Bạn đang xem bài viết ✅ Dẫn chứng về sống có ích Tấm gương về sống có ích ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dẫn chứng về sống có ích tổng hợp 7 ví dụ, tấm gương tiêu biểu xác thực và được nhiều người biết đến về sống có ích. Qua đó giúp bài văn nghị luận xã hội về sống có ích của các bạn thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao.

Sống có ích là một lối sống cao đẹp, cao thượng. Sống có ích chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Vậy sau đây là 7 dẫn chứng về sống có ích hay nhất mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: dẫn chứng về tinh thần ham học hỏi trong cuộc sống, dẫn chứng về tình bạn, dẫn chứng về tính kỷ luật.

Dẫn chứng 1

Một ví dụ về sống có ích có thể là việc tình nguyện giúp đỡ cộng đồng địa phương bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội. Chẳng hạn, bạn có thể tham gia vào các chương trình gây quỹ cho trẻ em nghèo khó, hoặc tham gia vào các chương trình giúp đỡ người già hoặc người khuyết tật. Việc tham gia vào các hoạt động này không chỉ giúp bạn cảm thấy có ý nghĩa và hạnh phúc, mà còn giúp cộng đồng xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Kiếm Vương 1 ADNX

Dẫn chứng 2

Ví dụ về những người sống có ích như đại tướng Võ Nguyên Giáp, danh họa Bùi Xuân Phái, nhà báo Phạm Xuân Ẩn và nhiều nhân vật khác trong lịch sử và hiện tại. Họ đều là những người đã cống hiến cho cuộc đời và cho cả đất nước. Đó là những tấm gương được mọi người yêu quý, tôn trọng và ghi nhớ mãi mãi.

Dẫn chứng 3

Võ Thanh Thảo còn là một trong những tấm gương tiêu biểu, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của tổ chức Đoàn. Tham gia công tác Đoàn từ năm 2019, với cương vị là Phó Bí thư Chi đoàn, Võ Thanh Thảo đã cùng với Ban Chấp hành Chi đoàn khu phố 2 đề ra nhiều phong trào, hoạt động sôi nổi cho đoàn viên của chi đoàn, tổ chức nhiều hoạt động góp phần chăm lo an sinh xã hội,xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị tại địa phương. Chi đoàn khu phố 2 là một trong những chi đoàn mạnh, với nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo, qua đó giữ vững danh hiệu đơn vị xuất sắc nhiều năm liền.

Dẫn chứng 4

Đặng Trần Thủy Tiên: Sinh viên Đại học Ngoại thương; Dù mắc căn bệnh ung thư ác tính nhưng cô gái vẫn luôn tươi cười xinh đẹp và có suy nghĩ tích cực, đối mặt với cái chết để lấy lại sự sống.

Dẫn chứng 5

Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Nhưng với nghị lực phi thường. Nhà văn nữ đã mang đến 7 tập Harry Potter đến với thế giới. Sau đó Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Điều gì đến sẽ đến

Dẫn chứng 6

Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.

Dẫn chứng 7

Elizabeth Murray sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về sống có ích Tấm gương về sống có ích của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *