Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 591/LĐTBXH-BTXH Hướng dẫn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 13/02/2019, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 591/LĐTBXH-BTXH năm 2019 về tăng cường thực hiện trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Công văn tại đây.

Nội dung Công văn 591/LĐTBXH-BTXH

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 591/LĐTBXH-BTXH
V/v tăng cường triển khai thực hiện trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2019

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, công văn số 2144/LĐTBXH-BTXH ngày 01/6/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Đề án số 488, tính đến nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch thực hiện đề án (còn 4 tỉnh Cao Bằng, Nam Định, Quảng Nam, Kiên Giang đang xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt); nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách trợ giúp xã hội đặc thù, trong đó có mở rộng đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 270.000 đồng lên 300.000 đồng đến 405.000 đồng (Chi tiết xem các văn bản tại website http://btxh.gov.vn).

Tham khảo thêm:   Giáo án Giáo dục thể chất 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDTC 7 năm 2023 - 2024

Để thực hiện tốt Điều 34 Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành thực hiện các nội dung sau:

1. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”

a) Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, khả năng nguồn lực của địa phương xem xét quyết định mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, tăng mức trợ cấp xã hội dựa trên nhu cầu tối thiểu của con người, theo vòng đời và theo quy định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; trợ giúp khẩn cấp dựa trên mức độ thiệt hại, mức độ tổn thương, hoàn cảnh cụ thể và khả năng khắc phục rủi ro của cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nạn nhân của bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em bị mua bán.

b) Thực hiện sắp xếp, kiện toàn và phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, địa phương; phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có; quan tâm đầu tư nâng cấp các cơ sở trợ giúp xã hội công lập để có đủ điều kiện trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Xây dựng mô hình cơ sở trợ giúp xã hội toàn diện để trợ giúp cho các đối tượng có nhu cầu, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tham khảo thêm:   Truyện Quả bầu tiên (Có file nghe MP3) Sự tích Quả bầu tiên

c) Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội, dựa vào nhu cầu của người dân, công khai, minh bạch, bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các văn bản có liên quan khác.

d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chính sách, phê duyệt đối tượng, chi trả trợ cấp, trợ giúp xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội của địa phương thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia; đổi mới phương thức chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng.

đ) Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn bảo đảm không bỏ sót đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

e) Đối với những tỉnh, thành phố chưa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án số 488, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành liên quan khẩn trương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án số 488.

2. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách địa phương theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch thực hiện Đề án, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố dự toán ngân sách gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước phê duyệt; lồng ghép với dự án phát triển trợ giúp xã hội đối với đối tượng yếu thế thuộc Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2020 và các chương trình, đề án về trợ giúp xã hội khác.

Tham khảo thêm:   Cách thêm ổ cắm vào vật phẩm trong Diablo 2 Resurrected

Giai đoạn 2019 – 2020, kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, cộng tác viên, gia đình đối tượng; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở trợ giúp xã hội và mô hình cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện được thực hiện lồng ghép với các chương trình, đề án: chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm thần, phát triển nghề công tác xã hội đến năm 2020. Từ năm 2021, các nội dung này được bố trí dự toán từ ngân sách nhà nước theo đề án này.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả triển khai về Bộ trước ngày 30/9/2019 để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng.

Trong quá trình tổ chức, triển khai kế hoạch thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để giải đáp, hướng dẫn./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Bộ TC, Bộ KHĐT (để phối hợp);
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
– Lưu: VT, BTXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 591/LĐTBXH-BTXH Hướng dẫn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *