Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 5444/BGDĐT-GDĐH Sinh viên ngành khác có thể chuyển qua học Công nghệ thông tin ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 16/11/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5444/BGDĐT-GDĐH về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trình độ đại học. Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các đại học, học viện, trường đại học đào tạo các ngành CNTT trình độ đại học triển khai Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT trình độ đại học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 5444/BGDĐT-GDĐH
V/v áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học

Hà Nội ngày 16 tháng 11 năm 2017

Kính gửi:Các đại học, học viện và các trường đại học.

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”; thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực trong quá trình đào tạo là điều kiện bắt buộc để được thực hiện cơ chế đặc thù này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học có đào tạo các ngành CNTT trình độ đại học (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) khẩn trương triển khai xây dựng Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT trình độ đại học trong giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

1. Cơ chế, chính sách đặc thù đào tạo nhân lực CNTT

a) Những ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đặc thù gồm:

– Khoa học máy tính: 7480101;

Tham khảo thêm:   Top súng Free Fire tốt nhất để kill bằng một viên đạn

– Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: 7480102;

– Kỹ thuật phần mềm: 7480103;

– Kỹ thuật máy tính: 7480106;

– Hệ thống thông tin: 7480104;

– Hệ thống thông tin quản lý: 7340405;

– Công nghệ kỹ thuật máy tính: 7480108;

– Công nghệ thông tin: 7480201;

– An toàn thông tin: 7480202;

– Công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế – xã hội (Ví dụ: CNTT ứng dụng trong quản lý kinh tế; CNTT ứng dụng trong các ngành kỹ thuật,…).

b) Khuyến khích các cơ sở đào tạo mở các ngành mới trong nhóm ngành CNTT, các ngành/chuyên ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

c) Trên cơ sở liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thực hành, thực tập và giảng viên tham gia đào tạo, các cơ sở đào tạo được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng mở rộng quy mô, mở rộng đào tạo văn bằng 2 và đào tạo song ngành trình độ đại học về CNTT. Hằng năm, các cơ sở đào tạo phối hợp với doanh nghiệp thống kê tỉ lệ sinh viên có việc làm, phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thị trường lao động.

d) Các sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học các ngành CNTT ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc chuyển sang các cơ sở đào tạo khác có đào tạo các ngành CNTT; Chỉ tiêu và điều kiện chuyển ngành học do thủ trưởng các cơ sở đào tạo quy định cụ thể theo hướng mở, công khai và đảm bảo các điều kiện đầu vào tối thiểu của chương trình đào tạo. Thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

đ) Có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia CNTT quốc tế tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý (gọi chung là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực CNTT. Các chuyên gia này là người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tốt nghiệp đại học có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên đúng ngành tham gia đào tạo. Trên cơ sở thống nhất với doanh nghiệp đối tác về tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo của các chuyên gia, cơ sở đào tạo được tính các chuyên gia là giảng viên cơ hữu phù hợp với tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo để xác định chỉ tiêu tuyển sinh các ngành CNTT.

Tham khảo thêm:   Nghị định 93/2021/NĐ-CP Quy định mới về cá nhân vận động từ thiện

2. Hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp

Các cơ sở đào tạo CNTT phải gắn kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề, cụ thể như sau:

a) Thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm của doanh nghiệp để phục vụ thực hành nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, ứng dụng thực tiễn của sinh viên.

b) Thỏa thuận với doanh nghiệp về việc cử chuyên gia tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên và tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.

c) Phối hợp với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện công tác dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng đối với nhân lực CNTT trên thị trường lao động; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo CNTT theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa trong các cơ sở đào tạo, chú trọng xây dựng phòng thí nghiệm, phòng thực hành CNTT.

3. Chương trình, nội dung, phương thức đào tạo

a) Điều chỉnh chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở, liên thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về CNTT. Các học phần tự chọn là các hướng đào tạo chuyên sâu CNTT ứng dụng. Nghiên cứu đưa nội dung đào tạo các chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của Microsoft, Oracle, Cisco,…) vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.

b) Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (blended learning) và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung).

c) Nghiên cứu việc công nhận một số học phần mà người học tích lũy được từ các khóa đào tạo cấp chứng chỉ CNTT tương đương với một số môn học, tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học thông qua quy trình đánh giá và công nhận tín chỉ của các cơ sở đào tạo. Khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận tín chỉ lẫn nhau.

d) Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30% tổng thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.

Tham khảo thêm:   Đề cương thi tuyển viên chức giáo dục tỉnh Lào cai Danh mục tài liệu thi tuyển giáo viên môn Tin học, tiếng Anh, chuyên môn

4. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nhân lực CNTT

a) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên CNTT tốt nghiệp.

b) Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tỉ lệ có việc làm (12 tháng sau khi tốt nghiệp), mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp.

c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT; khuyến khích các trường liên kết với các trường đại học nước ngoài đào tạo CNTT.

5. Căn cứ các nội dung mục 1, 2, 3, 4 của Công văn này, cơ sở đào tạo xây dựng Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo CNTT giai đoạn 2017-2020, kèm theo các minh chứng; đăng tải công khai Đề án trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và gửi Đề án về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi bắt đầu triển khai thực hiện ít nhất 30 ngày làm việc để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Nội dung đề án cần làm rõ:

– Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

– Các nội dung hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối tác và trách nhiệm của mỗi bên;

– Quy định về tuyển sinh và quy định về chuyển ngành, chuyển trường đối với ngành đào tạo áp dụng cơ chế đặc thù;

– Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, nội dung chương trình và phương thức đào tạo;

– Các giải pháp, minh chứng đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

6. Kết thúc giai đoạn triển khai Đề án (trước 31/12/2020), các cơ sở đào tạo đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo và đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh các nội dung nếu cần thiết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung công văn này. Mọi vướng mắc liên hệ với Vụ Giáo dục Đại học, điện thoại: 024.38681474, E-mail: [email protected]./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Bộ TTTT (để p/h);
– Hiệp hội VINASA (để p/h);
– Lưu: VT, Cục CNTT, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 5444/BGDĐT-GDĐH Sinh viên ngành khác có thể chuyển qua học Công nghệ thông tin của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *