Bạn đang xem bài viết ✅ Dẫn chứng về lòng hiếu thảo Ví dụ về lòng hiếu thảo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn cùng tham khảo. Việc đưa dẫn chứng lòng hiếu thảo giúp bài viết thêm thuyết phục, hấp dẫn, không bị mơ hồ, lý thuyết suông và ghi điểm trọn vẹn trong phần làm văn nghị luận xã hội.

Hiếu thảo là tình yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ và những người thân trong gia đình, với hành động tôn trọng, chăm sóc và biết ơn. Đây là một truyền thống giá trị tốt đẹp mà mọi người trong xã hội Việt Nam cần phải có. Bên cạnh dẫn chứng về lòng hiếu thảo các bạn xem thêm dẫn chứng về tính kỷ luật.

Dẫn chứng lòng hiếu thảo – Mẫu 1

Câu chuyện về chàng Chữ Đồng Tử nhà nghèo, sống cùng cha mà hai cha con chỉ có một chiếc khố chia nhau dùng chung. Đến khi cha mất, trước khi đi ông có nói với Chữ Đồng Tử rằng: “Cha chết đi, con giữ lại cái khố mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê cười. Con cứ tang trần cho cha là được.” Ấy vậy nhưng chàng không nỡ tang trần cho cha nên đã dùng chiếc khố duy nhất để an táng cha yên nghỉ, còn mình thì ở trần, tiếp tục cuộc sống hàng ngày trước đây.

Tham khảo thêm:   Luật bầu cử đại biểu Quốc hội

Dẫn chứng lòng hiếu thảo – Mẫu 2

Cô bé Trịnh Thị Lan ở thôn Toán Thọ, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa dù còn nhỏ nhưng đã bươn chải chăm sóc mẹ và bà ngoại của mình. Em sinh ra đã không biết mặt cha, còn mẹ em bị bệnh tâm thần. Khi học Tiểu học, tan học là em lại vội chạy về làm việc nhà, chăm sóc mẹ. Hai mẹ con sống cùng với bà ngoại trong căn nhà xập xệ, dột nát. 10 tuổi, em đã bắt đầu làm công việc đồng áng, hết cấy gặt giúp người ta để kiếm gạo ăn đến lượm ve chai khắp nơi để kiếm tiền mua thuốc chăm sóc cho bà ngoại gần 90 tuổi và mẹ mình.
Em chăm sóc mẹ cẩn thận từng li từng tí. Có những lúc mẹ phát bệnh đi lang thang, em vội vàng đi tìm mà nước mắt lưng tròng. Cho đến giờ, 13 tuổi, Lan trở thành lao động chính trong gia đình. Vất vả cực nhọc là thế ấy nhưng em chưa bao giờ có ý định từ bỏ việc học của mình cả, vẫn luôn rất cố gắng trong học tập và trong cả cuộc sống.

Dẫn chứng lòng hiếu thảo – Mẫu 3

Những ngày tháng 10 năm 2015, người ta khó có thể nào quên được hình ảnh một cô bé mới chỉ có 9 tuổi ngược xuôi nơi hành lang bệnh viện Bạch Mai để lấy cơm, chăm sóc cho người cha của mình. Cô bé ấy tên là Tô Thị Bích Ngọc, đang học lớp 4, ở Ý Yên, Nam Định. Nhà có hai anh em, mẹ lại bị tâm thần, người anh đang học lớp 8 phải làm thêm ở chợ để lấy tiền đong gạo hàng ngày cho cả nhà. Còn em thì xin nghỉ học theo lên Hà Nội chăm sóc cha mình bị xơ gan, sỏi niệu quản. Mọi việc ông đều cần đến sự giúp đỡ của con gái mình. Ấy vậy nhưng lúc có thời gian, em lại mang sách ra hành lang ngồi đọc, em luôn hi vọng cha sớm khỏe mạnh, khát khao được quay trở lại trường học, tiếp tục ước mơ của mình.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1010/QĐ-TTg Danh mục đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn 2018

Dẫn chứng lòng hiếu thảo – Mẫu 4

Kho tàng ca dao Việt Nam ta có rất nhiều những câu nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

  • “Công cha như núi Thái Sơn
  • Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
  • Một lòng thờ mẹ kính cha
  • Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về lòng hiếu thảo Ví dụ về lòng hiếu thảo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *