Bạn đang xem bài viết ✅ Dẫn chứng liên hệ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Liên hệ, mở rộng bài thơ Đất nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dẫn chứng liên hệ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là tài liệu cực kì hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12.

Trong quá trình phân tích tác phẩm Đất nước chúng ta thường có những so sánh, liên hệ, mở rộng với những tác phẩm khác cùng đề tài. Chính vì thế để làm mới phần so sánh, mở rộng các bạn học sinh hãy đưa các câu thơ, câu văn, nhận định liên hệ hay vào bài làm của mình nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng liên hệ Việt Bắc, dẫn chứng liên hệ Vợ chồng A Phủ, cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học.

Dẫn chứng liên hệ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Dẫn chứng 1

Khi nói đến niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử trong câu thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Ta có thấy Nguyễn Trãi cũng từng khẳng định điều ấy trong “Bình Ngô đại cáo”:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Dẫn chứng 2

Khi phân tích câu thơ “Đất Nước có trong những cái ngày xưa mẹ thường hay kể”. Để thấy được vai trò của những câu truyện cổ tích trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, chúng ta có thể liên hệ đến:

Tham khảo thêm:   Top ứng dụng xem tử vui hấp dẫn trên điện thoại

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm”

(“Truyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Dẫn chứng 3

Từ hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” ta có thể liên hệ đến ca dao:

“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài bối rối lòng anh”

Dẫn chứng 4

Khi phân tích nghĩa tình của cha mẹ trong câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” gợi ta nhớ đến lời ca dao quen thuộc, thấm đậm tình nghĩa thủy chung:

“Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Dẫn chứng 5

Nói đến nỗi nhớ trong câu thơ “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Ta có thể liên hệ đến nỗi nhớ trong “Sóng” – Xuân Quỳnh:

“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Hay nỗi nhớ mãnh liệt trong “Tương tư chiều” – Xuân Diệu:

“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”

Dẫn chứng 6

Từ hình ảnh thơ “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, còn làm ta nhớ đến những vần ca dao lay động lòng người, bồi hồi xao xuyến trước tình cảm chân thành của những trái tim đương thời say đắm:

“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên ai”

Dẫn chứng 7

Khi phân tích: “Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông/ Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Ta thấy: câu thơ ngầm ngợi ca dân mình đã gắn bó, đoàn kết dựng nước và giữ nước, bảo vệ từng tấc đất quê hương qua bốn nghìn năm lịch sử.

Tham khảo thêm:   Quyết định 05/2014/QĐ-TTg Công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công, viên chức

Ý thơ làm ta nhớ đến những lời cuối trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Dẫn chứng 8

Khi phân tích câu thơ “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước”, với tư tưởng trong ta luôn có một phần Đất Nước, ta có thể liên hệ đến tác phẩm “Quê hương” của Giang Nam:

“Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần máu thịt của em tôi”

Dẫn chứng 9

Hình ảnh so sánh “Đất Nước là máu xương của mình” gợi ta liên tưởng đến câu thơ:

“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

(“Sao chiến thắng” – Chế Lan Viên)

Dẫn chứng 10

Khi nói đến trách nhiệm của cá nhân đối với Đất Nước “Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Chúng ta có thể liên hệ đến những câu hát như:

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi rằng ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”

(Khát vọng tuổi trẻ)

Dẫn chứng 11

Hay liên hệ đến những khát vọng cống hiến trong bài “Tự nguyện”:

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Magic Chronicle Isekai và cách nhập

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ là một đoá hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”.

Dẫn chứng 12

Khi nói đến ý thức giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa, tinh thần của thế hệ trước cho thế hệ sau trong đoạn thơ: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng …. Có nội thù thì vùng lên đánh bại” ta có thể liên hệ đến “Báng súng” của Hoàng Trung Thông:

Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Ngày hôm nay viết tiếp ngày hôm qua”.

Từ ý thơ “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội” ta có thể liên tưởng đến câu ca dao:

“Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”

Dẫn chứng 13

Nói về tinh thần yêu nước, bất khuất của người Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm:

“Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ lâu dài”

Ta có thể liên hệ đến những câu ca dao ngợi ca tinh thần quật khởi của dân tộc:

“Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng liên hệ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Liên hệ, mở rộng bài thơ Đất nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *