Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 5651/BGDĐT-TĐKT Hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2020 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 16/12/2019, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 5651/BGDĐT-TĐKT về việc triển khai xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 15 năm 2020. Sau đây là nội dung chi tiết Công văn, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 5651/BGDĐT-TĐKT
V/v triển khai xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT lần thứ 15 năm 2020

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019

Kính gửi:

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” (sau đây gọi tắt là Nghị định số 27), Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (NGND, NGƯT) lần thứ 15 năm 2020 như sau:

I. Quy định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 15 năm 2020

1. Công tác xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 15 năm 2020 thực hiện đúng theo các quy định tại Nghị định số 27 và Công văn này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai Nghị định số 27 và Công văn này bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và tự nguyện; chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, nhà giáo là nữ, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc ít người, nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xét tặng cần thực hiện đúng đối tượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và thời gian quy định.

3. Thời gian nộp hồ sơ

a) Trước ngày 20 tháng 3 năm 2020:

– Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng Đại học quốc gia, Hội đồng đại học vùng, và Hội đồng cơ sở trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp hồ sơ về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

b) Trước ngày 20 tháng 4 năm 2020, Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THCS Hoàng Hoa Thám, Lào Cai năm 2017 (Có đáp án) Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán

II. Một số vấn đề lưu ý trong quá trình xét tặng

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có quyết định nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2017 cho đến thời điểm đề nghị xét tặng, thuộc đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2020. Tiêu chuẩn thành tích liền kề năm đề nghị xét tặng là thành tích liền kề năm có quyết định nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Các nhà giáo đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 27 khi có hợp đồng giảng dạy cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập và tham gia xét tặng danh hiệu thi đua hằng năm.

3. Tại thời điểm đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại địa bàn nào thì áp dụng tiêu chuẩn xét tặng tại địa bàn đó; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng nào thì áp dụng tiêu chuẩn xét tặng của đối tượng đó.

4. Danh hiệu NGND được xét tặng cho các nhà giáo đã được phong tặng danh hiệu NGƯT và sau đó tiếp tục đạt được các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định số 27. Riêng quy định tại Khoản 5 Điều 8 được áp dụng cho toàn bộ quá trình công tác của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

5. Danh hiệu NGND, NGƯT là danh hiệu vinh dự nhà nước nhằm tôn vinh các giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy. Cán bộ quản lý giáo dục có đủ số năm trực tiếp giảng dạy mới đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Thời gian làm cán bộ quản lý giáo dục nhưng vẫn tham gia giảng dạy kiêm nhiệm được tính là thời gian công tác trong ngành giáo dục nhưng không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.

6. Thời gian giảng dạy hợp đồng của nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền ký theo quy định của pháp luật được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.

7. Trong cùng 01 năm, nhà giáo đạt danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp cơ sở và chiến sĩ thi đua cơ sở thì chỉ tính 01 thành tích. Trong cùng 01 năm nhà giáo đạt danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cơ sở và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, Bộ, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ thì được tính 01 thành tích cấp cơ sở và 01 thành tích cấp tỉnh, Bộ.

8. Tiêu chuẩn thành tích nhà giáo trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh, sinh viên đoạt huy chương hoặc đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế do cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

Tham khảo thêm:   Đọc: Sự tích con rồng cháu tiên - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 9

9. Thành tích năm liền kề năm đề nghị xét tặng là thành tích đạt được trong năm học 2018-2019 đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc diện xét khen thưởng theo năm học và năm 2019 đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc diện xét khen thưởng theo năm công tác.

10. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền theo các quy định của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Người tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành có quyết định phân công của người có thẩm quyền thì được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến, đề tài cấp tỉnh, Bộ.

11. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt được thành tích đủ điều kiện thay thế tiêu chuẩn sáng kiến theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3, Điều 10 Nghị định số 27 thì mỗi thành tích được tính thay thế 01 sáng kiến.

12. Tiêu chuẩn “tác giả chính 02 sách chuyên khảo” được hiểu là chủ biên hoặc đồng chủ biên sách chuyên khảo có từ 02 tác giả trở lên.

13. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm khai đủ thông tin theo mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định số 27. Trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có thành tích thay thế thì nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người có trách nhiệm giúp Hội đồng tóm tắt thành tích hồ sơ cá nhân phải ghi rõ thành tích đó thay thế cho tiêu chuẩn thành tích nào.

14. Trường hợp đơn vị có người đứng đầu và các cấp phó của người đứng đầu cùng tham gia đề nghị xét phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT thì người đứng đầu đơn vị trước khi ký quyết định thành lập Hội đồng có văn bản đề nghị cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cử người làm Chủ tịch Hội đồng.

15. Bỏ thành phần Chủ tịch công đoàn ngành giáo dục cấp huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng cấp huyện đối với các địa phương đã hoàn thành sắp xếp lại công đoàn giáo dục cấp huyện theo Công văn số 704/HD-TLĐ ngày 12/5/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

16. Khi đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, Hội đồng cấp tỉnh, Bộ xin ý kiến Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Ban cán sự Đảng bộ, ngành trước khi nộp hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Thi đua – Khen thưởng).

17. Về hồ sơ:

– Hồ sơ Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên xếp theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 27, gồm: Tờ trình, Danh sách, Báo cáo tóm tắt thành tích, Biên bản họp Hội đồng và Hồ sơ cá nhân (lưu ý: Hồ sơ cá nhân xếp và đánh số thứ tự theo số thứ tự của Danh sách quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 27).

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Đề cương cuối kì 1 Hóa 10 sách KNTT, CTST, CD

– Hồ sơ cá nhân không đóng quyển và xếp theo thứ tự quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 27, gồm: Bản khai thành tích cá nhân và các tài liệu minh chứng kèm theo (lưu ý: Lập danh mục các tài liệu minh chứng và đánh số theo thứ tự hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 27).

– Tổ thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ báo cáo Hội đồng, trong đó cần nêu rõ các thành tích, số liệu theo tiêu chuẩn xét tặng quy định tại Điều 8, 9 Nghị định số 27 (Mẫu tóm tắt thành tích gửi kèm).

– Dòng cuối cùng của trang 10, Phụ lục II được hiểu là “11. Ghi rõ số phiếu tín nhiệm của quần chúng trên tổng số quần chúng tham gia họp; số phiếu đồng ý của thành viên hội đồng trên tổng số thành viên hội đồng có tên trong quyết định thành lập và chia tỷ lệ %”.

18. Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng: Các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng dự toán đề nghị cấp có thẩm quyền cấp kinh phí cho hoạt động xét tặng của Hội đồng và tiền thưởng kèm theo danh hiệu NGND, NGƯT theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 27.

Trên đây là hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 15 năm 2020. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Đ/c Ngô Thị Thu Hương, ĐT 024.38695144, số máy lẻ 446) hoặc qua email: [email protected] để được giải đáp.

Nơi nhận:
– Như trên;

– Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
– Ban TĐKT Trung ương (để phối hợp);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Sở GDĐT (để thực hiện);
– Các Đại học Quốc gia, các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ, trường trung cấp (để thực hiện);
– Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GDĐT (để thực hiện);
– Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, TĐKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 5651/BGDĐT-TĐKT Hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *