Công xã Paris là chính quyền điều hành Paris trong một khoảng thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Công xã Pari là thành quả của nhân dân lao động dưới sự dẫn dắt của giai cấp vô sản.
Vậy hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Công xã Pari là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc.
1. Hoàn cảnh ra đời công xã Pa-ri
– Năm 1870, chiến tranh Pháp – Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.
– Ngày 2 – 9 – 1870, Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp – Bỉ).
– Được tin đó, ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. Đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
– Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
2. Ý nghĩa Công xã Pa-ri
Tuy chỉ tồn tại 72 ngày, nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa thực sự lớn lao :
– Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới
3. Sự thành lập Công xã Pa-ri
– Mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ở Véc-xai) >< nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bắt hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
– Ngày 18 – 3 – 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) – là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng cuối cùng chúng đã thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
– Ngày 26 – 3 – 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức – đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
4. Bài học kinh nghiệm
– Để thắng lợi cần phải:
+ Có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Liên minh với nông dân.
+ Kiên quyết trấn áp kẻ thù
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công xã Pari: Sự ra đời, tổ chức bộ máy Công xã Pari? Ôn tập Lịch sử 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.