Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cực chất mà Wikihoc.com giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập. Qua đó biết cách xây dựng dàn ý, các luận điểm luận cứ để viết bài nghị luận 200 chữ hay.
Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là dạng câu hỏi thường xuyên gặp trong đề thi môn Ngữ văn đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 và lớp 10, 11, 12. Để làm tốt dạng bài văn này các em cần nắm được dàn bài chung của các đoạn văn nghị luận xã hội. Từ đó, tùy theo từng dạng bài cũng như đề cụ thể mà triển khai các luận điểm chi tiết theo từng cách khác nhau. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: kết đoạn nghị luận xã hội,132 đoạn văn nghị luận 200 chữ, đoạn văn nghị luận về tình yêu thương, đoạn văn nghị luận về lối sống ảo.
I. Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ ngắn gọn
A. Phần mở đoạn: Giới thiệu sơ lược về nội dung vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí cần bàn luận
B. Phần thân đoạn
- Bước số 1: Trước hết, ta cần giải thích các từ ngữ trọng tâm trong đề bài
- Bước số 2: Nêu luận điểm chính về vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí đó
- Bước số 3: Mở rộng vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí với những góc nhìn sâu hơn hoặc ta đặt ra những giả thiết ngược lại đối với vấn đề đó.
C. Phần kết đoạn
Khẳng định lại luận điểm chính, rút ra bài học cho bản thân, gia đình cũng như đối với xã hội
II. Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội chung nhất
1. Mở đoạn
– Nêu vấn đề (câu mở đoạn):
- Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ….)
2. Thân đoạn
– Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ – cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
- Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
- Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3. Kết đoạn
- Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
- Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
III. Dàn ý đoạn văn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu luận điểm.
– Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:
– Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)
– Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).
– Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)
– Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.
– Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.
3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề
IV. Dàn ý đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu luận điểm.
– Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn
– Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
– Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:
- Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.
- Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.
- Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.
– Bày tỏ quan điểm của người viết:
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
V. Một số dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ
Ví dụ 1: Dàn ý suy nghĩ về vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
A. Phần mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
B. Phần thân đoạn
– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.
– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ, vì:
- Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.
- Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá phá chính mình để có lựa chọn đường đời đúng đắn.
- Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
- Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích…
- Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh.
– Bàn mở rộng:
+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.
– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…
C. Phần kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn. Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ 2
A. Phần mở đoạn: Giới thiệu về câu ngạn ngữ trong đề bài
B. Phần thân đoạn:
1, Giải thích câu ngạn ngữ:
– Tư tưởng lớn là những tư tưởng đem đến những phát minh hay những cống hiến vĩ đại cho nhân loại về kinh tế, chính trị, khoa học,… người có tư tưởng lớn là vĩ nhân, con người kiệt xuất.
– Trái tim lớn là trái tim cháy bỏng đam mê, khát khao sáng tạo không ngừng hướng tới những điều tốt đẹp cho con người.
– Ân tình nặng là tình yêu thương sâu nặng, sự gắn bó, sẻ chia giữa con người với con người.
– Lẽ phải là những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Như vậy, trái tim lớn là nguồn gốc tạo nên tư tưởng lớn và lẽ phải là cái gốc để đem đến những ân tình sâu nặng.
2, Phân tích, lý giải:
– Câu ngạn ngữ phản ánh một quy luật, trái tim lớn là nguồn gốc của tư tưởng lớn. Nhờ sự thôi thúc của trái tim lớn mà nhân loại có được những phát minh, cống hiến vĩ đại trên các lĩnh vực, làm giàu thêm kho tàng tri thức của loài người.
Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người mang trong mình trái tim cao cả, sẵn sàng hi sinh để cho những tư tưởng lớn ra đời. Thực tế, nhiều nhà tư tưởng lớn của thế giới cũng như của nước ta đều xuất phát từ trái tim mãnh liệt hướng tới những cống hiến cho con người.
Vì thế muốn có những tư tưởng lớn, con người phải có những đam mê, khám phá sáng tạo.
– Lẽ phải cũng là cái gốc của những ân tình sâu nặng. Đó chính là phẩm chất, đạo đức tốt đẹp giữa con người với con người, cá nhân với cộng đồng. Có thể nói tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống đều bắt nguồn từ lẽ phải.
– Câu ngạn ngữ đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa trái tim lớn với tư tưởng lớn, giữa lẽ phải với ân tình sâu nặng. Nếu không có trái tim lớn thì cũng không có được những tư tưởng lớn và không có lẽ phải thì cũng không có ân tình sâu nặng.
3, Mở rộng vấn đề:
Nhưng khi vận dụng vào đời sống cũng cần hiểu một cách linh hoạt: không phải khi nào trái tim lớn cũng đem đến những tư tưởng lớn, đúng đắn, tiến bộ và không phải khi nào lẽ phải cũng đem đến những ân tình nặng,…
– Tư tưởng lớn tác động trở lại giúp cho trái tim có thêm đam mê, nghị lực phấn đấu, vươn lên; ân tình sâu nặng cũng củng cố cho lẽ phải vững chắc hơn, đúng đắn hơn.
C. Phần kết đoạn: Rút ra bài học cho bản thân.
3. Ví dụ 3: Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
I. Mở đoạn
– Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách
II. Thân đoạn
1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?
– Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
- Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
- Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
- Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn
2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng
- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
- Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn
- Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi m
3. Bàn luận mở rộng
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
- Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
- Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
- Học sinh vô lễ với thầy cô
III. Kết đoạn
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.