Bạn đang xem bài viết ✅ Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng 2017 Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0-12 tuổi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng 2017

Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh tật nguy hiểm. Dưới đây là 10 mũi tiêm phòng quan trọng trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà mẹ không được phép bỏ qua.

Ngoài những mũi vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2017 thì còn có một số mũi tiêm cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Các mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng để cho trẻ tiêm phòng đúng thời hạn nhé!

Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng 2017

Vai trò của tiêm chủng đối với trẻ em

Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh.Trẻ em mới sinh ra có thể miễn dịch với một số loại bệnh vì nhận được kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên sự miễn dịch này rất ngắn, chỉ kéo dài từ 1 tháng tới khoảng 1 năm và không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể miễn dịch được đặc biệt là bệnh ho gà.

Chính vì vậy, tiêm phòng ngay sau khi sinh là việc cần thiết giúp trẻ không bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh và có đủ sức khoẻ để chống lại bệnh tật. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ con yêu của bạn tránh khỏi những dịch bệnh nguy hiểm.

Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng 2017 cho trẻ em

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2017, có một số loại vắc-xin được tiêm miễn phí cho người dân. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin này:

1. Vắc-xin BCG: Đây là vắc-xin phòng bệnh lao và cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi trẻ được sinh ra.

Tham khảo thêm:   Nghị định 01/2017/NĐ-CP Sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai

2. Vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh: Vắc-xin viêm gan B được sử dụng để phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.

3. Vắc-xin Quinvaxem (vắc xin 5 trong 1): phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin Quinvaxem được tiêm 3 mũi gồm:

+ Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

+ Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi

+ Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

4. Vắc-xin phòng bại liệt (OPV): giúp phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:

+ Uống liều thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

+ Uống liều thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi

+ Uống liều thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

Từ đầu năm 2016, trẻ 4 tháng tuổi được tiêm thêm một liều vắc-xin bại liệt bất hoạt để phòng bệnh.

5. Vắc-xin phòng bệnh sởi: gồm có 2 mũi tiêm.

+ Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

+ Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Hiện nay đã có vắc-xin phối hợp sởi – rubella được tiêm thay thế cho vắc-xin sởi đơn khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

6. Vắc-xin tiêm nhắc bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng.

7. Vắc-xin viêm não Nhật Bản: trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

+ Mũi thứ 1: khi trẻ được 1 tuổi.

+ Mũi thứ 2: cách mũi thứ nhất 2 tuần.

+ Mũi thứ 3: cách mũi thứ hai 1 năm.

8. Vắc-xin phòng tả: Tiêm phòng cho trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch, uống 2 liều.

9. Vắc-xin thương hàn: Tiêm ngừa cho trẻ từ 3-10 tuổi, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ dịch bùng phát.

10. Vắc-xin uốn ván: Cần tiêm ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-45 tuổi) và tiêm cho trẻ ngay sau khi được sinh ra để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này.

Các mũi vắc-xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Bên cạnh những vắc-xin có trong danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng 2017, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm thêm các mũi dịch vụ khác để bảo về sức khỏe toàn diện của trẻ, bao gồm:

1. Vắc-xin phòng viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng… do vi khuẩn Heamophilus Influenza tuýp b (Hib):

Tham khảo thêm:   Đóng vai Mi-lô thuyết phục cha cho mình tham gia lớp học chơi trống Câu chuyện Nghệ sĩ trống

+ Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

+ Mũi thứ 2: Tiêm khi trẻ 3 tháng

+ Mũi thứ 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng. Tiêm nhắc lại sau 1 năm.

2. Vắc-xin phòng thủy đậu: Tiêm mũi 1 khi trẻ được 12-15 tháng, mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6 tuần.

3. Vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR): Tiêm mũi 1 khi trẻ được 9 tháng, nhắc lại mũi 2 sau 6-12 tháng và mũi 3 tiêm sau 4 năm.

4. Vắc-xin phòng viêm màng não do mô cầu: tiêm 1 mũi, 3 tiêm năm nhắc lại 1 lần theo chỉ định khi có dịch bùng phát.

5. Vắc-xin viêm não Nhật Bản B: Tiêm 3 mũi khi trẻ trên 12 tháng, mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm.

6. Vắc-xin phòng cúm:

+ Trẻ từ 6-35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml mỗi năm.

+ Trẻ trên 35 tháng và người lớn tiêm 1 liều 0,5ml mỗi năm

+ Trẻ dưới 8 tuổi chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng cúm phải tiêm liều 2 sau 4 tuần.

7. Vắc-xin phòng tiêu chảy do rota virut gây ra: tiêm cho trẻ từ 2-6 tháng tuổi.

8. Vắc-xin phòng viêm gan siêu vi A: Tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng.

9. Vắc-xin HPV: Phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở bé gái, tiêm cho trẻ từ 9 – 26 tuổi. Mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 khoảng 2 tháng và mũi 3 nhắc lại sau 6 tháng.

Trên đây là thông tin về các mũi vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện đang được thực hiện ở Việt Nam. Theo đó, cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn thời gian hợp lý để đưa trẻ đi tiêm phòng đúng với độ tuổi và đầy đủ số lượng vắc-xin nhất. Tuy nhiên nếu không sắp xếp được thời gian đưa trẻ đi tiêm đúng lịch bạn có thể lựa chọn các địa điểm tiêm chủng dịch vụ uy tín.

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ TỪ 0-12 TUỔI

LỨA TUỔI

LOẠI VẮC-XIN PHÒNG BỆNH

LỊCH TIÊM

Từ sơ sinh

(càng sớm càng tốt)

Lao (BCG)

– Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm

Viêm gan B (Hepatitis B)

– Mũi 1

Bại liệt (Poliomyelitis)

Bại liệt sơ sinh

1-1,5 tháng tuổi

Uống phòng tiêu chảy do Rota virus (Rotarix)

Uống liều 1. Uống liều 2 sau ít nhất 1 tháng. Nên hoàn thành 2 liều trước 6 tháng tuổi

2 tháng tuổi

(Nên dùng vắc-xin phối hợp để giảm số lần tiêm)

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Diphtheria, pertussis, tetanus, polio)

Mũi 1

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…do trực khuẩn Haemophilus influenza týp B

Mũi 1

Viêm gan B

Mũi 2

3 tháng tuổi

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Mũi 2

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…do trực khuẩn Haemophilus influenza týp B

Mũi 2

Viêm gan B

Mũi 3 (1 năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5)

4 tháng tuổi

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Mũi 3 (nhắc lại mũi 4 khi trẻ 24 tháng tuổi)

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…do trực khuẩn Haemophilus influenza týp B

Mũi 3 (nhắc lại mũi 4 khi trẻ 24 tháng tuổi)

9 tháng tuổi

Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR)

– Mũi 1: Trẻ 9 đến 12 tháng tuổi

– Mũi 2: 15 tháng tuổi

– Mũi 3: sau mũi thứ 2 từ 4-5 năm

– Nếu trẻ hơn 1 tuổi thì tiêm mũi 1, 4-5 năm sau tiêm mũi thứ 2

12 tháng tuổi

Viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis)

– Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau mũi thứ hai 1 năm). Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần cho tới 15 tuổi

Thủy đậu (Varicella)

– Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng – 12 tuổi)

– Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi (cách nhau 4 – 6 tuần)

24 tháng tuổi và người lớn

Viêm gan A (Hepatitis A)

– Tiêm 2 mũi

– Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6 thán

– Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng

Viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo 23

– Tiêm 1 mũi (Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần)

Viêm màng não do não mô cầu (Vắc-xin Meningococal A+C)

– Tiêm 1 mũi (Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch)

Thương hàn (Typhoid)

– Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần

36 tháng và người lớn

Vacxin Cúm = vacxin Vaxigrip. Vacxin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

– 36 tháng tuổi – người lớn: 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm.
– 06 tháng – 35 tháng tuổi: 01 liều = 0.25ml/mỗi năm.
Trẻ dưới 3 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần).

Tham khảo thêm:   Lý thuyết và bài tập chương Từ trường Tài liệu ôn tập môn Vật lý lớp 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng 2017 Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0-12 tuổi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *