Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào… Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.
Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo.
Bài thơ hay về 5 điều Bác Hồ dạy
Thiếu nhi Việt Nam làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
Bác ơi! Người đã đi xa
Nhưng mà chúng cháu vẫn còn khắc ghi
Năm điều Bác dạy thiếu nhi
Một là Tổ Quốc, đồng bào yêu thương
Hai là học tập chăm ngoan
Còn là phải đoàn kết, kỉ cương vững vàng
Bốn thì chăm chỉ giữ gìn vệ sinh
Cuối cùng thì phải khiêm tốn thật thà, con ngoan.
Những lời Bác dạy để ngoan
Chúng cháu gắng sức để làm thật hay
Yêu thương, kính trọng Bác Hồ
Trong tim chúng cháu Bác mãi sáng ngời nước non.
Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
Bài thơ “Bác Hồ – Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân
Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm bình minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới…
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.
Em hãy kể một câu chuyện của em hoặc bạn bè về việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
Mẫu số 1:
Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.
Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chân thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?
Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:
– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.
Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt
Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:
– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!
Bà cụ mừng rỡ:
– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.
Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.
Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:
– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.
Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:
– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.
Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:
– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.
Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.
Mẫu số 2:
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói:
– Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán.
Linh sực nhớ ra và reo lên:
– A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không?
Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: “Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ?”Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ:
– Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này.
Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ
Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói:
– Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!
Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói:
– Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé!
Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi Thi trực tuyến và thi viết “Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với bác Hồ” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.