Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 9810/2012/VPCP-KGVX Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN và quốc tế năm 2012 và giai đoạn 2013-2015 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 9810/2012/VPCP-KGVX về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN và quốc tế năm 2012 và giai đoạn 2013-2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành.

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——————-

Số: 9810/VPCP-KGVX
V/v kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
dạy các nghề trọng điểm cấp khu vực
ASEAN và quốc tế năm 2012
và giai đoạn 2013-2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012

Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Xét báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại văn bản số 87/BC-LĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2012 về việc kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN và quốc tế năm 2012 và giai đoạn 2013 – 2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có ý kiến như sau:

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần làm rõ sự cần thiết và hiệu quả của kế hoạch này, trong đó lưu ý các vấn đề sau đây:

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Project XL và cách nhập

1. Số lượng giáo viên cần đào tạo là bao nhiêu (báo cáo nêu là khoảng 3.000, còn số lượng cần đào tạo theo các năm cộng lại là 2.050); cơ sở khoa học của số lượng giáo viên và ngành nghề cần đào tạo là gì? Số giáo viên này sẽ làm việc ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề nào ở Việt Nam (có Danh sách các trường của Việt Nam cử giáo viên đi học).

2. Chi phí đào tạo phải trả cho các trường được xác định theo nguyên tắc nào? Cùng một loại nghề, đào tạo ở các nước khác nhau có chi phí khác nhau thì chọn thế nào? Đề nghị cung cấp khoảng chi phí đào tạo cho các nghề ở các trường thuộc 4 nước lựa chọn.

3. Các giáo viên được đào tạo về có điều kiện thiết bị và chương trình đào tạo tương ứng để đào tạo ở Việt Nam không (02 năm đầu cử giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài, mua sắm thiết bị đào tạo tương ứng cho các trường ở Việt Nam; 02 năm sau đào tạo ở trong nước do các giáo viên đã được đào tạo ở nước ngoài giảng dạy, có thể mời một số giáo viên nước ngoài tham gia).

4. Việc đào tạo trong nước tiến hành bằng ngôn ngữ gì, trình độ ngoại ngữ của giáo viên Việt Nam có đáp ứng yêu cầu không?

5. Tổ chức quản lý chương trình đào tạo này thế nào? Phân cấp cho các địa phương tham gia quản lý theo các nguyên tắc, quy định nào?

Tham khảo thêm:   Cách mở khóa cửa trong Smushi Come Home

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung trên trước ngày 15 tháng 12 năm 2012.

Văn phòng Chính phủ thông báo để quý Bộ biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– PTT Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
– Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Tổng cục Dạy nghề (thuộc Bộ LĐTBXH);
– VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Hữu Vũ, Trợ lý TTCP,
các Vụ: PL, QHQT, KTTH, Cổng TTĐT;
– Lưu: VT, KGVX(3),VM. 18

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

(đã ký)

Nguyễn Hữu Vũ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 9810/2012/VPCP-KGVX Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN và quốc tế năm 2012 và giai đoạn 2013-2015 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *