Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 8484/BGTVT-KHCN Hướng dẫn về việc thay thế biển báo giao thông ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn 8484/BGTVT-KHCN về việc hướng dẫn nội dung trong quá trình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT. Theo đó, lộ trình thay thế biển báo hiệu được thực hiện theo Khoản 89.2 Điều 89 Quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016. Nội dung chi tiết mời bạn đọc tham khảo và tải Công văn 8484/BGTVT-KHCN tại đây.

Công văn 8484/BGTVT-KHCN – Hướng dẫn về việc thay thế biển báo giao thông

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——–

Số: 8484/BGTVT-KHCN
V/v hướng dẫn một số nội dung trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2017

Kính gửi:

– Cục Cảnh sát Giao thông – C67, Bộ Công an
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
– Cục QLXD & CLCTGT;
– Các Vụ: KHCN, KCHTGT, ATGT, KHĐT, ĐTCT; PC;
– Các Cục Quản lý đường bộ: I, II, III, IV;
– Các Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Ban QLDA: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh;
– Các Nhà đầu tư các dự án BOT, BT;
– Viện Khoa học & Công nghệ GTVT;
– Tổng công ty ĐTPT đường cao tốc Việt Nam (VEC);
– Tổng công ty PTHT và ĐTTC Việt Nam (Vidifi);
– Tổng công ty ĐTPT& QLCDA HTGT Cửu Long (CIPM);
– Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI);
– Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDIS).
– Công ty TNHH MTV Tư vấn và Khảo sát thiết kế xây dựng (Tư vấn Trường Sơn);

Bộ Giao thông vận tải nhận được công văn số 2203/TCĐBVN-ATGT ngày 19/4/2017 và công văn số 3707/TCĐBVN-ATGT ngày 22/6/2017 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc hướng dẫn một số nội dung trong quá trình triển khai Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh viết về một lần em bị ốm (4 Mẫu) Viết một đoạn văn bằng tiếng Anh nói về một lần bị bệnh của em

Trên cơ sở thông báo kết luận số 210/TB-BGTVT ngày 12/6/2017 kết luận cuộc họp về một số dung vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện QCVN 41:2016/BGTVT, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:

1. Ngày 08/4/2016, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT quy định Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2016) thay thế QCVN 41:2012/BGTVT. Trong thời gian vừa qua, việc ban hành Quy chuẩn 41:2016/BGTVT đã góp phần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATGT và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam, quá trình thực hiện về cơ bản thuận lợi, tháo gỡ nhiều bất cập, được các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông và nhân dân ủng hộ cao.

Bên cạnh đó, một số nội dung được một số cơ quan, đơn vị phản ánh cần phải giải thích, hướng dẫn rõ hơn để thống nhất, tránh gây hiểu lầm giữa người tham gia giao thông và các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm.

2. Bộ Giao thông vận tải có hướng dẫn chi tiết một số nội dung trong quá trình triển khai QCVN 41:2016/BGTVT như sau:

– Về kích thước biển báo.

– Về giải thích từ ngữ “đường cao tốc”.

– Về quy định biển trên giá long môn, cột cần vươn đối đường “rộng”.

– Về quy định đặt biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm.

– Về hiệu lực của biển số R.420 “Khu đông dân cư”.

– Về cách bố trí biển số R.412 “Làn đường dành riêng cho từng loại xe”.

– Về thứ tự lắp đèn và màu sắc của đèn, mũi tên trên đèn tín hiệu.

– Về báo hiệu tuyến xe buýt nhanh BRT.

– Về lộ trình thay thế biển báo hiệu.

(Các nội dung hướng dẫn chi tiết kèm theo Phụ lục)

Tham khảo thêm:   Thông tư số 72/2010/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn

3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát hệ thống biển báo trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý để lập kế hoạch điều chỉnh, bổ sung và tiến hành bổ sung, thay thế hệ thống báo hiệu đảm bảo đồng bộ, thống nhất, phù hợp với Quy chuẩn 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016.

4. Các Nhà đầu tư, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và các đơn vị Tư vấn thiết kế nghiên cứu các nội dung hướng dẫn và các quy định của QCVN 41:2016/BGTVT để triển khai công tác thiết kế, thẩm định, phê duyệt và triển khai xây dựng, thi công và hệ thống báo hiệu tại các công trình giao thông theo đúng quy định hiện hành.

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các nội dung nêu trên, đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông;
– Lưu: VT, KHCN (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Trường

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ QCVN 41:2016/BGTVT.
(Kèm theo công văn số 8484/BGTVT-KHCN ngày 31/7/2017 của Bộ GTVT)

1. Về kích thước biển báo.

– Kích thước biển báo trong các điều kiện địa hình khó khăn chật hẹp (dải phân cách, lề hẹp hoặc để tránh gây cản trở tầm nhìn) cho phép điều chỉnh kích thước theo Khoản 16.5, Điều 16 của Quy chuẩn 41:2016/BGTVT. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn để đồng bộ trên toàn đoạn tuyến có chiều rộng mặt đường như nhau nhưng có đoạn có dải phân cách có đoạn không có dải phân cách, hoặc các đoạn ngắn xen kẹp thì kích thước biển báo được bố trí giống nhau theo hướng thuận tiện cho việc quan sát của người tham gia giao thông và mỹ quan.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải

– Kích thước biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo trên đường cao tốc được sử dụng hệ số 2 (theo quy định tại Điều 16 của Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).

2. Về giải thích từ ngữ “đường cao tốc” tại mục 3.1, Điều 3, QCVN 41:2016/BGTVT: “Đường cao tốc là đường dành riêng cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật giao thông đường bộ”

Nội dung này đã được tổng hợp theo quy định tại Điều 3 và Điều 26 trong Luật Giao thông đường bộ 2008. Do đó, nội dung này không trái với Luật Giao thông đường bộ 2008.

3. Về quy định biển trên giá long môn, cột cần vươn đối đường “rộng”.

Khoản 20.6 Điều 20 nêu: “Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy’’.

Xuất phát từ thực tiễn, đối với một số tuyến đường có thể lắp đặt biển báo trên giá long môn hoặc cột cần vươn hoặc đặt thêm biển bên tay trái theo chiều đi để người tham gia giao thông dễ dàng tiếp cận thông tin, tạo thuận lợi cho việc lưu thông. Việc lắp đặt này là không bắt buộc đối với tất cả những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên mà tùy thuộc vào nguồn lực kinh phí, mức độ cần thiết mà có thể lắp đặt thêm hoặc không (chẳng hạn, nếu đường vắng, mật độ giao thông thấp nguồn kinh phí khó khăn thì không cần thiết).

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 8484/BGTVT-KHCN Hướng dẫn về việc thay thế biển báo giao thông của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *