Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 5522/BYT-MT Mẫu kế hoạch, cam kết phòng, chống dịch Covid-19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 12/07/2021, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 5522/BYT-MT về mẫu kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 cho cơ sở sản xuất kinh doanh và mẫu cam kết phòng, chống dịch tại khu nhà trọ cho người lao động. Vậy sau đây là biểu mẫu về phòng, chống dịch Covid-19 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Nội dung Công văn 5522/BYT-MT

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 5522/BYT-MT
V/v mẫu kế hoạch PCD COVID-19 cho CSSXKD và mẫu cam kết PCD tại khu nhà trọ cho người lao động.

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2021

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đã ban hành Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động và Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 về việc hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD) và khu công nghiệp. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát tại các tỉnh, thành phố cho thấy các CSSXKD vẫn chưa xây dựng được kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp nghi mắc/ mắc COVID-19 tại nơi làm việc theo đúng quy định và chưa phù hợp với thực tế của các CSSXKD. Nhiều địa phương chưa triển khai các quy định phòng chống dịch tại khu nhà trọ cho người lao động.

Để thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các CSSXKD và các địa phương trong việc chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp nghi mắc/mắc COVID-19 (sau đây gọi là mẫu kế hoạch), Bộ Y tế đã xây dựng mẫu kế hoạch dành cho CSSXKD (Phụ lục 1) và mẫu cam kết dành cho công tác phòng, chống dịch tại nhà trọ của người lao động (Phụ lục 2) để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hướng dẫn cụ thể cho các CSSXKD và các đơn vị.

Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phổ biến và triển khai hướng dẫn mẫu kế hoạch cho các CSSXKD thuộc địa bàn quản lý và mẫu cam kết dành cho công tác phòng, chống dịch tại nhà trọ của người lao động cho chính quyền cấp cơ sở để thực hiện phù hợp với tình hình thực tế và quy định của địa phương.

Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ Bộ Y tế (Phòng Quản lý sức khỏe lao động, Cục Quản lý môi trường y tế; điện thoại 024 3227 2855).

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:
– Như trên;

– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– PTTg. Vũ Đức Đam (để b/c);
– Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
– Các đ/c Thứ trưởng;
– Bộ LĐTBXH; Bộ Công thương; Tổng LĐLĐVN;
– SYT, TT KSBT 63 tỉnh/thành phố;
– Các Viện: SKNNMT, YTCC TP.HCM, Pasteur Nha Trang, Pasteur Tp.HCM; VSDT Tây Nguyên;
– Lưu: VT, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Xuân Tuyên

CÔNG TY ……
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………/KH-………….

………., ngày tháng năm 202…

MẪU KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19

(Kèm theo Công văn số /BYT-MT ngày tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế)

Căn cứ Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và các văn bản chỉ đạo liên quan;

Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp.

Căn cứ…………………………………………………………….……………….

Đơn vị/Doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị cụ thể như sau:

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp:………………………………………………..……

2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh:…………………………………..

3. Mã số thuế:……………………………………………………………….

4. Tổng số người lao động:…………………………………….……….

– Số người lao động tại địa phương:……………………………………

– Số người lao động ngoại tỉnh: …………………………………………

– Số người lao động lưu trú tại nhà trọ trên địa bàn

– Số người lao động lưu trú tại ký túc xá của đơn vị: …………….

– Số người lao động ký hợp đồng dài hạn: ……………………..…

– Số người lao động ký hợp đồng ngắn hạn: …………………..…

– Số người lao động ký hợp đồng làm với nhiều đơn vị:………..

– Số người lao động là người nước ngoài:………………………..

5. Số người lao động và diện tích theo từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/ vị trí làm việc (đính kèm sơ đồ mặt bằng các khu vực sản xuất):

– Phân xưởng 1: ………………….diện tích……………….

– Phân xưởng 2 :…………………. diện tích……………….

– Phân xưởng 3: …………………. diện tích……………….

– ……………………………………………………………….

– Tổng diện tích của đơn vị:…………………………………

6. Các thông tin khác:

– Thời gian làm việc (ca):……………………………………

– Tổng diện tích nhà ăn:……………………Số người lao động/ca ăn: …..

– Số người lao động sử dụng phương tiện đưa đón của đơn vị:…………

7. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị:

– Họ và tên: …………………………………………………………

– Số điện thoại: …………………………………………………….

– Email: …………………………………………………………….

– Trình độ chuyên môn: ………………………………………..

– Chức vụ và vị trí công tác:………………………………….

8. Bộ phận y tế:

8.1. Đối với đơn vị có bộ phận y tế

Tổng số cán bộ y tế: ………………………………………………

Cán bộ phụ trách công tác y tế:

– Họ và tên: …………………………………………………….…..

– Số điện thoại: ………………………………………………….….

– Email: ………………………………………………………….…..

– Trình độ chuyên môn: ………………………………………….

8.2. Đối với đơn vị có ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe cho người lao động

– Tên đơn vị ký hợp đồng:…………………………………..

– Địa chỉ của đơn vị ký hợp đồng:………………………….

– Tổng số cán bộ y tế: …………………………………………..

– Tên cán bộ phụ trách công tác y tế:

+ Họ và tên: ……………………………………………………….

+ Số điện thoại: ……………………………………………..…….

+ Email: ……………………………………………………………

+ Trình độ chuyên môn: ……………………………………….

B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung:

– Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc, mắc COVID-19 tại đơn vị.

– Đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2. Mục tiêu cụ thể:

– Khi chưa ghi nhận trường hợp bệnh: Thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch, đánh giá nguy cơ, tổ chức diễn tập các tình huống, phát hiện sớm người lao động có nguy cơ lây nhiễm.

– Khi xuất hiện các trường hợp bệnh trong đơn vị: Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra toàn đơn vị. Đảm bảo vệ sinh khử khuẩn môi trường tại đơn vị.

– Khi có dịch bệnh lây lan trong cơ sở lao động: Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch lan trong cơ sở lao động và lan ra cộng đồng.

3. Yêu cầu:

Lãnh đạo, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc covid-19 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID 19 tại đơn vị.

C. XÁC ĐỊNH NGUY CƠ LÂY NHIỄM COVID-19

1. Các vị trí có tập trung đông người tại đơn vị (cổng ra vào, thang máy, phòng họp, phòng ăn, khu vực làm việc theo dây chuyền, khu vực khép kín có sử dụng điều hòa, khu vực để xe chung…):

– Vị trí 1: ……………………………………………………..

– Vị trí 2: ……………………………………………………..

– ……………………………………………………………..

2. Các vị trí thường xuyên tiếp xúc cần tăng cường vệ sinh khử khuẩn tại đơn vị (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, ATM, máy bán hàng tự động, cây uống nước, điện thoại, máy tính, nút bấm điều khiển dùng chung, micro, nút bấm micro, mặt bàn làm việc…).

– Vị trí 1: ……………..

– Vị trí 2: ……………..

– …………………….

3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ/nhà thầu của đơn vị (cung cấp suất ăn, lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển, đưa đón chuyên gia, NLĐ, ngân hàng, điện lực, thu gom và xử lý rác thải, hậu cần, sửa chữa, bảo dưỡng cấp thoát nước…).

– Nhà thầu 1: ………………………… Số lượng người:……………..

– Nhà thầu 2: ………………………… Số lượng người:.…………….

– Nhà thầu 3: ………………………… Số lượng người:……………..

– ……………………………………………………………………….

4. Phương tiện đưa đón người lao động (nếu có).

– Số lượng xe: ………………..

– Số lượng người được đưa đón:…………

5. Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực lưu trú của người lao động và trên địa bàn của đơn vị.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022 - 2023 9 Đề Văn giữa kì 2 lớp 9 (Có đáp án)

– Theo dõi và cập nhật hàng ngày….(số trường hợp F0, F1, F2…)

D. BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI ĐƠN VỊ:

1. Ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo (Mẫu số 1 Phụ lục 1), thành phần bao gồm:

– Trưởng ban: Giám đốc đơn vị

– Thường trực: Bộ phận y tế

– Thành viên khác: đại diện các phòng ban, nhân sự, vật tư, công đoàn/tổ chức đại diện người lao động, tổ trưởng tổ sản xuất/phân xưởng, an toàn vệ sinh viên…

– Phân công chi tiết nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo đối với từng nội dung trong công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.

2. Ban chỉ đạo có quy chế họp định kỳ hoặc khẩn cấp theo tình hình dịch.

3. Thường xuyên được cập nhật thông tin về tình hình dịch trên trang Website của Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu) và trang thông tin điện tử địa phương.

4. Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động và khách đến làm việc đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

5. Ký cam kết về thực hiện các quy định về phòng, chống dịch với Ban quản lý khu công nghiệp/ UBND cấp huyện theo mẫu số 3 tại Phụ lục 1.

6. Yêu cầu người lao động và các đơn vị cung cấp dịch vụ (ăn uống, đưa đón người lao động và các dịch vụ khác) ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với đơn vị theo mẫu số 2,4,5,6 tại Phụ lục 1.

7. Thực hiện tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật trên bản đồ an toàn COVID-19.

8. Tổ chức tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch của đơn vị theo mẫu số 7 tại Phụ lục 1.

9. Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

10. Đề xuất các biện pháp khắc phục.

E. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI ĐƠN VỊ

1. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo phòng, chống dịch theo quy mô, đặc thù của đơn vị và số người lao động.

– Phòng cách ly y tế tạm thời (tại vị trí nào, bao gồm những trang thiết bị gì). Rà soát, phân luồng lối đi riêng đến phòng cách ly y tế tạm thời.

– Điểm kiểm soát thân nhiệt tại cổng ra vào, điểm quét mã QR code.

– Rà soát và bổ sung điểm rửa tay với xà phòng/ sử dụng sát khuẩn tay nhanh tại các vị trí có nguy cơ cao.

– Lắp đặt camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, nhà ăn, khu vực công cộng.

– Ký hợp đồng với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh khử khuẩn khi có trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị.

2. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch theo quy mô, đặc thù của đơn vị và số người lao động.

– Khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay, bộ quần áo chống dịch

– Nhiệt kế không tiếp xúc

– Máy đo thân nhiệt tự động với số lượng từ 200 người lao động trở lên/ ca làm việc.

– Dung dịch sát khuẩn tay, hóa chất khử khuẩn, dụng cụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy.

– Tài liệu/ phương tiện truyền thông, camera giám sát

– Test kháng nguyên nhanh (có thể ký hợp đồng với đơn vị có khả năng thực hiện).

– Vắc xin tiêm cho người lao động

– Trang thiết bị phục vụ họp/điều hành công việc trực tuyến.

– Bố trí tăng cường quạt thông gió tại nơi làm việc.

3. Quản lý người lao động và khách đến làm việc

3.1. Khách đến làm việc:

– Thực hiện khai báo y tế theo quy định hiện hành. Bộ phận tiếp nhận phiếu khai báo y tế kiểm tra địa điểm đối tượng đã di chuyển trong vòng 14 ngày qua, nếu người khai đã đi qua vùng dịch (được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố và của Bộ Y tế) phải báo ngay cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị.

– Kiểm tra nhiệt độ, việc đeo khẩu trang và yêu cầu sát khuẩn tay

– Đơn vị lưu hồ sơ (người tiếp xúc, bộ phận, thời gian, vị trí tiếp xúc).

Lưu ý: Nếu khách hàng đến liên hệ công tác có đi qua vùng dịch phải đảm bảo đã đủ thời gian cách ly. Nếu chưa đủ thời gian cách ly, hướng dẫn đưa vào phòng cách ly y tế tạm thời. Báo cáo với cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại đơn vị; liên hệ Trung tâm Y tế địa phương để có phương án giải quyết.

3.2. Người lao động:

– Lập danh sách người lao động bao gồm đầy đủ thông tin về nhà trọ, nơi lưu trú.

– Yêu cầu người lao động:

+ Tuân thủ 5K, cài đặt ứng dụng Bluzone, khai báo y tế bắt buộc theo quy định.

+ Ký cam kết với người sử dụng lao động theo mẫu số 2 tại Phụ lục 1.

+ Báo cáo cho người sử dụng lao động/ cán bộ đầu mối công tác phòng, chống dịch của đơn vị khi đi/đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao trong vòng 14 ngày (được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố và của Bộ Y tế).

+ Nếu người lao động thuộc diện F1, F2 (tại địa phương cư trú) báo cáo với cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại cơ sở lao động, phối hợp khoanh vùng truy vết tại cơ sở lao động.

+ Các trường hợp người lao động bị cách ly, cần thông báo tình hình sức khỏe hàng ngày về cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại đơn vị.

+ Người lao động nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở… không được đến nơi làm việc, phải khai báo với nhà quản lý và đi khám bệnh. Chỉ đi làm khi hết các triệu chứng.

– Sắp xếp người lao động cố định theo phân xưởng, ca làm việc và khi đưa đón người lao động.

– Rà soát, sắp xếp và tổ chức công việc tại nơi làm việc đảm bảo khoảng cách, giãn cách theo quy định. Có cơ chế cho phép người lao động làm việc tại nhà.

– Xây dựng kế hoạch lấy mẫu định kỳ hàng tuần cho người lao động theo quy định.

– Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho người lao động.

4. Phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong khu vực làm việc, sản xuất.

– Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện ở các khu vực ra/vào các xưởng và cửa ra vào của các phòng làm việc. Đối với các bộ phận có tiếp xúc với nhiều người: Lắp đặt hệ thống vách ngăn trong suốt; Bố trí dung dịch sát khuẩn tay.

– Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sự kiện, hoạt động tập trung đông người dưới hình thức trực tuyến (online) hoặc tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch khi tổ chức các cuộc họp.

– Tùy theo thiết kế nhà xưởng, văn phòng mà thực hiện tăng cường thông khí bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong phòng kín, sau khi kết thúc ngày làm việc phải mở cửa tạo sự thông thoáng.

– Thực hiện đeo khẩu trang đối với 100% người lao động trong suốt thời gian làm việc, ca sản xuất.

– Khi có quy định giãn cách xã hội của Chính phủ hoặc Ban Chỉ Đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng/ mật độ người tập trung tại phân xưởng phải tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó.

5. Phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong khu vực công cộng của đơn vị

Các khu vực công cộng của đơn vị bao gồm: quán cà phê, thư viện, phòng vắt sữa cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ, phòng tập thể thao, máy rút tiền tự động ATM, bình nước uống công cộng, máy bán hàng tự động, thang máy, thang bộ…

– Tại khu vực công cộng phải thực hiện các biện pháp an toàn nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm như:

+ Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện và xà phòng tại các vòi rửa tay.

+ Vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày đối với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng ….

+ Dán các hình ảnh, bích chương/áp phích truyền thông như thông điệp 5K, Các thời điểm cần rửa sạch đôi tay, Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách…. tại các khu vực dễ nhìn.

– Khi có quy định giãn cách xã hội của Chính phủ hoặc Ban Chỉ Đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng người tập trung tại từng khu vực công cộng phải tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó và dừng hoạt động của quán cà phê, thư viện, phòng tập thể thao.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch khi tổ chức ăn ca tại đơn vị.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở

6.1. Đối với đơn vị ký hợp đồng cung cấp suất ăn:

– Ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 giữa đơn vị và đơn vị cung cấp suất ăn theo mẫu số 4 tại Phụ lục 1.

– Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

6.2. Tổ chức bữa ăn ca đảm bảo phòng, chống dịch:

– Bố trí suất ăn riêng

– Đảm bảo việc rửa tay trước và sau khi ăn:

+ Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn tại nhà ăn. Đảm bảo bồn rửa tay luôn có đủ nước và xà phòng.

+ Có biện pháp giám sát, nhắc nhở đảm bảo tỉ lệ 100% người lao động rửa tay trước và sau khi ăn.

+ Có poster hướng dẫn 06 bước rửa tay, phòng chống dịch tại bồn rửa tay, nhà ăn.

– Vệ sinh khử khuẩn:

+ Người lao động di chuyển vào/ ra nhà ăn trật tự, giữ khoảng cách, hạn chế việc tiếp xúc giữa các người lao động.

+ Vệ sinh khử khuẩn bàn ăn, vách ngăn bàn ăn sau mỗi ca ăn.

+ Thực hiện giám sát việc vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, kiểm tra nồng độ dung dịch khử khuẩn được pha đúng qui định.

+ Hạn chế sử dụng tiền mặt và phiếu ăn.

– Mật độ nhà ăn:

+ Theo khuyến cáo 1 người/m2.

+ Người sử dụng lao động căn cứ trên số người lao động và diện tích nhà ăn tiếp tục thực hiện giãn ca ăn, đảm bảo giãn cách, tăng thông khí, lắp đặt vách ngăn, bố trí chỗ ngồi ăn ca cố định, so le, lệch giờ…..Lắp camera giám sát phục vụ truy vết .

+ Khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn tại chỗ. Hạn chế người lao động tự túc ăn ở bên ngoài.

– Đảm bảo giãn cách, tăng thông khí, lắp đặt vách ngăn, bố trí chỗ ngồi ăn ca cố định, so le, lệch giờ, camera giám sát.

– Bố trí khu vực rửa tay trước và sau khi ăn.

– Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn ngay sau mỗi lượt người lao động ăn, uống.

– Có biện pháp hạn chế sử dụng tiền mặt hoặc phiếu ăn để trả tiền ăn.

7. Tổ chức đưa đón người lao động phải đảm bảo phòng, chống dịch:

7.1. Đối với người sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân hoặc công cộng:

– Thực hiện 5K, cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone, ghi lại lịch trình di chuyển.

– Đối với phương tiện công cộng cần ghi lại thông tin về phương tiện; không sử dụng phương tiện công cộng khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở.

– Khi có lệnh giãn cách của Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng người trên xe đưa đón người lao động tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó.

7.2. Đối với đơn vị cung cấp phương tiện đưa đón người lao động

– Ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 giữa đơn vị và đơn vị cung cấp phương tiện đưa đón người lao động theo mẫu số 5 tại Phụ lục 1.

– Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

8. Yêu cầu phòng, chống dịch đối với đơn vị cung cấp dịch vụ khác

– Ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 giữa đơn vị và đơn vị cung cấp dịch vụ theo mẫu số 6 tại Phụ lục 1.

– Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

9. Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn, tăng cường thông khí nơi làm việc tại đơn vị.

– Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt 24/24 giờ và đủ nhà vệ sinh theo quy định.

– Đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn hàng ngày tại các phòng/ban, nhà ăn, ký túc xá, xe đưa đón người lao động, … Cần lưu ý sử dụng chất khử khuẩn theo đúng quy định: hóa chất có tính năng khử khuẩn, đảm bảo dùng đúng cách, đúng liều lượng, bảo quản hóa chất ở đúng nơi quy định.

– Tăng thông gió hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, sử dụng quạt.

– Kế hoạch định kỳ bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa.

– Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định, bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện.

10. Kế hoạch tổ chức tập huấn, tuyên truyền tại đơn vị

– Tập huấn cho người lao động, cán bộ y tế, ban chỉ đạo phòng chống dịch của đơn vị về các yếu tố nguy cơ, các biện pháp, nội quy quy định về công tác phòng, chống dịch CVID-19 tại đơn vị.

– Tuyên truyền tại đơn vị về phòng, chống dịch COVID-19 cho người lao động và khách hàng (nếu có).

+ Nội dung tuyên truyền bao gồm: thông điệp 5K, các thời điểm cần rửa sạch đôi tay, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách…; nội quy phòng, chống dịch của đơn vị; diễn biến mới nhất về tình hình dịch hàng ngày.

+ Treo, dán các áp phích, thông báo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại: các khu vực làm việc, sản xuất; nhà ăn; khu vực công cộng (khu vực dùng chung tại nơi làm việc, căng tin, khu vệ sinh, cây ATM); trên phương tiện vận chuyển để người lao động/khách hàng có thể đọc và làm theo.

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông (phát thanh, góc truyền thông, xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ, thư điện tử…).

+ Tuyên truyền tại các vị trí dễ nhìn, dễ thấy và có nhiều người qua lại.

E. PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC, MẮC COVID-19

*Lưu ý: Yêu cầu phân công và ghi rõ nhiệm vụ của từng người tại đơn vị tại mỗi bước xử trí.

I. Khi có trường hợp ho, sốt, khó thở

1. Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng chống dịch/cán bộ y tế tại đơn vị.

2. Cung cấp và hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách.

3. Hướng dẫn hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.

4. Đưa đến phòng cách ly y tế tạm thời đã được bố trí tại đơn vị theo lối đi riêng.

5. Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm và điều trị.

6. Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển đến cơ sở y tế.

7. Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động đó.

8. Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.

9. Khi người lao động không có mặt tại đơn vị nếu có các biểu hiện ho, sốt, khó thở… yêu cầu người lao động tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thông báo cho người sử dụng lao động và cơ quan y tế địa phương.

II. Khi có trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị

1. Khi nhận được thông tin có trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị.

– Báo cáo ngay cho giám đốc đơn vị để ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ đơn vị hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0) trên cơ sở tình hình thực tế để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu.

– Thông báo đồng thời cho ca bệnh để yêu cầu không di chuyển, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ người đến hướng dẫn.

– Thông báo cho lực lượng đã được phân công (đề nghị ghi rõ đơn vị/cá nhân được phân công) để phân luồng lối đi từ khu vực có ca bệnh đến phòng cách ly y tế tạm thời.

– Hướng dẫn cho ca bệnh để di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly y tế tạm thời.

– Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để chuyển cách ly, điều trị

– Thông báo cho đơn vị đã được phân công (đề nghị ghi rõ đơn vị/ cá nhân được phân công) chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến ca bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

– Thông báo cho toàn thể NLĐ đang có mặt tại đơn vị; phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; yêu cầu NLĐ nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K; không để xảy ra hoang mang, lo lắng với NLĐ.

2. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương:

– Rà soát toàn bộ NLĐ trong đơn vị theo danh sách quản lý (số có mặt, số làm ca đêm, số đang nghỉ, số đang đi công tác).

– Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), các trường hợp tiếp xúc với F1 (F2) thông qua sắp xếp ca làm việc, camera giám sát, thông tin từ cán bộ quản lý, tổ an toàn COVID-19.

– Phân nhóm và bố trí riêng khu vực cho các trường hợp F1 (tách các trường hợp có cùng vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc trong nhóm F1), F2 để chuẩn bị cho việc lấy mẫu và cách ly y tế theo quy định.

Tham khảo thêm:   Thông báo về việc chấm dứt hộ kinh doanh Biểu mẫu kinh doanh

3. Cán bộ…(đề nghị ghi rõ họ tên, chức vụ…) lập danh sách NLĐ là F1, F2, các trường hợp khác không có mặt tại đơn vị tại thời điểm phong tỏa để:

– Gửi cho Sở Y tế/CDC/Trung tâm y tế cấp huyện nơi NLĐ đang lưu trú để xử trí theo quy định.

– Phối hợp với cơ quan y tế thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà/nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan y tế.

4. Bộ phận y tế của đơn vị (đề nghị ghi rõ tên cá nhân đầu mối thực hiện…) phối hợp với cơ quan y tế địa phương triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những NLĐ theo nguy cơ.

5. Bộ phận y tế của đơn vị tiếp tục phối hợp với cơ quan y tế địa phương để đánh giá mối liên quan dịch tễ của các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc khác với khu vực có F0.

6. Xử lý khi có kết quả xét nghiệm

6.1. Tình huống 1: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh; tất cả các mẫu xét nghiệm tại đơn vị âm tính.

– Thông báo dỡ bỏ phong tỏa

– Thông báo cho đơn vị đã được phân công (đề nghị ghi rõ tên đơn vị được phân công…) chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1, F2.

– Rà soát toàn bộ NLĐ trong đơn vị theo danh sách quản lý để tiếp tục theo dõi, giám sát và định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc.

6.2. Tình huống 2: Phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh tập trung trong cùng 01 phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc.

– Thông báo cho các ca bệnh để yêu cầu không di chuyển, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ người đến hướng dẫn.

– Thông báo cho lực lượng đã được phân công (đề nghị ghi rõ tên đơn vị được phân công…) để phân luồng lối đi từ khu vực có ca bệnh đến phòng cách ly y tế tạm thời.

– Hướng dẫn cho ca bệnh để di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly y tế tạm thời.

– Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để chuyển cách ly, điều trị

– Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định. Tất cả NLĐ trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc nơi có trường hợp mắc bệnh được coi là F1và thực hiện cách ly tập trung ngay. F2 thực hiện cách ly tại nhà.

– Thông báo cho đơn vị đã được phân công (đề nghị ghi rõ tên đơn vị được phân công) chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến ca bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.

– Thông báo dừng hoạt động phân xưởng từ 48-72 giờ để thực hiện vệ sinh khử khuẩn, rà soát hết F1, F2, bố trí lại lực lượng sản xuất.

6.3. Tình huống 3: Phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh làm việc tại hầu hết các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc.

– Tiến hành phong tỏa tạm thời toàn bộ đơn vị.

– Cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.

– Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định. Tất cả NLĐ tại đơn vị được coi là F1 và thực hiện cách ly tập trung ngay.

– Thông báo cho đơn vị đã được phân công (đề nghị ghi rõ tên đơn vị được phân công) chịu trách nhiệm khử khuẩn toàn bộ đơn vị theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

III. Khi có trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 (F1) tại đơn vị

1. Khi nhận được thông tin có trường hợp F1 tại đơn vị

– Báo cáo ngay cho giám đốc đơn vị để ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ đơn vị hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp F1 để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu.

– Thông báo đồng thời cho F1 để yêu cầu không di chuyển, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ người đến hướng dẫn.

– Thông báo cho lực lượng đã được phân công (đề nghị ghi rõ tên đơn vị/cá nhân…..) để phân luồng lối đi từ khu vực có F1 đến phòng cách ly y tế tạm thời.

– Hướng dẫn F1 để di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly y tế tạm thời.

– Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để chuyển cách ly, điều trị

– Thông báo cho đơn vị đã được phân công (đề nghị ghi rõ tên đơn vị/ cá nhân…..) chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1.

– Thông báo cho toàn thể NLĐ đang có mặt tại đơn vị; yêu cầu NLĐ nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; không để xảy ra hoang mang, lo lắng với NLĐ.

2. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương:

– Rà soát toàn bộ NLĐ trong đơn vị theo danh sách quản lý (số có mặt, số làm ca đêm, số đang nghỉ, số đang đi công tác).

– Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F2 thông qua sắp xếp ca làm việc, camera giám sát, thông tin từ cán bộ quản lý, tổ an toàn COVID-19.

3. Cán bộ…(đề nghị ghi rõ) lập danh sách NLĐ là F2, các trường hợp khác không có mặt tại đơn vị tại thời điểm phong tỏa để:

– Gửi cho Sở Y tế/Trung tâm y tế cấp huyện nơi NLĐ đang lưu trú để xử trí theo quy định.

– Phối hợp với cơ quan y tế thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà/nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan y tế.

4. Bộ phận y tế của đơn vị (đề nghị ghi rõ tên người thực hiện) phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những NLĐ có nguy cơ theo yêu cầu của cơ quan y tế.

5. Nếu kết quả xét nghiệm của F1:

– Âm tính thì toàn bộ đơn vị được tiếp tục hoạt động bình thường và tăng cường tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.

– Dương tính thì thực hiện như tình huống tại mục 6, phần II.

IV. Khi có trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 (F2) tại đơn vị.

– Báo cáo ngay cho giám đốc đơn vị để biết

– Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để lấy mẫu xét nghiệm cho F2 (nếu được yêu cầu)

– Hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà và chờ kết quả xét nghiệm của F1

– Liên lạc với y tế địa phương về kết quả xét nghiệm của F1

+ Âm tính thì F2 được đi làm việc bình thường, tự theo dõi sức khỏe, thực hiện 5K

+ Dương tính thì thực hiện như mục II.

V. Khi nhận thông tin có trường hợp mắc COVID-19 ngoài giờ làm việc của đơn vị.

1. Báo cáo ngay cho giám đốc đơn vị để biết và tạm dừng hoạt động của đơn vị để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế địa phương.

2. Thông báo cho đơn vị đã được phân công (đề nghị ghi rõ……) chịu trách nhiệm khử khuẩn toàn bộ đơn vị đặc biệt khu vực làm việc của ca mắc.

3. Thực hiện truy vết, lập danh sách F1, F2 gửi cho cơ quan y tế địa phương.

4. Chờ cơ quan y tế địa phương thông báo kết quả xét nghiệm của F1, F2 trước khi quyết định cho đơn vị hoạt động trở lại.

VI. Sơ đồ bố trí khu vực cách ly y tế tạm thời tại đơn vị, khu vực chờ chuyển cách ly y tế đối với F1 hoặc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm.

1. Bố trí khu vực cách ly tạm thời theo quy mô:

– 01-10 người mắc/ nghi mắc

– 10-50 người mắc/ nghi mắc

– 50-100 người mắc/ nghi mắc

– Trên 100 người mắc/ nghi mắc

2. Bố trí khu vực cách ly tập trung trong, ngoài đơn vị ( nếu có)

3. Đảm bảo hậu cần: Ăn, uống, nghỉ…cho người lao động.

…………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 5522/BYT-MT Mẫu kế hoạch, cam kết phòng, chống dịch Covid-19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *