Dẫn chứng về tình mẫu tử mang tới những ví dụ trong văn học, trong cuộc sống giúp các em học sinh lớp 8, 9, 10, 12 lồng ghép vào bài văn Nghị luận xã hội về tình mẫu tử của mình dễ dàng, cho bài văn thêm sinh động.
Tình mẫu tử là tình yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con. Tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả không gì có thể sánh được. Với những ví dụ về tình mẫu tử trong bài viết dưới đây các em dễ dàng hoàn thiện bài viết của mình thật hay.
Dẫn chứng tình mẫu tử trong văn học
1. Câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi. Người mẹ ở nhà luôn ngóng trông con trở về, thương con khôn nguôi mà khi chết cũng hóa thành cây vú sữa để con về sẽ có những nước sữa thơm ngon cho con trai.
2. Tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ bất hạnh của mình trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
3. Sự hi sinh và bao dung của người mẹ trong tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô dờ A-mi-xi
4. Tác phẩm Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên có câu: Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành cho con “luôn” “vẫn” không bao giờ thay đổi.
5. Trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” => Tình mẫu tử thiêng liêng khi hai mẹ con lại thành nguồn sống, điểm tựa cho nhau. Con dựa vào mẹ để lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nhờ có con mà thêm nghị lực, kiên cường sống.
Dẫn chứng tình mẫu tử trong cuộc sống
Ví dụ tình mẫu tử trong cuộc sống
1. Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên (sinh năm 1981, thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội) – câu chuyện về một người mẹ chịu mù để con chào đời hẳn sẽ khiến không ít chúng ta rơi nước mắt. Cuộc sống tưởng như đã quá trọn vẹn với chị khi chị tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy nhưng cũng từ khi chị mang bầu, bi kịch cuộc đời chị bắt đầu. Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên mù loà chỉ để cho đứa con được chào đời. Khi con trong bụng được 5 tháng chị Yên chảy máu cam nhiều và có biểu hiện nổi hạch lạ. Chị đi viện khám và bị chẩn đoán bị ung thư hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác sĩ và gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để chữa bệnh và cứu đôi mắt. Những ngày tháng ấy với chị khó khăn hơn bao giờ hết. Vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc và đớn đau với chị như hòa vào làm một. Có những chiều chị cứ lẩn thẩn lang thang khắp ngõ rồi chỉ biết gục mặt cạnh tường vật vã khóc. Vậy nhưng chị khước từ. Chị giữ con và quyết tâm sinh bé Nguyễn Hoàng Cẩm Tú ở tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ này, được sinh con đã là một điều hạnh phúc vô bờ mà chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Với chị, việc có thể sinh con ra khỏe mạnh là một điều hạnh phúc lớn lao mà dù có phải chết, chị cũng không bao giờ hối tiếc.
2. Hay một câu chuyện cảm động khác về tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ tình nguyện chết để giữ mạng sống cho con – chị Trần Thị Lan Anh ở Bạc Liêu mặc dù sắp lìa xa cõi đời vì chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào đời cũng là lúc chị mỉm cười trút hơi thở cuối cùng. Năm 2013 chị Lan Anh mang thai lần 3 nhưng không như hai lần trước chị thường có những cơn ho dai dẳng và luôn cảm thấy khó thở, tức ngực. Nhiều lúc ho ra máu, thân hình gầy sọp đi. Sau khi đi khám bác sĩ kết luận chị bị suy tim quá nặng, không thể cứu chữa, mạng sống chỉ tính từng ngày. Lúc này thai nhi đã được 5 tháng, chị Lan Anh biết không sống được bao lâu nữa nhưng chị cầu khẩn bác sĩ làm mọi cách để có thể cho đứa bé chào đời. Trụ được đến tháng thứ 6 thì cơ thể chị hoàn toàn suy kiệt. Nhận thấy tình thế quá khẩn cấp, các bác sĩ tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân lên BV phụ sản Từ Dũ. Tại đây, mặc dù chị chỉ còn thở thoi thóp nhưng vẫn luôn lo lắng cho mạng sống của con mình. Nhận thấy mạng sống chị Anh chỉ còn tính từng giờ, đội ngũ bác sĩ đã đi tới quyết định sẽ thực hiện ca mổ để kịp cứu thai nhi mặc dù bé mới được 6 tháng.
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Câu chuyện con bồ nông
Con bồ nông mẹ bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn nhọc nhằn. Trời mưa gió. Hôm nay, trong cái diều to của nó chẳng có gì. Nó không tìm được một chút thức ăn nào để đem về cho những con bồ công con. Nó đang bay ngược chiều gió và nó thấy kiệt sức. Bồ nông vẫn cố gắng tìm về tổ, về với các con.
Khi bồ nông mẹ về đến nhà, những con bồ nông con nháo nhác vươn cổ lên, đưa mỏ của mình lấy mồi từ trong diều của bồ nông mẹ. Bồ nông con được no bụng nhưng chúng không biết rằng đây là bữa ăn cuối cùng mà mẹ nó có thể dành cho chúng.
Sự hi sinh cao cả của mẹ bồ nông cho các con nhưng qua đó cũng thể hiện sự vô tâm của lũ trẻ non nớt. Chúng coi việc mẹ mang thức ăn về cho mình là hiển nhiên và không màng đến dáng vẻ nhọc nhằn mệt mỏi của mẹ. Và cuối cùng, mẹ bồ nông vĩnh viễn ra đi.
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Tình thương của Mẹ
Có một người con gái khi không thể chịu đựng những lời trách mắng của mẹ, đã giận dữ bỏ nhà ra đi. Một ngày kia khi cô không thể đi được nữa, trong lòng vẫn luôn nhớ mẹ và ân hận vô cùng, cô đã tìm về nhà, Hoảng hốt khi từ xa thấy nhà không khóa cửa, đã khuya mà đèn vẫn sáng, cô sợ có điều gì không lành liền vừa chạy về nhà mình vừa khóc gọi mẹ… Khi thấy mẹ, cô òa khóc nức nở và ôm chặt lấy mẹ.
Khi đã bớt xúc động, cô hỏi mẹ vì sao lại để cửa mở ra như thế làm cô lo lắng, và người mẹ đã trả lời “Từ khi con đi, ngày nào mẹ cũng mở cửa và để đèn sáng mong một ngày con trở về”.
Qua câu chuyện này mới thấy tình thương và lòng bao dung của mẹ là vô bờ bến, vô điều kiện…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về tình mẫu tử Ví dụ tình mẫu tử thiêng liêng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.