Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 795/QLCL-CL1 Xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 795/QLCL-CL1 về xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-

Số: 795/QLCL-CL1
V/v xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013

Kính gửi:

– Các Doanh nghiệp CBTS xuất khẩu vào Nhật Bản;
– Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1-6.

Theo thông tin do Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cung cấp, sau nhiều cố gắng nỗ lực đề nghị từ phía Cơ quan thẩm quyền Việt Nam, ngày 15/05/2013, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã điều chỉnh giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL) của Trifluralin trong thủy sản từ 0,001 ppm lên 0,5 ppm. Quy định này có hiệu lực từ 15/05/2013.

Ngoài ra, trong tháng 4/2013, Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã cảnh báo liên tiếp 05 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia nhập khẩu vào Nhật Bản về chỉ tiêu Benzalkonium chloride (BKC). Theo quy định của Nhật Bản, BKC không được phép sử dụng trong sản xuất thủy sản/ thực phẩm và có mức giới hạn mặc định là 0,01 ppm. Hiện nay, tại Việt Nam, BKC nằm trong danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (Thông tư số 25/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/06/2012) với công dụng diệt các loài vi khuẩn, nguyên sinh động vật, nấm trong nước ao nuôi và sát trùng dụng cụ nuôi, bể ương.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn tải và trải nghiệm sớm Diablo 2: Resurrected

Do đó, Cục yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau:

1. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản:

– Cập nhật quy định của Nhật Bản về MRL của Trifluralin trong thủy sản để điều chỉnh các biện pháp kiểm soát phù hợp khi xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản;

– Chủ động nhận diện và kiểm soát mối nguy BKC trong sản xuất các sản phẩm thủy sản nuôi xuất khẩu vào Nhật Bản để tránh các vướng mắc xảy ra khi lô hàng bị cảnh báo.

2. Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng:

– Phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

– Cập nhật quy định của Nhật Bản nêu trên để phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các lô hàng thủy sản sản xuất khẩu vào Nhật Bản.

Yêu cầu các đơn vị lưu ý thực hiện.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để b/c);
– TT. Nguyễn Thị Xuân Thu (để b/c);
– Tổng cục Thủy sản;
– Cục trưởng ( để b/c);
– Cơ quan QLCL Trung bộ, Nam bộ;
– VASEP;
– Phòng QLKN;
– Lưu VT, CL1.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Bích Nga

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 795/QLCL-CL1 Xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Thông tư 24/2021/TT-BGTVT Các khoản mục chi phí bảo trì công trình hàng không

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *