Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 488/2013/TCT-CS Chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chiết khấu, giảm giá ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 488/2013/TCT-CS về chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chiết khấu, giảm giá do Tổng cục Thuế ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-
Số: 488/TCT-CS
V/v: Chính sách thuế GTGT, thuế TNDN
đối với các khoản chiết khấu, giảm giá
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————-

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2013

Kính gửi:

– Cục Thuế thành phố Hà Nội;
– Công ty TNHH Panasonic Việt Nam.
(Địa chỉ: Lô J1-J2, KCN Thăng Long, Đông Anh, TP. Hà Nội).

Tổng cục Thuế nhận được các công văn số 129-12/PVN ngày 13/11/2012, công văn số 81-12/CV-PV ngày 13/8/2012 và công văn số 19-12/CV-PV ngày 02/5/2012 của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (Công ty) vướng mắc về chính sách thuế GTGT và thuế TNDN đối với các khoản chiết khấu, giảm giá và công văn số 13047/CT-TTr3 ngày 31/5/2012 của Cục Thuế thành phố Hà Nội báo cáo về xử lý thuế tại Công ty. Về vấn đề này, sau khi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

– Tại điểm 1.1 mục VIII Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

“1.1. Kế toán doanh thu:

Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.”

Tham khảo thêm:   Anh Văn du lịch Học tiếng Anh ngành du lịch

– Tại chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

“Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn;

Chiết khấu thanh toán là khoản người bán giảm trừ cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn hợp đồng.

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.”

– Tại điểm 5.5 mục IV phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003, điểm 5.5 mục IV phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính quy định:

“5.5- Hàng hóa, dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá. Đối với trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng hóa thì cơ sở kinh doanh lập phiếu chi tiền cho khách hàng theo đúng quy định”.

– Tại điểm 1.1, Mục I, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 quy định về giá trị tính thuế đối với hàng hóa dịch vụ như sau:

1.1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.

Tham khảo thêm:   52 lỗi vi phạm mà người đi xe máy sẽ bị tước giấy phép lái xe Mức xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

– Tại điểm 2.5 mục IV phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định: “2.5. Hàng hóa, dịch vụ có giảm giá thì trên hóa đơn ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá”.

Theo báo cáo của Cục Thuế và giải trình của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam tại công văn số 129-12/PVN ngày 13/11/2012: Công ty TNHH Panasonic Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 có thực hiện thưởng doanh số năm theo một tỷ lệ chiết khấu giảm giá trên doanh số nếu các nhà phân phối đạt được chỉ tiêu doanh số nhất định và khoán chiết khấu thanh toán nhanh (gồm chiết khấu thanh toán ngay đối với trường hợp khách hàng thanh toán trước hoặc thanh toán ngay khi nhận hàng và chiết khấu thanh toán trong vòng 7 đến 15 ngày kể từ ngày mua hàng đối với khách hàng mua hàng và thanh toán sau).

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Panasonic Việt Nam thực hiện một số chương trình giảm giá, chiết khấu cho khách hàng thì:

Trường hợp Công ty TNHH Panasonic Việt Nam thực hiện một số chương trình giảm giá, chiết khấu cho khách hàng thì:

– Đối với các khoản chiết khấu thương mại (chiết khấu, giảm giá dựa trên doanh số bán hàng đạt mức nhất định), Công ty đã thực hiện giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn GTGT thì Công ty được giảm trừ doanh thu khi tính thuế GTGT Công ty phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh việc giảm doanh thu và không thu được tiền thực tế đối với các khoản giảm giá này.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh Mẫu hợp đồng thương mại

– Đối với các khoản chiết khấu thanh toán (bao gồm cả chiết khấu thanh toán ngay và chiết khấu thanh toán nhanh), Công ty không được giảm trừ doanh thu khi tính thuế GTGT.

– Theo quy định tại điểm 2.21 Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính và điểm 2.19 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, các khoản chiết khấu thương mại (chiết khấu, giảm giá dựa trên doanh số bán hàng) đã được giảm trừ doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNDN, do đó các khoản chi này không được ghi nhận vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Đối với các khoản chi hỗ trợ chi phí, chi chiết khấu thanh toán của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và áp dụng tỷ lệ khống chế theo quy định.

Đề nghị Cục Thuế căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra điều kiện thực tế của đơn vị để hướng dẫn theo đúng quy định.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo);
– Vụ CST, Vụ CĐKT&KT; Vụ PC-BTC;
– Vụ PC-TCT.
– Lưu VT, CS (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Cao Anh Tuấn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 488/2013/TCT-CS Chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chiết khấu, giảm giá của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *