Bạn đang xem bài viết ✅ Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn Ví dụ về tính khiêm tốn trong cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn bao gồm những ví dụ hay, những tấm gương tiêu biểu trong cuộc sống, văn học, xã hội về tính khiêm tốn. Qua đó, giúp các em lồng ghép vào bài văn Nghị luận về khiêm tốn của mình cho thêm sâu sắc.

Khiêm tốn

Khiêm tốn tạo động lực cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, coi thành công như là sự động viên mà không chủ quan. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều dẫn chứng về đức tính khiêm tốn hay, đặc sắc nhất:

Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn

1. Nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói: “Tôi chỉ là người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?” Là một nhà bác học vĩ đại nhưng ông luôn khiêm tốn trước lời khen ngợi, tung hô của người khác và luôn coi mình giống như những người bình thường khác, sống một cuộc sống giản dị và bình thường.

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 3 năm 2023 - 2024 sách i-Learn Smart Start Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3 (Có đáp án)

2. Bác Hồ là tấm gương sáng cho đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình bác luôn giữ cho mình một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù trên cương vị là một vị chủ tịch nhưng Bác vẫn ở trong ngôi nhà đơn sơ sử dụng đồ dùng giản dị, vẫn nuôi cá, trồng hoa như thú vui của bao người dân thường khác. Phong cách sống của Bác cũng rất đẹp và đúng mực, không bao giờ khoe tài, khoe giỏi, khoe đẹp trước mọi người.

3. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một nhà yêu nước vĩ đại, trọn đời yêu nước thương dân, hy sinh phấn đấu vì nước, vì dân. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, của Đảng, của dân tộc và nhân dân ta, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bác Tôn đã sống, chiến đấu và cống hiến trọn một đời cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản cho Tổ quốc, cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi: “Đồng chí Tôn Đức Thắng, là một người con rất ưu tú của Tổ quốc, là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng; suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Chúng ta – thế hệ trẻ ngày nay học được nhiều đức tính tốt đẹp của Bác Tôn kính yêu, một trong số đó không thể không nhắc đến đức tính khiêm tốn, giản dị và sống nghĩa tình. Đức tính giản dị khiêm tốn ấy được thể hiện từ việc Bác Tôn lựa chọn con đường làm thợ và dần dần trưởng thành trong phong trào công nhân, để rồi trở thành người cộng sản. Trước khi vào học trường Bá Nghệ, Bác Tôn đã có tay nghề thành thạo; Bác thường xuyên chăm sóc, giúp đỡ các anh em khác trong lớp, trong trường; Bác tận tâm chỉ dạy anh em học chung từng li từng tí, nhằm tránh những sai sót hư hỏng. Đó cũng là những đức tính mà ta cần phải học từ Bác, việc gì trong hiểu biết của mình, bản thân mình có thể giúp được thì nên dang đôi tay giúp người khác, hay những đồng nghiệp trong cùng đơn vị, từ đó cùng nhau tiến bộ.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 6 Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt

Biểu hiện của lòng khiêm tốn

+ Trong phát ngôn: luôn dùng từ giản dị, dễ hiểu, không nói nhiều về mình, không khoe khoang

+ Trong thái độ đối xử: không quá tự tin vào bản thân, luôn “ kính trên nhường dưới”, không dùng từ làm tổn thương người khác; nhẹ nhàng, biết lắng nghe nếu được góp ý.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn Ví dụ về tính khiêm tốn trong cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *